Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng



thái dựa vào cộng đồng là rất quan trọng. Đó là các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.

Theo Phạm Trung Lương (2002), không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch. Bao gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, KBTTN, các sân chim...).

- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh...).

- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng).

Do đặc thù của DLST là dựa vào thiên nhiên, đó là loại hình tổ chức ngoài thiên nhiên và trong các vùng tự nhiên hoang dã để tạo ra sản phẩm DL. Chính vì vậy, những khu vực được lựa chọn phát triển DLSTDVCĐ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Là nơi tiến hành các hoạt động DL mà cách ứng xử với môi trường tự nhiên chỉ có mức độ thỏa mãn theo các quy định pháp luật hiện hành với những dự án nằm ngoài giới hạn của DLST.

- Những nơi được thiết kế, xây dựng, gắn liền với thiên nhiên môi trường hơn, thể hiên qua “tính nhạy cảm của các điểm, các cụm có mật độ thấp ít sử dụng thiết kế và các vật liệu hạn chế tầm quan sát, gây ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên vẫn cung cấp đầy đủ các tiện nghi dịch vụ và hoạt động của một cuộc DL truyền thống”. Loại này chấp nhận tầm quan trọng của môi trường hơn là thực tiễn của DLST.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

- Nơi du khách có cơ hội tham quan môi trường còn hoang sơ, nguyên vẹn. Các cơ sở lưu trú, tiện nghi với sự hạn chế tối đa tác động tới môi trường được xem là tiêu chuẩn của du khách.

- Là những nơi “tự nhiên” được coi trọng hàng đầu để nghỉ ngơi và giáo dục với nỗ lực tăng cường trực tiếp ý thức bảo tồn và giữ gìn môi trường. Các chuyến thám hiểm trong ngày, các trung tâm tham quan và phiên dịch viên là chìa khóa.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 5



- Là loại dành cho khách “thám hiểm” đến các vùng xa xôi, hoang dã, các chương trình DL được thiết kế nhằm hướng tới việc nâng cao nhận thức về bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa.

Ngoài ra, phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với DLSTDVCĐ là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình, sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường tại đó đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng. Ngoài ra, CĐĐP còn có các vai trò cụ thể như sau:

- CĐĐP là người cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch ban đầu của DSLT. Có thể nói DL về với thiên nhiên chủ yếu diễn ra tại nơi có thiên nhiên hoang sơ. Trong khi đó, những khu vực này thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn và tốn kém cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông cũng như các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Vì vậy khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào động đồng dân cư tại các làng, bản, thôn....

- CĐĐP và đời sống của họ cung cấp nguồn tài nguyên du lịch hữu hình và vô hình phong phú. Các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở... độc đáo của các cộng đồng có sức thu hút đối với khách du lịch.

- CĐĐP là những người am hiểu các điều kiện cũng như tài nguyên của mình nhất nên nếu được đào tạo, họ sẽ là nguồn nhân lực tích cực và hiệu quả cho hoạt động du lịch.

- Đời sống của CĐĐP gắn liền với điểm du lịch được khai thác nên nếu nhận thức được vai trò của DLST đối với cộng đồng, họ sẽ là lực lượng bảo vệ tốt nhất nguồn tài nguyên du lịch địa phương một cách bền vững. Đồng thời, họ cũng sẽ có phản ứng nhanh nhất với những biến đổi tiêu cực của môi trường.

Như vậy, đối với việc người dân tham gia vào hoạt động phát triển DL, các phương thức tham gia này của CĐ sẽ là một quá trình để xác định và củng cố vai trò của CĐ trong công tác quy hoạch, trong quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động có ảnh hưởng đến đời sống của CĐ.



1.2.5. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác để chế biến tạo ra sản phẩm rồi lại được đưa đến tận nơi tiêu thụ, tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên DLST nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tao ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan. Tuy nhiên các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm DLST đích thực, được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của du lịch đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn, ít có điều kiện đến các khu tự nhiên. Chính vì vậy, hoạt động DLSTDVCĐ cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLSTDVCĐ với các loại hình dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Với những hiểu biết đó thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển sinh thái và văn hóa khu vực.

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác thì vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng cần tuân thủ. Bởi: việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của DLST; Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động DLST. Với nguyên tắc này mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì phát triển các hệ sinh thái.

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống



của cộng đồng địa phương dưới tác động của hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyêm tắc hoạt động của DLST.

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST. Nếu như các loại hình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.

Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động của mình như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách... thông qua đo sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST.

1.3. Tiếp cận địa lý học trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

1.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng hướng tiếp cận địa lý học cho phát triển du lịch

Trong hoạt động nghiên cứu và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi, không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành bởi nhiều thành tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, trong đó phân hệ tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng. Cũng chính vì thế, các nhiệm vụ đặt ra cho các nhà nghiên cứu du lịch bao gồm:

- Nghiên cứu tổng hợp mọi loại tài nguyên du lịch, sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và xác định hướng khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chúng, ngoài việc xem xét một cách riêng lẻ (theo từng loại), cần phải tìm hiểu sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ. Sau đó là việc đánh giá tài



nguyên trên những quan điểm nhất định (kinh tế, sinh thái…). Trên cơ sở đánh giá từng loại và sự kết hợp tài nguyên trên một lãnh thổ, lúc ấy mới có căn cứ để xác định phương thức khai thác.

- Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của các vùng du lịch: cấu trúc sản xuất – kỹ thuật của các vùng du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu và tài nguyên du lịch; các mối liên hệ ngoại vùng, nội vùng và liên vùng (quốc gia); hệ thống tổ chức quản lý các vùng du lịch nhằm khai thác hiệu quả những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và sự phân công lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch.

Tất cả các nhiệm vụ trên chỉ có thể được giải quyết thấu đáo theo hướng tiếp cận địa lý. Bởi, địa lý học là khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái Đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên... đây cũng chính là các yếu tố tạo thành tài nguyên du lịch, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

1.3.2. Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

1.3.2.1. Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm hệ thống: Mặc dù giới hạn lãnh thổ nghiên cứu là vùng Đông Bắc và VQG Ba Bể, huyện đảo Vân Đồn là hai địa bàn cụ thể để nghiên cứu điểm, song không có nghĩa là các lãnh thổ này được nghiên cứu như những lãnh thổ biệt lập, độc lập. Việc nghiên cứu DLSTDVCĐ Đông Bắc phải được đặt trong một hệ thống chung đó là bối cảnh chung của du lịch Việt Nam. Các giải pháp đưa ra cho vùng này không thể đối lập với các định hướng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Cũng như vậy, việc nghiên cứu du lịch nói chung, DLDVCĐ nói riêng ở VQG Ba Bể phải được đặt trong định hướng, quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Kạn, du lịch dựa vào cộng đồng ở Vân Đồn phải được đặt trong định hướng, quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Ninh. Các giải pháp đưa ra cho 2 địa bàn này phải được đặt trong định hướng chung của du lịch tỉnh, hay nói cách khác là trong hệ thống chung cấp cao hơn.

b) Quan điểm lãnh thổ: bất cứ một đối tượng địa lý đều gắn với một không gian cụ thể. Các đối tượng này phản ánh những đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Đối với mỗi lãnh thổ, các đối tượng địa lý có sự phân hóa nội tại và quy luật hoạt động riêng phụ thuộc chặt chẽ vào lãnh thổ đó.



Vận dụng quan điểm lãnh thổ nhằm xác định không gian nghiên cứu, phạm vi các thể tổng hợp địa lý tự nhiên, các nguồn lực phát triển DLSTDVCĐ và thể hiện chúng trên bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Trong đánh giá, các không gian đã được phân chia trong một lãnh thổ được sử dụng làm các đơn vị được đánh giá, xác định mức độ thuận lợi cho du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Từ đó đưa ra được các định hướng, giải pháp mang tính tổng hợp và sát thực tế địa phương.

c) Quan điểm lịch sử: nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển là cơ sở đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Quan điểm lịch sử được thể hiện trong luận án thông qua những đánh giá, đề xuất phù hợp với giai đoạn lịch sử hiện nay về các mặt kinh tế, nhận thức dân trí...

d) Quan điểm phát triển bền vững: phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu tăng cường kinh tế với các mục tiêu giữ gìn sự ổn định của văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong luận án, quan điểm này chỉ chi phối trong việc định hướng và giải pháp khai thác phát triển không gian và sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng theo từng khu vực.Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định xã hội, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống người dân và bảo vệ môi trường.

1.3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu chủ đạo

(1) Phân vùng địa lý tự nhiên với phát triển du lịch bền vững

Theo V.I.Prokaep, phân vùng địa lý tự nhiên là sự phân chia và phân loại các địa tổng hợp trên một lãnh thổ nào đó. Công tác phân vùng bao gồm cả việc phát hiện và đặt tên các địa tổng hợp, thể hiện chúng trên bản đồ và thuyết minh những đặc thù của chúng [64].

Phân vùng ĐLTN cần xét đến tất cả các hợp phần tự nhiên bởi tuy có quan hệ mật thiết và tác động tương hỗ lẫn nhau nhưng chúng có bản chất và sự phân hóa khác



nhau. Do đó, phân vùng ĐLTN rất phức tạp, cần phải có những cơ sở lý luận đúng đắn nhằm tránh những sai sót, đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn.

Theo các học giả: A.G. Ixatsenko (1969), F.N. Mincov (1970) và V.I. PROKAEP (1971), trong phân vùng ĐLTN, trên thế giới, một số phương pháp chủ yếu được sử dụng như: chồng xếp các bản đồ phân vùng bộ phận, nhân tố chủ đạo, phân tích liên hợp các thành phần tự nhiên riêng biệt, phương pháp phân tích bản đồ kiểu cảnh quan, phương pháp thực địa. Trong phân vùng ĐLTN lãnh thổ Việt Nam, theo Tổ phân vùng Địa lí tự nhiên, Ủy ban Khoa học Nhà nước (1970), một số phương pháp được các tác giả sử dụng như: phương pháp nhân tố chủ đạo và phương pháp phân tích các thành phần riêng biệt; còn theo Đặng Kim Nhung và cộng sự (2009), phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên gồm: phương pháp chồng xếp các bản đồ phân vùng bộ phận, phương pháp phân tích liên hợp các thành phần tự nhiên, phương pháp phân tích bản đồ kiểu cảnh quan, phương pháp nhân tố chủ đạo và phương pháp thực địa.

Trên cơ sở phân tích các phương pháp phân vùng và đặc điểm phân hóa tự nhiên lãnh thổ, các phương pháp phân vùng ĐLTN khu vực Đông Bắc được sử dụng gồm:

- Phương pháp thực địa: được áp dụng nhằm đánh giá mức độ khả thi của lý thuyết, tính phù hợp với thực tiễn khi tiến hành phân vùng nghiên cứu của luận án.

- Phương pháp phân tích yếu tố trội: Cơ sở lý luận của phương pháp phân tích yếu tố trội được thể hiện trong phản ánh các đặc trưng của tự nhiên, nó giải thích sự không đồng nhất cũng như vai trò của từng yếu tố hay thành phần trong thể tổng hợp tự nhiên tại một cấp phân vị nào đó. Nó nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của yếu tố này hay yếu tố khác cũng như mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau trong một hệ thống đồng nhất của tự nhiên…

- Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên: Thiên nhiên là một hệ thống thống nhất trong đó các hợp phần tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau theo những quy luật khách quan. Vì khi tiến hành phân vùng ĐLTN cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN của lãnh thổ cần thiết phải áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên.



- Phương pháp phân tích, so sánh các bản đồ bộ phận: Việc so sánh, đối chiếu các bản đồ bộ phận với nhau giúp rút ra được những đặc trưng giống và khác nhau về ĐKTN giữa các cấp phân vùng, từ đó đưa ra được những chỉ tiêu khoa học thích hợp cho mỗi cấp phân vùng theo mục đích nghiên cứu.

Các nguyên tắc trong phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc

Trên thế giới, trong các công trình nghiên cứu phân vùng ĐLTN, các tác giả đã đưa ra những nguyên tắc phân vùng ĐLTN. A.G.Ixatsenko (1969) đưa ra 2 nguyên tắc: tính chất khách quan, phát sinh hay lịch sử. V.I.Prokaev đưa ra 6 nguyên tắc: khách quan, tính đồng nhất tương đối, phát sinh, cùng chung lãnh thổ, so sánh và ưu tiên xét những qui luật phân vùng ĐLTN phổ biến [64]. F.N Mincov đưa ra 4 nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, phát sinh, tổng hợp và đồng nhất tương đối [53]. Trong các công trình phân vùng ĐLTN trên lãnh thổ Việt Nam, có rất nhiều các nguyên tắc phân vùng được đề cập. Một số nguyên tắc được nhiều tác giả sử dụng như Tổ phân vùng Địa lí tự nhiên, Ủy ban Khoa học Nhà nước; Vũ Tự Lập; Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh đã đưa ra các nguyên tắc phân vùng bao gồm: Nguyên tắc phát sinh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ; đồng nhất tương đối; nguyên tắc khách quan [82], [43], [57].

Dựa trên các kết quả nghiên cứu và đặc điểm phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu, các nguyên tắc sử dụng phân vùng ĐLTN khu vực Đông Bắc gồm:

- Nguyên tắc phát sinh: Áp dụng nguyên tắc phát sinh nhằm giải quyết các vấn đề về sự phát sinh, phát triển của các thể tổng hợp tự nhiên. Mặc khác cho phép giải thích được nguồn gốc phát sinh của các thành phần tự nhiên và các thể tổng hợp tự nhiên cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế khó tái tạo và xác định đầy đủ nguồn gốc và lịch sử của các địa hệ ở các cấp khác nhau, mặt khác tuổi và lịch sử hình thành của mỗi đơn vị và mỗi thành phần tự nhiên cũng khác nhau, do vậy nguyên tắc phát sinh chỉ có thể giải thích sự phân dị lãnh thổ diễn ra như thế nào, nguyên nhân gì và thời gian nào hình thành các cấp phân hóa lãnh thổ, mức độ thống nhất phát sinh nội tại của mỗi vùng… Do vậy, cần thiết phải kết hợp với các nguyên tắc khác trong quá trình phân vùng ĐLTN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023