Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 13


quang môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Tất cả các công việc trên góp phần giúp cho học sinh có tinh thần trách nhiệm hơn, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, gần gũi với thiên nhiên hơn, sống đẹp hơn. Từ đó, tạo cho các em một tình cảm trong sáng, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, góp phần hạn chế tối đa học sinh chán học, chán trường và cuối cùng dẫn đến bỏ học.

Tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập, khuyến khích giáo viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, rèn kỹ năng tư duy sáng tạo, năng lực tự học, gắn học với hành, đánh giá đúng năng lực của học sinh, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn ở địa phương. Cần coi trọng các hoạt động của nhà trường, nhằm động viên trẻ em trong độ tuổi đi học, để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, có biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, học sinh hạnh kiểm yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Động viên, khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến, suy nghĩ sáng tạo, nỗ lực tự giác, chăm chỉ học tập, cải tiến phương pháp học tập…

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, có thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể, ngoại khoá và hoạt động xã hội là những cơ hội rất tốt để thực hiện mục tiêu này.

Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác. Giáo dục và cung cấp cho các em các kỹ năng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, về sức khoẻ thể chất, về giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý


của lứa tuổi. Kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích về điện, đuối nước v.v…

Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội. Đây là việc tổng hợp bắt đầu từ việc giáo dục cho thế hệ trẻ biết cách ứng xử văn hoá trong gia đình, biết phòng ngừa bạo lực, ngăn chặn các tệ nạn của đời sống đang xâm nhập vào gia đình và nhà trường. Xây dựng văn hoá học đường, giúp mọi người được sống, làm việc và học tập trong môi trường sư phạm tốt. Mọi thành viên trong nhà trường biết cách ứng xử văn hoá, biết cách sống đẹp, biết cách phòng ngừa tệ nạn xã hội.

Tổ chức hoạt động vui chơi lành mạnh, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bất cứ các hoạt động tập thể nào mang ý nghĩa giao lưu, vui chơi trong nhà trường đều phải mang tính lành mạnh, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường, tuyệt đối không để giao lưu vui chơi với các nhân tố có có hại cho sự phát triển của học sinh, hoặc về sức khoẻ, hoặc về nhận thức, hoặc về tâm hồn và làm quá tải cho kế hoạch giáo dục chung.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm tạo ra nguồn sức mạnh tổng hợp cả nội lực và ngoại lực của nhà trường trong việc phòng chống tình trạng học sinh THCS bỏ học, xây dựng được phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Xác định rò vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ học sinh lúc ở trường cũng như ở nhà và ra ngoài xã hội, để kịp thời phát hiện những học sinh có nguy cơ bỏ học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


4.2.3. Đối với gia đình

Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 13

Các gia đình cần nâng cao nhận thức về vai trò của việc học và hậu quả của tình trạng học sinh bỏ học và tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu.

Các gia đình cần nhịn nhận đúng đắn về lợi ích và giá trị mang lại của giáo dục đối với tương lai con em mình, đặc biệt là đối với người mẹ.

Các gia đình cần xây dựng mối quan hệ đầy trách nhiệm giữa gia đình

- Nhà trường - xã hội, vì tương lai của thế hệ trẻ để chăm lo cho nhà trường. Môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lứa tuổi học sinh THCS vì ở lứa tuổi này gia đình là điểm tựa quan trọng để hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Các gia đình cần hạn chế thời gian lao động đối với trẻ em để các em có thời gian học tập, tạo mọi điều kiện để trẻ đến trường học tập.

Cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em, tạo mối liên hệ thông tin hai chiều với nhà trường để cùng phối hợp giáo dục các em.

Các gia đình áp dụng các phương thức sản xuất hiệu quả hơn để cải thiện kinh tế gia đình và giảm mức độ lao động thủ công vào sản xuất. Tích cực thực hiện theo sự tư vấn giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc lao động sản xuất nông nghiệp.

Thay đổi quan niệm về tâm lý không đủ kiến thức để nuôi dạy con, vì ở trường học HS được nhà trường trang bị những kiến thức cơ bản nhất để các em đi vào cuộc sống.

4.2.4. Đối với bản thân học sinh

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của bản thân.

Xóa bỏ tâm lý học vừa đủ, chỉ cần đảm bảo điều kiện thu nhập trước mặt.


Bản thân HS phải thấy được những thành công từ quá trình học tập đưa lại. Các em có kiến thức, có học vấn trong tương lai các em sẽ có được việc làm ổn định, thu nhập cao.

Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cần phải có sự phối hợp giữa các cấp các ngành, sự chung tay của cả cộng đồng. Do vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên.


Kết luận chương 4

Đất nước quê hương ngày càng đổi mới phát triển đi lên, điều kiện kinh tế đã được cải thiện, nhưng vẫn còn đó tỉ lệ học sinh bỏ học cao.Nghịch lý đó đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận thật cụ thể về phương pháp giáo dục, phải bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp dạy học và đa dạng hóa các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Chúng ta cần phải có giải pháp cụ thể và có tính khả thi tác động đến mọi đối tượng làm thay đổi nhận thức, nội dung và phương pháp thực hiện mới có thể đem lại hiệu quả.

Việc hạn chế học sinh bỏ học và nguy cơ bỏ học là việc làm thường xuyên, phải quyết liệt, kiên trì từ những động viên nhỏ nhất, bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức về vai trò của việc học đối với bản thân học sinh, gia đình và cộng đồng xã hội để mọi người hiểu được hậu quả của việc bỏ học chính là “đội quân trù bị” của các tệ nạn xã hội.


KẾT LUẬN

Trong những năm gần đấy, công tác giáo dục và đào tạo ở huyện Kỳ Sơn có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn lao động, đưa nền kinh tế - xã hội huyện nhà không ngừng phát triển. Tuy nhiên, công tác giáo dục và đào tạo ở huyện Kỳ Sơn vẫn còn mặt hạn chế. Vấn đề đáng quan tâm nhất là tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn đang ở mức tương đối cao. Cụ thể:

Năm học 2009 - 2010 tỷ lệ học sinh THCS bỏ học là 3,19 %. Năm học 2010 - 2011 tỷ lệ học sinh THCS bỏ học là 3,01 %. Năm học 2011 - 2012 tỷ lệ học sinh THCS bỏ học là 2,45 %. Năm học 2012 - 2013 tỷ lệ học sinh THCS bỏ học là 2,37%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học: xã hội; nhà trường; gia đình và bản thân học sinh. Kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Việc giải quyết các vấn đề của giáo dục không thể thoát ly khỏi cộng đồng xã hội. Các nguyên nhân nổi trội dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học là do nhu cầu tham gia lao động phụ giúp gia đình trong sản xuất; gia đình thiếu quan tâm đến việc học của con cái; ảnh hưởng của bạn bè xấu... Nhà trường THCS, với vai trò là trung tâm, nòng cốt đã phối hợp chặt chẽ với cộng đồng cơ sở để đưa nhà trường hoà vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương thì nguyên nhân cốt lòi khiến học sinh bỏ học sẽ sớm được khắc phục.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh THCS bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, đồng thời căn cứ vào những định hướng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng HS bỏ học, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng này. Các giải pháp này có mối liên quan mật thiết với nhau, nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ là cơ sở, là tiền đề để các giải pháp khác phát huy mạnh mẽ tác dụng, hiệu quả, nếu tổ chức đơn phương từng giải pháp sẽ không tạo ra sức mạnh tổng hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Báo cáo tổng kết năm học 2009 -2010, phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình.

2. Báo cáo tổng kết năm học 2010 -2011, phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình.

3. Báo cáo tổng kết năm học 2011 -2012, phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình.

4. Báo cáo tổng kết năm học 2012 -2013, phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình.

5. Báo cáo chính thức dân số năm 2013, Chi cục Thống kê Huyện Kỳ Sơn, tỉnh hòa Bình.

6. Baulleh B và người khác (2002), Sự phát triển của dân tộc thiểu số tại Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội, Wasington, DC World Bank Development Research Group macroeconomic and growth.

7. Phạm Thanh Bình, “Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học”, Viện Nghiên cứu giáo dục - 1992.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục 2005, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb. Giáo dục Việt Nam

11. Bối cảnh quốc tế trong nước và các quan điểm phát triển giáo dục giai đoạn 2008 -2020 (2008). Tạp chí Khoa học giáo dục, số 32.

12. Lê Trọng Cúc và A. Terry Rambo (2001), Vùng núi phía Bắc Việt Nam – Một số vấn đề môi trường và kinh tế xã hội, Hà Nội.


13. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP (2010), Tổng quan Báo cáo Phát triển Con người 2010 - Tổng quan, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

14. Donald B. Holsirger (2007), Bất bình đẳng trong giáo dục và vấn đề kết quả học tập tại Việt Nam, Brigham Young University, Hawaii, USA: Hội thảo “Giáo dục so sánh lần thứ nhất: Phát triển giáo dục so sánh ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Giáo dục Việt Nam tổ chức.

15. Hoàng Ngọc Di (1979), Góp phần tìm hiểu nghị quyết về cải cách giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

16. Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu (1979), Về đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Thị Hà Giang – chủ nhiệm đề tài (2005), Sự biến đổi gia đình Việt Nam trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội - 10 năm cuối thế kỷ XX và những năm dầu thế kỷ XXI - Tiếp cận phúc lợi gia đình, Nhiệm vụ trọng điểm cấp Bộ, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Đình Hương (2009), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí