Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 8


Khu vực Việt Bắc có các đới cấu trúc sông Hồng, sông Lô và bộ phận phía Tây Ngân Sơn của đới sông Hiến. Các đá cấu tạo trong khu vực chủ yếu có tuổi từ Paleôzoi trở về trước lại chịu ảnh hưởng bởi hoạt động nâng mạnh tân kiến tạo, khiến cho địa hình núi trung bình xuất hiện khá nhiều; điều này tạo nên sự phân dị rõ rệt về tính chất đồi núi của khu vực. Khu Đông Bắc có lịch sử phát triển trẻ hơn các khu vực trên do hình thành trên móng uốn nếp Calêđônit bị sụt võng Trong giai đoạn tân kiến tạo, khu Đông Bắc được nâng lên với cường độ yếu hơn so với khu Việt Bắc và có tính chất kế thừa rõ rệt. Những nơi là nền móng Calêđôni được nâng lên khá cao và trở thành vùng núi, nhiều chỗ cao trên 1000m. Đó là vùng núi Cao Bằng với đá vôi và đá phiến, là dải Ngân Sơn - Cốc Xo có cấu tạo tương tự, là cánh cung duyên hải. Khu vực núi này bao quanh khu vực sụt võng chồng gối Trung sinh đại, tạo nên những trường thành giữ không khí lạnh mùa đông lại và cản không khí hải dương, làm cho khu vực đồi núi cấu trúc trung sinh, từ sông Hiến đến sông Ba Chẽ trở thành một nơi vừa lạnh, vừa khô. Các đới cấu trúc trong khu là: đới sông Hiến, đới Hạ Lang, đới An Châu, đới Duyên hải và đới Cô Tô.

Nhìn chung, cấu trúc địa chất của mỗi khu vực trong vùng mang đặc điểm, tính chất riêng biệt và có sự phân hóa mạnh mẽ theo phương Đông - Tây, Bắc - Nam. Hoạt động địa chất là nguyên nhân quan trọng hình thành nên các kiểu địa hình, hướng địa hình đa dạng và mang sắc thái riêng của vùng Đông Bắc (hình 2.2).

2.1.2.2. Địa hình

Vùng Đông Bắc là khu vực thể hiện một cách rõ rệt nhất các đặc điểm đặc trưng của địa hình Việt Nam: đại bộ phận là đồi núi, nhiều khu vực địa hình núi cao rất có giá trị đối với hoạt động du lịch, địa hình biển – đảo, địa hình karst phân hóa đa dạng trên nền cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa. Tất cả cảnh quan địa hình của vùng đã tạo tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó có du lịch sinh thái. Các dạng địa hình có giá trị du lịch trong vùng bao gồm:



Địa hình núi cao của vùng có miền núi trùng điệp và đồ sộ nhất nước ta mà có lẽ không một vùng nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam lại có cảnh quan hùng vĩ và đặc sắc như ở nơi đây. Đó là dãy núi Hoàng Liên Sơn đứng sừng sững thành một khối vững chắc với những đỉnh núi sắc nhọn thoắt ẩn, thoắt hiện trong màn mây mù dày đặc. Trong số các đỉnh núi cao ở đây, nổi bật nhất là đỉnh Fanxipăng (3.143 m) nơi được coi là “nóc nhà Đông Dương” và một số đỉnh núi cao khác như Pu Si Lung (3.076 m), Pu Tra (2.504 m), Pu Huổi Long (2.178 m), Phu Luông (2.985 m),... Sự phân hóa đa dạng của địa hình nơi đây đã tạo ra những điểm tham quan du lịch độc đáo như Fanxipăng – Hoàng Liên Sơn, SaPa (Lào Cai),…

Địa hình núi thấp hoặc trung bình xen kẽ giữa vùng đồi rộng lớn với một số đỉnh núi cao và cao nguyên đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung với các cánh cung uốn mình quanh khối nền sông Chảy và chụm đầu vào dãy núi Tam Đảo. Trong đó nổi bật hơn cả là các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh (2.419 m), Kiều Li Ti (2.402 m), Pu Tha Ca (2.274 m) nằm trên các cánh cung uốn mình mềm mại; cao nguyên Bắc Hà và các cao nguyên ở Hà Giang. Các cao nguyên này đều có độ cao trung bình 1.000 – 1.200m, trừ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) cao nhất lên đến 1.600m. Tất cả đều cấu tạo bằng đá vôi, có khi là đá hoa, có tuổi rất cổ (thuộc đại Cổ sinh và Nguyên sinh), nằm bên trên hoặc xen với đá phiến mica, cát kết và các đá biến chất khác. Chính điều đó làm cho quang cảnh không buồn tẻ như ở các khu vực khác chỉ thuần có đá vôi: bên cạnh những vách đá màu xám trắng hầu như dựng đứng với những đường nét sắc nhọn là những nét dịu thoải của những dãy đồi đá phiến phủ cỏ non mượt mà một màu xanh lá mạ, mà chỉ ở nơi cao nguyên này mới đậm đà và rực rỡ đến thế [80]. Có thể nói đây là dạng địa hình có giá trị cao đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và nghỉ dưỡng.

Đối với hoạt động du lịch, bên cạnh các miền núi cao có phong cảnh đẹp thì địa hình karst có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cảnh quan karst có thể coi là món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng Đông Bắc với các dạng tiêu biểu như cảnh quan karst

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.



núi trùng trùng, điệp điệp thuộc các khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang; cảnh quan karst ngập nước chủ yếu là các đảo, vũng thuộc vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, trong đó quan trọng nhất là vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản (về cảnh quan và địa chất) của thế giới.

Trong các dạng địa hình karst, hang động là một cảnh quan đặc biệt. Vùng Đông Bắc có rất nhiều hang động đẹp, rộng và có khả năng khai thác phục vụ khách du lịch như động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), động Ngườm Ngao ở Cao Bằng… Ngoài các hang động trên đất liền, hệ thống hang động trên các đảo, quần đảo thuộc các khu vực Hạ Long, Bái Tử Long… cũng vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn khách du lịch như động Thiên Cung và hang Sửng Sốt (Hạ Long),…

Địa hình đồng bằng của vùng chiếm một tỷ lệ nhỏ, bao gồm dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp chạy dài từ Tiên Yên qua Đầm Hà - Hải Hà đến tận Móng Cái chỉ rộng từ 10-15km. Đồng bằng chủ yếu được cấu tạo bằng thềm phù sa cổ chạy không liên tục, bị ngăn cách bởi đồi thấp trên dưới 50m chạy ra sát biển.

Tiếp nối đồng bằng là một vùng hải đảo: khu vực này có một vùng hải đảo bao gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ sắp xếp theo một vòng cung song song với vòng cung Đông Triều. Hơn 2000 hòn đảo quần tụ trong vịnh Bắc Bộ với chiều rộng khoảng

15.000 km2 với nhiều hình dáng, sắc thái khác nhau.

Nhìn chung, nền địa chất và địa hình Đông Bắc khá đặc sắc và mang những nét riêng biệt so với địa hình các vùng khác trong cả nước nên có nhiều ưu thế để khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, đặc biệt là DLSTDVCĐ (hình 2.2).

2.1.3. Sinh khí hậu

Vùng Đông Bắc có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng, có phần độc đáo và biến động nhất nước ta. Tuy nằm ở khu vực nhiệt đới, nhưng Đông Bắc lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo nên một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là Đông Nam và đặc biệt có mùa đông lạnh, ít mưa với hướng gió chính là hướng Bắc và Đông Bắc. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ đến tính chất mùa vụ trong DL.



48 Trong những yếu tố sinh khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người 1

48


Trong những yếu tố sinh khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nổi bật lên hàng đầu là bức xạ,nhiệt độ, độ ẩm, gió, các yếu tố hóa học như thành phần không khí, bụi, độ nhiễm bẩn và trạng thái thời tiết như dông, bão.... Song các yếu tố khí hậu thời tiết tác động lên cơ thể con người một cách tổng hợp. Ở nước ta có những vùng khí hậu không thuận lợi thường liên quan với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, ít ánh sáng, độ thông gió kém.

Đông Bắc là vùng núi có địa hình chia cắt nhiều và phức tạp. Vì vậy điều kiện sinh khí hậu đối với sức khỏe của con người ở các vùng có địa hình khác nhau cũng rất khác nhau. Trên lãnh thổ của vùng Đông Bắc có thể phân biệt ba loại sinh khí hậu có đặc điểm khác nhau đối với sức khỏe con người: Loại sinh khí hậu vùng có độ cao dưới 500m; loại sinh khí hậu vùng núi cao trung bình 500m đến 1000m và loại sinh khí hậu vùng núi cao trên 1000m (phụ lục 1.3)

Từ những đặc điểm trên của khí hậu đối với sức khỏe và liên quan đến các hoạt động tham quan, du lịch của con người, việc sử dụng giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối trung bình để tính khả năng thích ứng của con người với khí hậu cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cho thấy điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp nhất với con người Việt Nam là có nhiệt độ trung bình tháng từ 150C đến 230C và có độ ẩm từ 14mb đến 21mb. Theo căn cứ trên vùng Đông Bắc là lãnh thổ trong một năm có trung bình 5 tháng rất thuận lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2-3 tháng thuận lợi và khoảng 4-5 tháng ít thuận lợi, tuy nhiên trong các tháng ít thuận lợi (thường là các tháng có thời tiết oi bức, nóng nực) một số địa điểm ở vùng núi cao như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn,.... nơi có khí hậu mát mẻ hơn lại thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng (hình 2.3).

Như vậy, có thể nhận thấy vùng Đông Bắc có 4 tháng rất thích hợp với sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2 – 3 tháng thích hợp với sức khỏe con người và hoạt động du lịch và 3 – 4 tháng ít thích hợp với sức khỏe con người và hoạt động du lịch. Các tháng ít thuận lợi thường là các tháng có thời tiết oi bức, nóng nực, nhưng lại là



thuận lợi đối với những nơi có khí hậu mát mẻ hơn như SaPa Tam Đảo Mẫu 2



thuận lợi đối với những nơi có khí hậu mát mẻ hơn như SaPa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...) hoặc những nơi phát triển du lịch biển như Hạ Long... Hơn nữa, chính khí hậu, thời tiết đã góp phần tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp, đa dạng và rất độc đáo cho vùng. Và trên thực tế đã hình thành các điểm du lịch nổi tiếng như SaPa, Bắc Hà, Mẫu Sơn,... được xem như là những nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lý tưởng.

2.1.4. Thủy văn

Sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên du lịch rất phong phú ở vùng Đông Bắc thường được phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh.

Vùng Đông Bắc có một hệ thống sông ngòi dày đặc cắt xẻ địa hình đồi núi trùng điệp từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây và đổ ra vịnh Bắc Bộ. Trung bình cứ 1 km2

lan

h thổ có trên 1 km sông chảy qua .

Tại đây có 04 hệ thống sông chính chảy qua đã tạo điều kiện hình thành các tuyến

du lịch trên sông như: hệ thống sông Hồng gồm sông Thao và sông Lô tính đến Việt Trì; phần thượng lưu sông Thái Bình tính đến Phả Lại; hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh; hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang. Hệ thống các sông này có tiềm năng lớn về cung cấp nước làm thủy lợi, là đường giao thông và nguồn thủy sản, đồng thời cũng có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch. Hiện nay, các dòng sông, mặt nước trong vùng đã được sử dụng trong các kỳ lễ hội và tổ chức các môn thể thao nước như bơi lặn, đua thuyền…

Nhiều hồ chứa nước lớn, tự nhiên cũng như nhân tạo ở vùng Đông Bắc cũng đã được khai thác phục vụ mục đích du lịch như các hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Na Hang, Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Cấm Sơn (Bắc Giang)… Đặc biệt một số hồ tự nhiên như Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) đã trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tài nguyên nước khoáng, nước nóng ở vùng Đông Bắc khá phong phú và đa dạng về thành phần hóa học, kể cả các nguyên tố vi lượng, tổng độ khoáng hóa, nhiệt độ cũng như khả năng sử dụng làm nước uống, chữa bệnh và phục vụ du lịch. Nhiều



nguồn nước khoáng có chất lượng cao đã được sử dụng đóng chai làm nước uống như Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Thanh Thủy (Phú Thọ), Quang Hanh (Quảng Ninh)… Tại đây các cơ quan y tế hoặc công đoàn đã xây dựng các nhà an dưỡng và chữa bệnh phục vụ cho cả khách du lịch. Sử dụng nguồn nước khoáng để chữa bệnh bằng các hình thức uống, ngâm và tắm có thể chữa khỏi được nhiều bệnh như các bệnh ngoài da, thấp khớp mãn tính, đường ruột, thần kinh tọa, sỏi đường tiết niệu…. Một số nguồn nước khoáng có nhiệt độ khá cao như Bản Bon (Yên Bái) tới 450C rất có tác dụng đối với du lịch chữa bệnh vào thời kỳ mùa đông.

2.1.5. Các giá trị sinh thái

Các nhân tố địa chất, địa hình, khí hậu và đất đai ảnh hưởng và quyết định đến sự phân bố thực vật và động vật rừng, đặc biệt là sự hình thành các khu sinh trưởng khác nhau của nhiều loại cây và nhiều chủng loại động vật. Vùng Đông Bắc là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật rừng tiêu biểu: luồng thực vật Vân Nam – Hymalaya, luồng thực vật Bắc Bộ - Nam Trung Hoa, luồng thực vật Ấn Độ - Malaixia. Do đó thực vật ở đây rất phong phú với hàng trăm họ, gần 500 chi và trên 800 loài. Hệ thực vật bao gồm thực vật nhiệt đới và ôn đới ở vùng Đông Bắc nhiều kiểu rừng tiêu biểu như: kiểu rừng thường xanh á nhiệt đới núi cao, kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình, kiểu rừng thường xanh mưa ẩm, nhiệt đới núi thấp... Có nhiều loại gỗ quý mọc thành quần thụ như lim xanh, táu mật, sến, các loại quý hiếm như pơmu, lát hoa, giổi xương…

Tài nguyên du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các Vườn Quốc Gia, Khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú ở vùng Đông Bắc. Trong đó có: 06 VQG, 13 khu bảo tồn thiên nhiên. Phần lớn các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị phục vụ du lịch cao, có điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch và nằm trên các tuyến du lịch ở vùng Đông Bắc đều đã thu hút được khách du lịch (phụ lục 3.3).

Ngoài ra, Đông Bắc còn có 15 khu bảo tồn cảnh quan như: Bản Giốc, Hồ Thăng Hen, Lam Sơn, Núi Lăng Đồn, Khu rừng Trần Hưng Đạo, Pắc Bó, Đền Hùng, Núi Nả, Yên Lập, An toàn khu Định Hoá, Tân Trào, Kim Bình, Đá Bàn, Yên Tử. Đó là

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí