Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 3


hưởng trực tiếp đến kết quả của việc phổ cập hóa giáo dục cấp tiểu học mà còn là một sự lãng phí nguồn lực và tăng số người mù chữ. Trong các nước đông dân số, tỷ lệ nhập học cao đồng thời tỷ lệ bỏ học ở các nước này cũng cao [38]. Như vậy, do điều kiện và chính sách kinh tế - xã hội khác nhau, một số nước cũng đã đạt được những mục tiêu đề ra đối với giáo dục. Song bên cạnh đó, nhiều nước cũng đã không đạt được mục tiêu đó. Các quốc gia sẽ phải đương đầu với các vấn đề về bỏ học của học sinh ở các cấp học trong từng giai đoạn phát triển của mình. Điều này được các nhà nghiên cứu quan tâm, tùy theo cách tiếp cận và từng lĩnh vực nghiên cứu mà có những lý giải về nguyên nhân bỏ học của học sinh.

Năm 2008, trong bài báo Socioeconomic determinants of primary school dropout”, Okumu, Ibrahim M.; Nakajjo; Alex and Isoke, Doreen đã phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh tại Uganda. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như giới tính, mức học phí, giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa tác động đến tỷ lệ bỏ học của học sinh, mà cho ra rằng các biến số như: quy mô gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, địa vị kinh tế của gia đình... là những nhân tố quan trọng tác động đến cơ hội tiếp tục học tập của trẻ em. Ngoài ra còn các yếu tố liên quan đến văn hóa, niềm tin, thái độ cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc học tập của trẻ em. Đặc biệt, hoàn cảnh bất lợi về kinh tế - xã hội vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của tình trạng bỏ học di truyền [42].

Nghiên cứu của N. K. Mohanty thông qua mối quan hệ giữa nhân khẩu học với việc lập kế hoạch giáo dục đã cho thấy, việc xây dựng và thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nhập học và chất lượng giáo dục trong phát triển giáo dục cần phải tính đến các yếu tố nhân khẩu như cấu trúc giới tính và độ tuổi của dân cư. Giữa nhân khẩu học và kế hoạch giáo dục có liên quan mật thiết với nhau và là hai yếu tố quan trọng để nâng cao tỷ lệ nhập học của trẻ em


vàchất lượng giáo dục. Khi tỷ lệ nhập học cao vượt quá khả năng đầu tư cho giáo dục thì hiệu quả của hệ thống giáo dục từ quan điểm kinh tế và chất lượng giáo dục từ quan điểm của ngành giáo dục sẽ bị giảm. Tỷ lệ nhập học của trẻ em không chỉ là chỉ số của sự phát triển mà còn liên quan đến những vấn đề chủ yếu như hệ thống cơ sở trường học, khoảng cách địa lý và những nhân tố khác như khả năng kinh tế của gia đình cũng mong muốn hướng tới phát triển giáo dục của cha mẹ [43].

Nghiên cứu về tình trạng bỏ học ở Ấn Độ của Stelios N. Georgiou (2007), trên cơ sở số liệu thống kê khá đầy đủ theo các năm và theo đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản như đô thị, nông thôn, giới tính đã chỉ ra xu hướng và số học sinh bỏ học theo từng nhóm tuổi và khối lớp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% học sinh tiểu học và 11% học sinh trung học bỏ học năm 1978, chủ yếu là học sinh lớp 1. Và đặc biệt là theo nghiên cứu này thì tình trạng bỏ học của trẻ em gái chiếm tỷ lệ cao hơn so với trẻ em trai do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân cơ bản là hiện tượng tảo hôn đã dẫn tới tình trạng học sinh bỏ học nhiều [43].

Nghiên cứu của EL. Daw A. Suliman ở Ai Cập năm 2000, cho thấy tình trạng bỏ học của trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi chiếm tới 16%. Trong đó, tình trạng bỏ học của trẻ em gái cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ bỏ học của trẻ em trai. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài do chi phí giáo dục cao, trường xa còn liên quan đến phong tục tập quán, địa vị của người phụ nữ, điều kiện kinh tế của gia đình, trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ... [44].

Nhìn chung các công trình nghiên cứu liên quan đến tình trạng học sinh bỏ học trên thế giới đều xuất phát từ những chính sách, trình độ phát triển, phong tục tập quán truyền thống, thói quen và đặc trưng văn hóa của từng nhóm xã hội khác nhau. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn những nguyên nhân chủ quan như chất lượng của giáo viên, nội dung chương trình,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

phương pháp giảng dạy, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học... Trong đó, đặc biệt quan trọng và có tác động trực tiếp đến tình trạng này là thái độ và hành vi của cha mẹ đối với việc đi học của trẻ em. Song, điều này lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu là mức thu nhập gia đình, nhận thức, hành vi ứng xử của cha mẹ đối với việc học của trẻ em. Tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau mà các tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân khác nhau. Để nâng cao tỷ lệ nhập học và hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất và phát triển quy mô trường học còn phụ thuộc vào chính sách dân số, chính sách phát triển nguồn nhân lực, tâm lý và thái độ của cha mẹ và cộng đồng đối với quá trình học tập của trẻ. Các chính sách, giải pháp thường được đưa ra để ngăn chặn tình trạng bỏ học của trẻ em như xây dựng trường học, cải cách chương trình sách giáo khoa, khuyến khích vật chất và tinh thần đối với học sinh… đều chỉ phát huy tác dụng khi gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nhóm xã hội, cá nhân cha mẹ mà hộ gia đình nơi mà trẻ em đang sống. Yếu tố quan trọng nhất và quyết định trực tiếp nhất đối với mức độ đi học của trẻ là thái độ và hành vi của cha mẹ học sinh đối với việc học của con. Nhưng điều này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế - xã hội. Việc xác định ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến tình trạng đi học của học sinh là vấn đề cần đáng được quan tâm xem xét và nghiên cứu sâu hơn.

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 3

Giáo dục là một trong những mục tiêu cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, phát triển giáo dục được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu. Vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Luật Giáo dục (2005), quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân


không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” [9].

Sau đổi mới năm 1986, ở Việt Nam với sự chuyển biến từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển nguồn nhân lực mà cốt lòi là phát triển giáo dục. Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội, sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Sự đóng góp về nguồn lực của nhà nước và nhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng được tăng cường. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn. Hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO không chỉ tạo cho giáo dục cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản sắc dân tộc. Ngoài trọng tâm đào tạo con người với đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì vấn đề bỏ học của học sinh trung học cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức ban ngành quan tâm. Mặc dù, nghiên cứu về tình trạng bỏ học của trẻ em ở Việt Nam mới bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học sau đổi mới 1986, nhưng đến nay đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

Trước tiên phải kể đến công trình “Vùng núi phía Bắc Việt Nam – Một số vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội” của Lê Trọng Cúc và A. Terry Rambo năm 2001. Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của phong tục tập quán, quan điểm của một nhóm DTTS có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, đối với vùng sâu, vùng xa miền núi phía Bắc tỷ lệ mù chữ cao không chỉ do chất lượng dịch vụ giáo dục yếu mà còn do tâm lý,


quan niệm của người dân tộc coi việc biết chữ không mang lại giá trị trực tiếp trong đời sống hàng ngày [12].

Tiếp đến là nghiên cứu của Bauleh B. và những người khác năm 2002. Khi phân tích riêng một nhóm DTTS cụ thể, công trình đã chỉ ra sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận cơ hội học tập. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ chênh lệch về tỷ lệ nhập học giữa học sinh nam và nữ của người dân tộc Mông lên tới 20% [6].

Năm 2006, “Phân tích giới trong khảo sát về mức sống các hộ gia đình ở Việt Nam” của Lee. A., đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhập học của các em gái người Kinh cao hơn 10% so với các em gái người DTTS (71% so với 61%). Điều này cho thấy số lượng các em gái có tỷ lệ nhập học thấp hơn các em nam trong số học sinh DTTS [28].

Năm 2007, khi nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục và kết quả học tập tại Việt Nam, Donald B. Holsirger đã chỉ ra nguyên nhân hiện tượng bỏ học của trẻ em Việt Nam là do sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục. Tại hội thảo “Giáo dục so sánh lần thứ nhất: Phát triển giáo dục so sánh ở Việt Nam”, ông cho rằng, “mức độ không bình đẳng trong phân phối cơ hội giáo dục ở một địa phương càng cao thì kết quả học tập của học sinh nơi đó càng thấp; mức độ không bình đẳng tăng thì điểm trung bình của học sinh giảm” [14]. Như vậy, khi kết quả học tập của học sinh thấp sẽ gây ra tâm lý chán học cho học sinh làm học sinh bỏ học nhiều hơn.

Nghiên cứu vấn đề này ở cấp vĩ mô phải kể đến công trình “Nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam, Hà Nội 11/2010” do Đặng Thị Hải Thơ thuộc tổ chức UNICEP tại Việt Nam tiến hành. Nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em là những nhân tố từ phía gia đình, nhân tố từ phía nhà trường, nhân tố từ phía xã hội và cộng đồng, nhân tố xuất phát từ bản thân trẻ. Tuy nhiên đó chỉ là những nhân tố


chủ quan chi phối tình trạng bỏ học của trẻ em. Bên cạnh đó còn có những nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến tình trạng này như: điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa hình, thu nhập, phong tục tập quán, tâm lý, chính sách... đó là những hạn chế mà tác giả đã chưa nêu lên được trong quá trình nghiên cứu.

Luận án tiến sĩ xã hội học: “Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2012 đã dựa vào nền tảng kiến thức và lý thuyết xã hội học giáo dục, cụ thể là lý thuyết bỏ học của Morrow, lý thuyết xã hội học, quan điểm tộc người để nghiên cứu vị trí vai trò và sự biến đổi của giáo dục trong xã hội hiên đại. Theo đó, luận án cũng đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển giáo dục trong đó có mục tiêu giảm tỷ lệ bỏ học của trẻ em nói chung và của trẻ em người dân tộc vùng Tây Bắc nói riêng. Tuy nhiên, luận án đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học là do những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong hệ thống giáo dục dưới góc độ xã hội học nên chưa phân tích khía cạnh chi phí - lợi ích của hiện tượng đi học.

Đề tài: “Khảo sát tình hình lưu ban, bỏ học của học sinh 2 trường vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Văn Minh, Viện Nghiên cứu giáo dục, năm 1992 đã tiến hành nghiên cứu tại hai trường: Trường THCS Đặng Trần Côn và Trường Cấp II, III Vò Văn Tần (năm học1990 – 1991). Đề tài đã đánh giá thực trạng và chỉ ra những nguyên nhân bỏ học của học sinh tại hai trường này. Thông qua thông tin mà tác giả đã thu thập và khảo sát, tác giả đã nêu lên những nguyên nhân chủ quan, cũng như khách quan khiến học sinh bỏ học, những nguyên nhân từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ học.

Đề tài nghiên cứu Khoa học & Công nghệ của viện Khoa học giáo dục Việt Nam, năm 2008: “Các giải pháp nhằm giảm thiểu học sinh bỏ học ở cấp


tiểu học” do nhóm nghiên cứu: Chủ nhiệm đề tài - NGƯT.TS. Đặng Huỳnh Mai; Thư ký- ThS. Nguyễn Thị Lụa; Thành viên: ThS. Lê Tiến Thành, ThS. Đặng Tự Ân, PGS.TS. Nguyễn Lộc, Trần Đình Thuận thực hiện. Đề tài đã tổng quan tình hình lưu ban và bỏ học ở một số nước trên thế giới cho thấy các nước đang phát triển có tỷ lệ học sinh bỏ học cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Kết quả này cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tới tình trạng bỏ học của học sinh. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng bỏ học tại một số địa phương như: Lạng Sơn, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, và nêu ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, các tác giả đưa ra các nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh tiểu học theo các nhóm nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả mới chỉ đánh giá thực trạng bỏ học của học sinh tiểu học theo đánh giá chủ quan mà nhóm đã điều tra, khảo sát ở 9 tỉnh điển hình mà nhóm đã chọn khảo sát.

Trong điều kiện giới hạn về thời gian và phương tiện tra cứu, tác giả chỉ có thể khái lược được một số nghiên cứu nêu trên. Nguồn tư liệu tác giả thu thập được chủ yếu từ một số các đề tài nghiên cứu cách đây và một số thông tin liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh THCS hiện nay được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet. Qua đó, cũng có thể nhận định rằng, tình hình nghiên cứu vấn đề bỏ học của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng chưa thực sự nhiều.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Vai trò của giáo dục phổ thông

Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người. Bản chất của giáo dục là truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người từ


thế hệ này qua thế hệ khác. Vai trò của giáo dục ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội loài người, mặc dù ngay từ thời cổ đại các nhà triết học, giáo dục học, sử gia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nó.

GD là một hiện tượng xã hội có lịch sử lâu đời và tồn tại song hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người. GD là sản phẩm của xã hội, đồng thời là một trong những nhân tố đánh dấu nấc thang trình độ văn minh của các thời đại trong lịch sử.

Giáo sư Hà Thế Ngữ đã tổng kết những thành tựu của các nhà tư tưởng trước đây và đưa ra khái niệm về giáo dục. Ông viết: Giáo dục là quá trình đào tạo con người có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người [30].

Trong sách “Giáo dục học” Phạm Viết Vượng đã đưa ra định nghĩa: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người... Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến bộ” [41].

Giáo dục được hiểu là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, nhằm tạo ra sức mạnh có tính đa dạng về thể chất và tinh thần của con người, đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục còn là quá trình hình thành cho con người những tri thức khoa học về thế giới quan, lý tưởng, đạo đức, thái độ, thẩm mỹ, trên cơ sở đó, hình thành nhân sinh quan, phát triển đức, trí, thể, mỹ của từng con người cụ thể. Bên cạnh đó, GD có sứ mệnh cao cả là rèn luyện nhân cách cho từng cá nhân ở từng đối tượng cụ thể, làm cho mỗi con người trở thành những chủ thể có kỹ năng và bản lĩnh khi đối diện với những vấn đề đặt ra của thế giới và của bản thân. Họ sẽ hiện diện

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí