Điều Kiện Kinh Tế -Văn Hóa - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Nhân Văn



những khu rừng văn hóa lịch sử môi trường hay khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa - lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch. Đây cũng chính là một thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.

2.1.6. Cảnh quan tự nhiên

Vùng Đông Bắc chứa đựng những nét rất riêng về cảnh quan tự nhiên và không hề lặp lại ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ và đồ sộ nhất ở nước ta đặc biệt là đỉnh Fansipăng cao 3143m được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m....

Vùng núi trong lãnh thổ Đông Bắc có đặc điểm là bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và những vực thẳm. Nổi tiếng như Sapa- một thị trấn du lịch nằm ở độ cao trên 1.500m trên sườn Đông của dãy Hoàng Liên Sơn. Các sơn nguyên và các cao nguyên ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai) là những bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái nơi đây.

Khu vực trung du của lãnh thổ với những rừng cọ, đồi chè, những vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo các thung lũng và các cánh đồng xanh tốt, những dòng sông mang nặng phù sa tạo nên một cảnh sắc rất thân thuộc vì đó còn là mảnh đất gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.

Nhìn chung với vẻ đẹp hùng vĩ và không gian khoáng đạt cùng môi trường trong lành sẽ tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

2.1.7. Hệ thống hang động

Hang động là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc ở địa hình karst thuộc vùng núi đá vôi ở Việt Nam, quá trình karst nhiệt đới đã tạo nên nhiều hang động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.



kỳ vĩ. Trong số hàng trăm hang động đã được phát hiện ở vùng Đông Bắc có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch.

Trước hết trong lĩnh vực khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện và lựa chọn ra được trên 20 hang có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá tập trung nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn. Đó là các hang động nằm trong quần thể di tích Nhị, Tam Thanh – Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc với động Nhị Thanh, nơi vẫn còn ghi dấu bước chân và hình ảnh của vị quan Đốc trấn Ngô Thì Sĩ được tạc vào vách động như muốn hoà vào sông núi; Động Tam Thanh có vòm cao, rộng, thật khoáng đạt. Khi đi sâu vào trong động đến khu vực “sân khấu” sẽ có hai cửa thông thiên; động Song Tiên thuộc khu di tích núi Đại Tượng gắn với đó chùa Tiên, Giếng Tiêng – nơi vẫn ghi dấu về một huyền tích các vị Tiên xuống cứu nhân, độ thế, giúp dân thoát khỏi đại hạn năm xưa; hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai nằm cạnh quốc lộ Lạng Sơn - Thái Nguyên gần 100 mét… Nơi đây cũng là những địa điểm giúp cho các nhà khoa học khảo cổ nghiên cứu về nền văn minh, văn hóa cổ xưa quan trọng.

Trong vùng Đông Bắc còn có nhiều hang động ngoài giá trị tự nhiên còn gắn với các di tích lịch sử như hang Pác Bó (Cao Bằng) gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, các hang động của vùng Đông Bắc rất đa dạng, ở các bậc độ cao khác nhau và có độ dài khác nhau, có hang dài hàng nghìn mét như hang Cái Bè (Lạng Sơn) dài tới 3.342m; trên các trần hang, vòm hang là một thế giới kỳ ảo những măng đá, nhũ đá, cột đá với những hình dáng thiên tạo vô cùng sinh động và đẹp mắt, khi phản chiếu ánh sang rất lộng lẫy, khi gõ vào phát ra các âm thanh như tiếng nhạc cụ trong một không gian tĩnh mịch, hư ảo. Đó là một dạng tài nguyên du lịch rất đặc trưng ở Đông Bắc và là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái tại vùng này.

2.1.8. Khu vực tập trung thắng cảnh

Thiên nhiên đặc sắc vùng Đông Bắc đã tạo nên nhiều khu vực tập trung các cảnh quan có giá trị hấp dẫn du lịch, tiêu biểu là các khu vực sau:



- Khu vực Cao Bằng – Bắc Kạn – Lạng Sơn: là vùng núi đá vôi trùng điệp ở biên giới phía Bắc, có nhiều thắng cảnh đặc sắc như các hang động, thác nước, vườn quốc gia, hồ tự nhiên trên núi. Các thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực này là hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, động Tam Thanh, ải Chi Lăng.

- Khu vực Lào Cai – Yên Bái là khu vực núi non hiểm trở nhất ở nước ta. Cảnh sắc thiên nhiên ở đây về mùa đông đã pha trộn và có dáng dấp của vùng ôn đới, đôi khi có tuyết rơi, cây lá kim chiếm ưu thế, nhiều hoa quả, cây thuốc của vùng xứ lạnh, với các thắng cảnh nổi tiếng như thị trấn Sapa, thác Bạc, Cầu Mây...

- Khu vực Quảng Ninh – một khu vực lãnh thổ có vị trí, vị thế địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước, nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.

Như vậy có thể thấy, Đông Bắc là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được hình thành bởi sự phong phú, đa dạng và đặc sắc của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể: điều kiện địa hình đa dạng với các kiểu địa hình trung du và núi trên một lãnh thổ có diện tích không lớn tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn về cảnh quan. Kiểu địa hình miền núi có giá trị phục vụ du lịch hơn cả. Loại địa hình được coi là tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng là địa hình KARST trong đó tiềm năng về hang động có ý nghĩa đặc biệt. Có thể nói đây là loại tài nguyên du lịch hết sức đặc thù của vùng Đông Bắc so với các lãnh thổ khác; Tài nguyên sinh vật phong phú với nhiều loại đặc hữu tạo nên sự đa dạng sinh học hết sức hấp dẫn. Phần lớn các loài sinh vật có giá trị du lịch tập trung tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên như Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn… Hệ thực vật vùng Đông Bắc có hàng nghìn loài trong đó có nhiều loại có giá trị phục vụ hoạt động tham quan học tập nghiên cứu. Toàn vùng hiện có 209 loài động vật quý hiếm, trong đó có 36 loài đặc hữu. Đặc biệt có 02 loài thú mới phát hiện tại Việt Nam là Sao la và Mang (hoẵng) lớn, gây sự chú ý của nhiều nhà khoa học và khách du lịch; khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa đông lạnh tạo ra sự đa



dạng về khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch tài 1



dạng về khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch; tài nguyên nước của cùng dồi dào, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (hình 2.4).

Với những lợi thế trên Đông Bắc có thể khai thác các giá trị đặc trưng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vào khai thác và tổ chức các tour tham quan dã ngoại khám phá các loại địa hình kasrt trên cạn và dưới nước; tham quan tìm hiểu các cảnh quan đặc sắc và hang động kỳ thú; các tour đi bộ khám phá các hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, rừng á nhiệt đới,… cùng các loài sinh vật đặc hữu tại các VQG và KBTTN hay các tour du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm tại những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sức khỏe con người hoặc tại những nơi có điều kiện khí hậu đặc biệt như Sapa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn),… Đây là những hình thức khác nhau của loại hình du lịch sinh thái vừa góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị đặc sắc, nổi trội của nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng vừa nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2.2. Điều kiện kinh tế -văn hóa - xã hội và tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn


2.2.1. Dân tộc

Vùng Đông Bắc là nơi cư trú của khoảng hơn 30 dân tộc anh em thuộc 07 nhóm ngôn ngữ. Trong đó dân tộc có số dân lớn như Kinh,Tày, Nùng, HMông, Dao… sống tập trung ở một số địa bàn nhất định (phụ lục 2.1). Mỗi dân tộc có bản sắc, thiết chế xã hội cộng đồng được hình thành, tồn tại và phát triển tạo nên những giá trị văn hóa, kiến thức và kinh nghiệm truyền thống phong phú. Căn cứ vào sự phân hóa không gian theo đai cao, vùng Đông Bắc có sự phân chia rõ rệt thành 3 tiểu khu vực cư trú, canh tác khác nhau theo bậc địa hình: rẻo thấp, rẻo giữa và rẻo cao. Trong đó:

Khu vực rẻo cao: Là những nơi cao, hiểm trở, có độ cao tuyệt đối trên 600m. Đây là khu vực sâu nhất, xa nhất và khó khăn nhất trong vùng, chủ yếu là địa bàn cư trú của hai dân tộc HMông, Dao với hệ canh tác và phương thức canh tác truyền thống.


Khu vực rẻo giữa: là vùng trung gian giữa rẻo cao và rẻo thấp, các dân tộc cư trú chủ yếu là Dao, Sán Dìu, Sán Chay… Đồng bào vừa làm ruộng nước, vừa canh tác nương rẫy trên những sườn dốc có khi tới 450.

Khu vực rẻo thấp: là những nơi ven đường giao thông, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 300m, gần sông suối, cư dân chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay. Điều kiện sống và môi trường sinh thái thuận lợi hơn, do vậy phương thức sử dụng đất tập trung vào lúa nước, nền định canh từ khá sớm.

Nhìn chung, sự phân chia địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc theo độ cao địa hình (theo rẻo) chỉ là tương đối và có tính quy ước, song có thể khẳng định để thích ứng với điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu… đồng bào các dân tộc đã có những phương thức ứng xử phù hợp với ĐKTN và môi trường sinh sống. Từ đó tạo ra những nét đặc trưng nhưng lại có sự khác biệt về văn hóa, xã hội… Đây cũng chính là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc của Đông Bắc (hình 2.5).

2.2.2. Phong tục, tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc

Hiện nay, các tộc người thiểu số vùng Đông Bắc vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, những phong tục tập quán cổ độc đáo. Bên cạnh đó, văn hóa các tộc người thiểu số vùng Đông Bắc mang những đặc trưng của một vùng mở. Cùng với nền văn hóa Việt nói chung, nền văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc đã tạo nên kho tàng văn hóa vô giá, là sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch.

Con người Đông Bắc vốn là những người nông dân cần mẫn trồng cấy lúa ngô trên các thửa ruộng dọc các thung lũng tươi tốt, trên nương rẫy ven đồi núi. Thiên nhiên đã phú cho Đông Bắc tài nguyên khí hậu, để cùng với đất đai, tạo nên các cây trồng đặc sản thật quý hiếm: hồi, trẩu, sở, thuốc lá, cây thuốc, các loại hoa quả như đào Mẫu Sơn, mận Thất Khê, Bắc Hà… Trong nghề nông, người Đông Bắc sớm đi vào thâm canh, làm thủy lợi, dùng phân bón, lựa chọn giống cây con thích hợp, tạo ra sản



phẩm dư thừa đem bán và trao đổi. Nhiều sản phẩm nông nghiệp trong vùng đã được bán đi khắp cả nước và ra thị trường quốc tế.

Đông Bắc còn có nhiều nghề thủ công truyền thống, nhất là nghề chế biến các sản phẩm địa phương: ép dầu, làm đường mía, tinh cất dầu hồi, chế biến thuốc lá, làm đồ mộc, đan mây tre, dệt vải, làm gốm, nung gạch, ngói âm dương, chế biến các món ăn đặc sản có tiếng nhất là lợn quay, vịt quay,…

Không chỉ phong phú về sản phẩm nông nghiệp và thủ công, Đông Bắc còn là đầu mối giao thông nên từ lâu Đông Bắc đã hình thành nên các chợ, thị trấn, thị xã hoạt động buôn bán, trao đổi khá sầm uất. Kết hợp với chợ, thành kiểu phố chợ, nét tiêu biểu trong sinh hoạt nơi đây. Có 5 chợ và 10 phố chợ rất nổi tiếng ở Đông Bắc (5 chợ: Mai Sao, Đồng Bộc, Na Hang, Văn Mạc, An Bài và 10 phố chợ: An Thịnh, Tràng Thịnh, Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Cẩm Sơn, Phiêng Cằm, Na Hi, Bình Gia, Cẩu Pung, Bắc Hà). Đây là những nơi tập trung sinh sống của cộng đồng các dân tộc Nùng, Hoa, Việt và Tày. Đồng thời quá trình đô thị hóa của Đông Bắc đã được mở rộng và phát triển nhanh hơn các vùng khác nên đã hình thành kiểu sống đô thị của thị dân của một bộ phận dân cư ven đô và các trục giao thông.

Bên cạnh đó, do Đông Bắc có đường biên giới khá dài giáp với Trung Quốc nên nơi đây còn có hình thức chợ vùng biên nằm dọc hai bên đường biên giới của khu vực, thu hút người mua kẻ bán tấp nập từ các miền đất nước và Trung Quốc đổ về. Những năm gần đây các chợ vùng biên như Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Đồng Mỏ, Thất Khê,… ngày càng trở nên đông vui nhộn nhịp hơn, thường tập trung hàng vạn người mỗi ngày phiên, hàng hóa trao đổi cực kỳ phong phú, đa dạng. Nhiều gia đình người Tày, Nùng, Hoa, Việt đã bỏ vốn mua các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô để đi buôn bán, trao đổi hàng hóa và nhiều gia đình đã giàu lên rõ rệt.

Song, điều đặc sắc tại các chợ vùng núi Đông Bắc không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi mà chợ còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Người vùng núi Đông Bắc đi chơi, đi chợ gặp gỡ bạn bè, người thân, trai gái đi hát sli, lượn. Có những phiên chợ như chợ



Háng Toán, người đi chợ hầu như chẳng mua bán gì, họ gặp gỡ, trao đổi, chào hỏi nhau, từng tốp nam nữ hát sli để cùng nhau vui và góp vui với mọi người, để chọn bạn, chọn người thương. Đó là những phong tục đã có từ ngàn xưa của những người dân vùng núi xứ này như chợ Sapa, chợ Khau Vai...

Do ví trí địa lý, lịch sử và đời sống kinh tế mà cộng đồng dân tộc vùng Đông Bắc đac có và giữ được nhiều tập tục văn hoá và nhiều nét đẹp phong tục dân tộc. Đồng bào quan niệm sống đa thần, chung đạo lý cộng đồng, sống hoà hợp thiên nhiên môi trường con người xã hội, những bản ngã nhân thiện nhất, tự nhiên và ý thức, trí tuệ tâm linh. Đây là những đặc trưng về văn hóa bản địa vùng Đông Bắc cần được giữ gìn, phát huy và khai thác vào hoạt động du lịch (phụ lục 3.4).

2.2.3. Các di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, khảo cổ và kiến trúc

Đông Bắc là nơi tập trung nhiều di tích văn hóa lịch sử. Hiện nay trên cả nước có khoảng trên 40.000 di tích. Riêng vùng Đông Bắc chiếm khoảng hơn 25% tổng số di tích trên cả nước. Có ý nghĩa lớn đối với du lịch là các di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Hiện nay trên cả nước đã có 10.155 di tích được xếp hạng, trong số đó vùng Đông Bắc có 1594 bằng 16 % số di tích được xếp hạng trong cả nước (Phụ lục 3.2).

Ở lãnh thổ này nhiều di tích của người Việt cổ đã được phát hiện tại các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng (Bình Gia – Lạng Sơn), có niên đại cách ngày nay

250.000 năm. Nhiều hang động đá vôi không những đẹp kỳ vĩ mà còn chứa dấu vết văn hóa của thời cổ đại, các nền văn minh Miệng Hổ - Thần Sa (Thái Nguyên) thuộc thời đại đá cũ, văn hóa Bắc Sơn (Lạng Sơn) thuộc thời đại đá mới đang là những chủ đề khoa học được nhiều nhà khoa học Đông Nam Á và thế giới quan tâm. Rõ ràng hệ thống hang động ở đây có giá trị lớn về du lịch hiện chưa được khai thác xứng đáng với tiềm năng của Vùng.

Ngoài ra, trong suốt chặng đường lịch sự cận đại, Đông Bắc – Việt Bắc là cái nôi của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng dân tộc. Các địa danh như Pắc Bó, rừng Trần Hưng Đạo, Tân Trào, mái đình Hồng

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí