Các Nguồn Lực Địa Lý Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng‌



tự nhiên với việc phát triển KT-XH mới đạt được hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả sản xuất lớn và hiệu quả môi trường sinh thái tiến bộ, bền vững.

Cơ sở khoa học quan trọng của việc SDHLTN và BVMT trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự nhiên, các điều kiện môi trường, sinh thái, lãnh thổ.

Sử dụng các kết quả nghiên cứu cảnh quan và nhất là qua bản đồ cảnh quan ở các tỉ lệ khác nhau sẽ cho một phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hiện trạng tự nhiên lãnh thổ.

Thông qua việc phân tích các quy luật hình thành, đặc điểm phân hóa không gian và thời gian, các đặc trưng về động lực phát triển của cảnh quan, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên cũng như giữa các thể tổng hợp tự nhiên với nhau và đặc biệt là việc đánh giá tổng hợp các đơn vị cảnh quan sẽ cho phép xác định mức độ “rất thích nghi”, “thích nghi” và “ít thích nghi” của mỗi đơn vị cảnh quan cho từng ngành sản xuất và từng dạng sử dụng tài nguyên.

Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá cảnh quan của lãnh thổ cần chú trọng đến yếu tố con người, các đặc điểm chung của điều kiện KT-XH. Vì ngoài việc xem xét, đánh giá đúng tiềm năng các nguồn lực tự nhiên thì yếu tố con người luôn có ý nghĩa hết sức to lớn, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển xã hội, khống chế và tác động lên các quá trình tự nhiên, đặc biệt vai trò điều tiết SDHLTN, BVMT ở từng lãnh thổ.

ii) Phát triển bền vững

Năm 1992, hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về “Môi trường và phát triển” tổ chức tại Braxin với sự tham gia của nhiều nước đã thống nhất khái niệm “PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ”[28].

Mục tiêu của phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định, PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại và tương lai.



Muốn PTBV phải lồng ghép được ba thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT. Đây là nguyên lý chung để hướng sự PTBV của các lĩnh vực trong nền kinh tế.

b) Các phương pháp nghiên cứu khác


(1) Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu

Đây là phương pháp tương đối quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài, những thông tin, báo cáo, số liệu, tài liệu có liên quan... đều được thu thập, cập nhật từ các nguồn khác nhau và được phân loại theo từng mục tiêu sử dụng đối với từng nội dung cụ thể của đề tài; sau đó tiến hành xử lí, phân tích để rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho những nhận định trong đề tài.

(2) Phương pháp thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa nhằm thu thập, hoàn chỉnh tài liệu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu so với thực tiễn. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã thu thập tài liệu, chụp ảnh, gặp gỡ với cán bộ và cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm khảo sát. Đã tiến hành nhiều đợt thực địa từ 2012 - 2015, lựa chọn những tuyến, điểm du lịch chìa khóa là những điểm có tiềm năng phát triển DLSTDVCĐ cũng như những tuyến điểm đã được khai thác. Các tuyến điểm du lịch đã khảo sát thực địa: Tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn theo quốc lộ 1 với các điểm tham quan chính là các di tích, thắng cảnh ở Lạng Sơn (ải Chi Lăng, động Nhất - Nhị - Tam Thanh, thành Nhà Mạc, chùa Tiên, các chợ và cửa khẩu, các lễ hội và làng nghề...); Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng gắn với quốc lộ 3 với các điểm du lịch sinh thái, văn hóa: hồ Ba Bể, hang Pắc Bó, thác Bản Giốc, ATK Định Hóa, hồ Núi Cốc...; Tuyến Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang gắn liền với quốc lộ 2 với các điểm tham quan chủ yếu là Đền Hùng, Mỹ Lâm, dinh nhà Vương, làng dân tộc Mông, chợ tình Khau Vai...; Tuyến Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai gắn với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 70 với các điểm du lịch Sa Pa, hồ Thác Bà....; Tuyến Hà Nội - Quảng Ninh theo quốc lộ 5, 18 và



theo đường biển tham quan các điêm du lịch Hạ Long, Tuần Châu, Yên Tử, Móng Cái, Vân Đồn....

(3) Phương pháp bản đồ và GIS (Geographical Information System)

Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lý được NCS sử dụng ở ngoài thực địa và trong văn phòng. NCS đã sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật, bản đồ hiện trạng du lịch, bản đồ phân bố các dân tộc chính Vùng Đông Bắc... để xác định thông tin. Kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan trên bản đồ như: bản đồ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc, bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc phục vụ phát triển du lịch, bản đồ đánh giá mức thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ, bản đổ định hướng phát triển không gian cho DLSTDVCĐ… dưới sự hỗ trợ của phần mềm Arc GIS và Mapinfo.

(4) Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện, NCS đã hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực liên quan ở Viện Địa lý, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam...Ngoài ra, khi khảo sát thực địa, NCS tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với cán bộ quản lý, người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, hiện trạng phát triển du lịch.... Các thông tin được thu thập chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận án.

(5) Phương pháp phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

Đây là phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ thực tiễn phát triển du lịch của vùng Đông Bắc cũng như hai điểm lựa chọn nghiên cứu, luận án vận dụng mô hình phân tích SWOT nhằm tạo cơ sở cho việc đề xuất các định hướng phát triển của hai điểm lựa chọn nghiên cứu. Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được phân tích như những yếu tố nội bộ, còn cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài góp phần thúc đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của du lịch của vùng Đông Bắc cũng như hai điểm lựa chọn nghiên cứu.


1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án


Trong thực hiện luận án, NCS thực hiện theo 4 giai đoạn chính (hình 1.2), gồm:

- Giai đoạn 1: xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về PTDLSTDVCĐ, từ đó xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: Phân tích các nguồn lực nhằm xác định tiềm năng phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc (bao gồm các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện về kinh tế, xã hội và văn hóa vùng Đông Bắc). Từ đó tiến hành phân vùng địa lý

- Giai đoạn 3: Xác định sự phân hóa lãnh thổ thông qua việc xác định sự phân hóa trong điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm KT - XH. Từ đó tiến hành phân vùng ĐLTN và phân loại mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ trên toàn vùng Đông Bắc và hai điểm lựa chọn nghiên cứu điển hình VQG Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn.

- Giai đoạn 4: Kết quả phân vùng ĐLTN và phân loại mức độ thuận lợi là cơ sở đánh giá, xác định các định hướng khai thác không gian và định hướng phát triển sản phẩm DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc đồng thời xây dựng mô hình khung về DLSTDVCĐ tại VQG Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn.


Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi nghiên cứu


Tổng quan công trình nghiên cứu và CSLL

Xác định phương pháp và quan điểm nghiên cứu


VQG Ba Bể


Huyện đảo

(Bắc Kạn)

Vân Đồn



(Quảng


Ninh)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.



- Bản đồ định hướng không gian phát triển DLSTDVCĐ

Đề xuất định hướng phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc

Tổ chức lãnh thố du lịch


- Bản đồ hành chính

- Bản đồ địa hình

- Bản đồ phân bố các dân tộc chính vùng Đông Bắc

- Bản đồ TNDLST tự nhiên vùng ĐB

- Bản đồ TNDLST nhân văn vùng ĐB

- Bản đồ SKH cho phát triển DL vùng ĐB

Đánh giá TH mức độ thuận lợi của

DLSTDVCĐ cho 02 điểm NC

- Bản đồ phân vùng Đông Bắc VN cho mục đích phát triển LSTDVCĐ

- Bản đồ đánh giá TH mức độ thuận lơi để phát triển DLSTDVCĐ vùng ĐB

- Bản đồ đánh giá TH mức độ thuận lơi để phát triển DLSTDCĐ tại hai điểm nghiên cứu.

Xác định khả năng phát triển DLSTDVCĐ


Đánh giá TH mức độ thuận lợi của DLSTDVCĐ theo tiểu vùng

Phân tích các nguồn lực phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc

Tài nguyên DLTN

Tài nguyên DLNV

Năng lực CĐ

Hiện trạng PTDL

Xác định sự phân hóa lãnh thổ

(Phân vùng địa lý tự nhiên)

HÌnh 1.2. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án



Tiểu kết chương 1


DLSTDVCĐ là một loại hình cụ thể của du lịch sinh thái, trong đó cộng đồng có trách nhiệm ra quyết định nhiều hơn và lợi ích đáng kể sẽ được chia sẻ cho cộng đồng. Cũng như các loại hình du lịch khác, tài nguyên du lịch sinh thái cũng được phân bố trong những phạm vi không gian địa lý khác nhau. Do vậy, để xác lập được các nguồn lực phục vụ phát triển DLSTDVCĐ cần dựa trên hướng tiếp cận của khoa học địa lý và trên những luận chứng khoa học. Chính vì vậy, trong chương này NCS đã tổng quan các công trình nghiên cứu cũng như những cơ sở địa lý học cho phát triển DLSTDVCĐ như đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân vùng địa lý tự nhiên, tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên.... Cụ thể:

- Tổng quan được các công trình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu. Nhìn chung việc sử dụng cơ sở địa lý học để phục vụ phát triển Du lịch đã được thực hiện từ lâu và được sử dụng trên nhiều lãnh thổ khác nhau bằng những phương pháp khác nhau. Điều này cho thấy việc xác lập cơ sở địa lý học nhằm phát triển du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng là phức tạp, có cơ sở khoa học và cần thiết. Trong khu vực Đông Bắc, việc sử dụng cơ sở địa lý học nhất là phương pháp đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch và các ngành kinh tế - xã hội đã được thực hiện trong rất nhiều công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn vùng. Tuy nhiên việc đánh giá và phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ cho phát triển DLSTDVCĐ còn chưa được thực hiện.

- Nghiên cứu và tổng quan được cơ sở lý luận về DLSTDVCĐ và hệ thống các quan điểm nghiên cứu. Đặc biệt là hệ thống các cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch trong đó phương pháp chủ đạo là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân vùng địa lý tự nhiên, tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm xác định tiềm năng, mức độ thuận cũng như định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc.



Chương 2. CÁC NGUỒN LỰC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG‌

VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM


2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Vùng Đông Bắc Việt Nam có diện tích tự nhiên là 63.952 km² (chiếm khoảng 20% diện tích cả nước), bao gồm 11 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh). Giới

hạn lãnh thổ của vùng: Điểm cực Bắc: 23°22’B trên đỉnh núi Rồng, xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang; Cực Nam 20º40’B thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Điểm cực Đông 108°31’Đ: mũi Gót, xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh; Điểm cực Tây 103°31’Đ thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai. Phía Bắc vùng giáp Trung Quốc; Phía Nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng; Phía Tây, Tây Nam

giáp với các tỉnh vùng Tây Bắc; Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp Viṇ h Bắc Bô.

Với

vị trí, lãnh thổ nêu trên, vùng có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt sinh thái, môi trường, KT-XH và an ninh quốc phòng (hình 2.1).

2.1.2. Đặc điểm địa chất và địa hình

2.1.2.1. Địa chất: vùng Đông Bắc được hình thành trên tám cấu trúc địa chất có đặc điểm riêng (đới sông Hồng, sông Lô, sông Hiến, Hạ Lang, An Châu, Duyên Hải, Cô Tô và vùng trũng Hà Nội). Đặc điểm cấu trúc địa chất được thể hiện qua 3 khu vực tự nhiên của vùng (khu vực Hoàng Liên Sơn, khu vực Việt Bắc và khu vực Đông Bắc). Khu vực Hoàng Liên Sơn nằm hoàn toàn trong dãy núi địa lũy kiểu phức nếp lồi Hoàng Liên Sơn với nền địa chất chủ yếu là đá biến chất tuổi Protêrôzôi hệ tầng Ngòi Hút và đá biến chất tuổi Protêrôzôi thượng đến Cambri hạ hệ tầng Sa Pa, có thành phần thạch học: đá phiến xêrixit, đá phiến thạch anh xêrixit - clorit, cát kết dạng quaczit có chứa các thấu kính nhỏ, đá hoa đôlômit; Ngoài ra còn có đá Macma, trầm tích đệ Tứ (Q).



Kính nhỏ đá hoa đôlômit Ngoài ra còn có đá Macma trầm tích đệ Tứ Q 1

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí