Nguyên Nhân Học Sinh Bỏ Học Nhìn Từ Phía Học Sinh


trình học tập. Các em đến trường không phải do ham muốn được chiếm lĩnh kiến thức, làm giàu hiểu biết của bản thân mà chủ yếu là do bị ép buộc của gia đình (46%). Còn gia đình chỉ biết ép con đến trường, giao hết trách nhiệm cho trường; không những không có đủ kiến thức dạy con mà còn không quan tâm đến việc học của con. Chính vì thế mà có nhiều học sinh bỏ học. Sau khi bỏ học học sinh ở nhà giúp gia đình, hay đi làm thuê, một số ít được học nghề, thậm chí có những em nghỉ học ở nhà chơi không, ăn bám bố mẹ, là gánh nặng cho gia đình. Điều đó báo động một vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực của địa phương trong tương lai.


3.2.4. Nhân tố từ phía học sinh

Bảng 3.15: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phía học sinh



T

Nguyên nhân học sinh bỏ học

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Học lực yếu kém

11

11,00


Bất mãn thầy cô

2

2,00


Mâu thuẫn với bạn bè

4

4,00


Tâm lý học tập không quan

trọng

19

19,00


Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó

khăn

26

26,00


Muốn đi làm để kiếm tiền

16

16,00


Khoảng cách đến trường xa

7

7,00


Chương trình học quá nặng

3

3,00


Yếu tố khác: mê chơi, có bạn

khác giới, bị bạn bè rủ rê

12

12,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 11

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)

Khi tổng hợp kết quả điều tra, chúng ta thấy nguyên nhân bỏ học do kết quả học tập thấp chiếm 11%, tâm lý coi việc học không quan trọng chiếm 19

% và do hoàn cảnh gia đình chiếm 26 %, học sinh có tư tưởng nghỉ học để đi kiếm tiền chiếm 16%, còn lại là do các nguyên nhân khác.

Trong quá trình điều tra lấy ý kiến về mong muốn được học tập của học sinh và của phụ huynh học sinh đối việc học của học sinh thì 80 % cha mẹ học sinh muốn được cho con em mình được đến trường học tập và 91% học sinh có mong muốn được tiếp tục đi học.


3.3. Vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Nắm rò vai trò và hậu quả của tình trạng học sinh THCS bỏ học chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng này như:

Thực hiện Chỉ thị 47 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương đã vận động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn và nhân dân cùng xây dựng các quỹ Khuyến học để hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Hàng năm, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ đều trao học bổng cho những HS đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện ở các trường trên địa bàn.

Thực hiện Chỉ thị 40/ CT –BGDĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Hầu hết các địa phương đã huy động được các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, tạo môi trường xanh, sạch đẹp an toàn cho học sinh vui chơi và học tập.

Thực hiện Chỉ thị số 06- CT/ TƯ của Bộ chính trị với cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học sinh qua học tập về Bác ở các môn học, bản thân có tình cảm thật sự với Bác và hình thành ý chí học tập vì đất nước, vì sự tiến bộ của bản thân.

Thực hiện Kế hoạch số 46/ KH- UBND ngày 10/9/2013 của chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020, tỉnh Hòa Bình. Ở các xã đã tạo được phong trào học tập sâu rộng, xây dựng các Câu lạc bộ khuyến học khuyến tài, tiếng trống học bài ban đêm... đã tạo ra sân chơi cho


các em HS vừa học vừa chơi, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của việc học đối với tương lai của các em.

Trong hương ước của làng/ xóm khi xét gia đình văn hóa đã đưa tiêu chí không có học sinh bỏ học để bình xét. Điều này, đã giúp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng một cách đáng kể.

Các trường học tổ chức quản lý chặt chẽ sĩ số học sinh qua việc đưa cụ thể chỉ tiêu duy trì sĩ số vào tiêu chuẩn thi đua.

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở Huyện Kỳ Sơn cũng còn không ít khó khăn như:

Nhiều người còn xem nhẹ vấn đề học sinh bỏ học, họ cho rằng học sinh bỏ học chỉ là con số nhỏ; ngay cả một số cán bộ quản lý và giáo viên cũng nghĩ rằng học sinh bỏ học sẽ làm “nhẹ gánh”cho lớp, cho trường vì phần lớn học sinh bỏ học là học sinh yếu kém và chưa ngoan.

Còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học nên cho con em nghỉ học để giải quyết khó khăn trước mắt của gia đình.

Một bộ phận giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm, cũng như tâm lý sư phạm đã gây cho học sinh sự bất mãn trong học tập, dẫn đến học yếu và bỏ học.

Một số nơi chính quyền địa phương chưa sâu sát, chưa phối hợp và hỗ trợ kịp thời cho nhà trường trong vấn đề khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.


Kết luận chương 3

Giáo dục là con đường giúp cho hầu hết các nước thoát khỏi đói nghèo. Phát triển giáo dục đào tạo được coi là nền tảng và động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Trong khi đó ở Kỳ Sơn tỉ lệ học sinh THCS bỏ học vẫn còn ở mức cao (năm học 2012 – 2013 là 2,37%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nhiều nhân tố, gia đình, nhà trường và xã hội. Song điều đáng quan tâm là học sinh THCS bỏ học ở Kỳ Sơn lại do sự tham gia vào quá trình lao động phụ giúp gia đình. Khi các em bước vào tuổi lao động vị thành niên được tiếp xúc với đồng tiền các em thường có tư tưởng muốn khẳng định mình, coi mình là quan trọng. Hơn nữa mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo nên những thay đổi về tâm lý cho các em. Các em sẽ có tư tưởng chán học nên tất yếu sẽ dẫn đến bỏ học. Để khắc phục tình trạng này cần phải có sự phối hợp các giải pháp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI


4.1. Một số quan điểm giải quyết vấn đề học sinh bỏ học

4.1.1. Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Dân tộc Việt Nam đã cùng với nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII). Muốn thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước thì Ngành Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương và mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục. Thực chất “Huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đi học, vận động học sinh bỏ học đi học trở lại. phụ đạo học sinh yếu, tăng cường đội ngũ giáo viên” (Chỉ thị số 47/2008/CT- BGD-ĐT).

Bỏ học là vấn đề rất phức tạp, cho nên khắc phục tình trạng bỏ học là công việc đầy khó khăn và vất vả. Khắc phục tình trạng này là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội, đòi hỏi phải có sự kết hợp tổng hợp sức mạnh của tất cả các lực lượng “Phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà


nước” như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.

4.1.2. Căn cứ vào chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc xây dựng trường THCS thân thiện, học sinh tích cực.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 nêu rò: đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS. Đến năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi.

Mục đích của GD&ĐT là đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tương lai của đất nước, có nhân cách và trí tuệ, có sức khoẻ và kỹ năng sống, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Muốn có được những con người như vậy, cần có một môi trường giáo dục thân thiện và tích cực để đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt. Chính vì thế, vào ngày 22/7/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cụ thể trong năm học 2008 - 2009, tập trung giải quyết 3 vấn đề: mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn dẹp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh và cán bộ giáo viên; mỗi trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông đều nhận chăm sóc một di tích văn hoá lịch sử cách mạng; mỗi nhà trường đều đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học. Qua đó, giáo dục các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kỹ năng sống, thái độ sống thích hợp và tích cực. Môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực, với mục đích thiết thực là làm cho học sinh cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm cho các em yêu ngôi trường của mình, yêu việc học tập để đi đến kết quả là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học vì chán đến trường.


4.1.3. Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Kỳ Sơn về việc phòng chống tình trạng học sinh bỏ học.

Ngày 18 tháng 01 năm 2002, HĐND tỉnh khoá XIII- Kỳ họp thứ 6 đã ra Nghị quyết số 29-NQ/2002/HĐND13 về thực hiện mục tiêu phổ cập GDTHCS từ năm 2001 đến năm 2003. Thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhằm đẩy mạnh mặt bằng dân trí đến hết bậc THCS cho thanh, thiếu niên tỉnh Hoà Bình trong những năm đầu thế kỷ 21.

Tỉnh uỷ Hoà Bình đã có Chỉ thị số 15/CT-TU ngày 12/3/2002 về việc tang cường công tác lãnh đạo, đẩy nhanh tiến độ phổ cập GDTHCS. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể tổ chức quần chúng vừa trực tiếp quản lý chỉ đạo vừa là người vận động, tổ chức giác ngộ cho thanh thiếu niên và người lao động đi học và học tốt trình độ THCS theo nhiều loại hình trường lớp.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã đề ra phương hướng, mục tiêu và giải pháp của Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã nêu rò: ''Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao; tiếp tục thực hiện có kết quả công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; phát triển các hoạt động văn hoá; nâng cao chất lượng báo chí, phát thanh - truyền hình''. Đại hội đã chỉ rò giáo dục - đào tạo: tiếp tục thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; chương trình hành động số 374/CTr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện chỉ thị số 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về ''Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” , tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, hướng tới xây dựng một xã hội học tập; phấn đấu đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn, dạy đủ các

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí