Thái... là những di tích đặc biệt quan trọng không những có giá trị lịch sử cao mà còn là vùng cảnh quan sinh thái đẹp rất hấp dẫn du khách.
Nói tóm lại, những đặc trưng chung về kinh tế, văn hóa và xã hội của Đông Bắc có thể tìm thấy qua nếp sống lâu đời của những người quen khai thác các thung lũng hẹp, cách thức sử dụng nguồn nước chảy, các hình thức xây cất nhà sàn hình vuông, bốn mái, nhà đất trình tường, các loại nhà phòng thủ ở gần biên giới; ở các loại trang phục mang nhiều ảnh hưởng phương bắc; ở các thói quen và khẩu vị ăn uống dùng gạo, ngô và ưa dùng mỡ. Các hình thức tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong vùng pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng nông nghiệp thờ cúng tổ tiên…) với các ảnh hưởng Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện tập trung qua các hình thức lễ hội cổ truyền, qua sinh hoạt văn hóa chợ. Đây được coi là những ưu thế về văn hóa bản địa cần được chú trọng khai thác phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nhằm phát triển kinh tế - xã hội Vùng theo hướng bền vững. Trong đó, các giá trị văn hóa bản địa là đối tượng khai thác còn cộng đồng dân cư địa phương chính là chủ nhân tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng và hưởng lợi trên chính mảnh đất mình sinh sống.
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải
2.3.1.1. Đường bộ
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguồn Lực Địa Lý Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng
- Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 8
- Điều Kiện Kinh Tế -Văn Hóa - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Nhân Văn
- Biểu Đồ So Sánh Sự Tăng Trưởng Của Khách Du Lịch Vùng Đông Bắc Với Cả Nước (Giai Đoạn 2010 – 2014)
- Đánh Giá Tổng Hợp Và Đề Xuất Các Định Hướng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Vùng Đông Bắc Việt Nam
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Tiêu Chí Vị Trí Và Khả Năng Tiếp Cận Cho Phát Triển Dlstdvcđ
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Hiện Đông Bắc có nhiều thuận lợi nhờ có một số tuyến quốc lộ chạy trong nội vùng nhằm góp phần giúp cho hoạt động du lịch trong vùng có thêm nhiều thuận lợi để phát triển. Các tuyến quốc lộ đó bao gồm: Quốc lộ 2 dài 312 km chạy từ Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ - Tuyên Quang – Mèo Vạc đi qua các thành phố công nghiệp và địa bàn giàu khoáng sản, lâm sản và vùng chăn nuôi gia súc lớn; Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng – Thủy Khẩu dài 382 km nối liền vùng kim loại màu với Thái nguyên và Hà Nội; Quốc lộ 18 (ngang) Bắc Ninh – Uông Bí – Đông Triều – Móng Cái đi qua vùng sản xuất than đá và điện lực của vùng; Quốc lộ 4 (ngang) từ
Mũi Ngọc – Móng Cái – Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Văn đi qua vùng cây ăn quả, và nối liền với cửa khẩu Việt Trung...; Đường 3A (1k3A) từ Lạng Sơn - Bắc Sơn – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái gặp đường số 2 có ý nghĩa về mặt kinh tế vùng trung du và quốc phòng; Quốc lộ 4D chạy dọc tuyến biên giới phía Bắc nối với Sapa, Lào Cai;...
2.3.1.2. Đường sắt
Hiện tại Vùng đang có hệ thống đường sắt Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 123 km nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một số khu vực kinh tế và quốc phòng xung yếu Bắc Giang – Chi Lăng – Lạng Sơn; Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai; Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều nối liền Hà Nội với nhiều cụm công nghiệp cơ khí, luyện kim quan trọng như Đông Anh, Gò Đầm.
2.3.1.3. Đường thủy
Hệ thống đường thủy của Vùng khá phát triển, có thể sử dụng vào việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện vận tải thủy từ đó tạo nên sức hấp dẫn du lịch trong vùng. Trong đó phải kể đến hệ thống đường biển từ Quảng Ninh sang các tỉnh lân cận và hệ thống đường sông: sông Lô - bắt nguồn từ Hà Giang chảy qua Tuyên Quang về Việt Trì và tiếp nối sông Hồng; Sông Cầu: bắt nguồn từ Cao Bằng qua Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang nối với sông Thái Bình; Sông Hồng: bắt nguồn từ Trung quốc chảy về Lào Cai – Yên Bái – Việt Trì – Hà Nội – Hải Dương – Hưng Yên – Hà Nam ra biển, dài 510km; sông Thương bắt nguồn từ Lạng Sơn qua Bắc Giang – Hải Dương nối tiếp với sông Thái Bình.
2.3.1.4. Đường hàng không: chưa phát triển,chỉ có 01 sân bay Yên Bái.
2.3.1.5. Về phương tiện chuyên chở hàng hóa và hành khách: nhiều chủng loại nhưng cũ kỹ, lạc hậu, chất lượng và thiết bị kém an toàn, hình thức chưa hấp dẫn khách du lịch, chưa đủ khả năng cạnh tranh với các phương tiện chuyên chở đường bộ và đường sắt.
2.3.2. Mạng lưới điện nước
Nguồn điện chính của vùng hiện có là thủy điện Thác Bà (108 MV), thủy điện Na Hang (342 MV) và một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khác. Về nhiệt điện, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện lớn như nhiệt điện Uông Bí (150MV), Na Dương (110 MV), Cao Ngạn (100MV). Mạng lưới điện của Vùng cơ bản được phân bố rộng và tương đối đồng bộ hòa vào điện lưới quốc gia. Song có một nghịch lý ở đây là: Đông Bắc lại là nơi sản xuất và cung cấp điện cho các vùng khác nhưng lại là vùng chưa được hưởng lợi nhiều từ nguồn điện tại đây. Mạng điện cao thế và trung thế còn ít, do dân cư sống không tập trung nên chi phí xây dựng và tổn thất năng lượng lớn, chưa đáp ứng đủ điện để phục vụ nhân dân.
Về cấp nước do đặc điểm địa hình, tình trạng cấp nước sinh hoạt cho vùng cao, vùng núi đá vôi rất khó khăn. Cho đến nay tất cả các nhà máy nước tại các thành phố, thị xã, tỉnh lị trong vùng đã được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao, vùng núi đá vôi cũng đã được cải thiện dần. Việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng đã được hoàn thiện cơ bản. Các công trình thủy lợi đầu mối đã được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới cấp nước cho gần 70% diện tích canh tác.
2.3.3. Hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của Vùng tương đối đa dạng, phát triên nhanh, nhất là trong những năm gần đây và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống, trong đó có du lịch. Đáng chú ý hơn cả là mạng lưới bưu chính, viễn thông (điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn).
2.3.4. Cơ sở lưu trú
Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và địa phương các tỉnh quan tâm nên số lượng cơ sở lưu trú toàn vùng đã tăng lên. Tính đến năm 2014, Đông Bắc có 2.748 cơ sở lưu trú với 32.204 buồng để phục vụ khách du lịch đến
Vùng. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú tại đây chủ yếu dưới 2 sao và các nhà khách, hệ thống nhà hàng không lớn và kinh doanh manh mún, các công ty lữ hành thiếu và yếu...); hoạt động quảng bá sản phẩm thiếu sáng tạo; hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết.
Như vậy, có thể thấy hệ thống giao thông rất thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch trong và ngoài vùng Đông Bắc. Còn hệ thống điện, nước và lưu trú trong vùng còn nhiều hạn chế để phục vụ khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa là chủ yếu. Do vậy, đối tượng khách DLSTDVCĐ chủ yếu muốn được khám phá, trải nghiệm chuyến du lịch của mình trong những không gian có giá trị tự nhiên hoang sơ và muốn được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa tại nơi đến như: ăn các món ăn đặc trưng của địa phương, ngủ tại nhà của người dân (homestay) và được tham gia, khám phá các giá trị văn hóa bản địa (phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, các lễ hội..),… Trong các yếu tố về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông được coi là quan trọng hơn cả để phát triền DLSTDVCĐ.
Do vậy, với các nguồn lực về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội kết hợp với hệ thống giao thông, vùng Đông Bắc hoàn toàn có thể phát triển DLSTDVCĐ nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
2.4. Các tour du lịch đang khai thác tại vùng Đông Bắc
Với tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan nên sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đông Bắc được xác định là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao – mạo hiểm kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu. Trong đó các tour du lịch hiện đang được khai thác tại vùng như sau:
- Tham quan nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam: Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt di tích Đền Hùng; Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc thiểu số vùng
núi phía Bắc; Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc thiểu số; Các làng nghề truyền thống.
- Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học: Các VQG Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn, Các khu bảo tồn thiên nhiên: Na Hang, Pa Khoang…
- Thể thao – mạo hiểm qua các lát cắt địa hình tiêu biểu, dọc các dòng sông lớn: Các lát cắt địa hình: Lào Cai – Tuyên Quang – Phú Thọ…; Dọc các sông Hồng; Các hang động karst
- Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí các vùng cảnh quan: Các công trình kinh tế lớn của Việt Nam; Vùng các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi; Vùng núi đá, hang động karst; Vùng núi cao, các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Với các sản phẩm trên các tuyến điểm du lịch đã và đang được khai thác trên sẽ là tiền đề thuận lợi cho vùng Đông Bắc trong việc định hướng không gian xây dựng các tuyến điểm DLSTDVCĐ theo những đặc trưng riêng của các khu vực trong vùng.
2.5. Trình độ lao động của cộng đồng các dân tộc thiểu số
Vùng Đông Bắc có nhiều dân tộc sinh sống (khoảng hơn 30 dân tộc), trong đó các dân tộc chính chiếm số đông là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Lô Lô, Hoa, Cao Lan, Ngái, Mường, Thái. Nhiều dân tộc ít người sống ở vùng cao, vùng sâu, điều kiện sản xuất và sinh hoạt khó khăn. Song, đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc có truyền thống lao động cần cù, có quan hệ cộng đồng bền chặt và gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc anh em; có sự tích lũy kinh nghiệm từ tri thức bản địa, từ văn hoá truyền thống. Nhiều tập quán sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc đã trở thành những chuẩn mực giá trị mang tính văn hoá, tính xã hội - nhân văn trong ứng xử với tự nhiên, trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đó là nguồn tài nguyên nhân văn, là vốn xã hội cho sự phát triển của vùng. Nguồn lực xã hội - nhân văn của vùng Đông Bắc còn được thể hiện trong truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc trong vùng. Đông Bắc là cái nôi của cách mạng, với những địa danh đã đi vào lịch sử và trở thành niềm tự hào
của người dân nơi đây, như: Pắc Bó, Tân Trào, Định Hoá, Thái Nguyên, Bắc Sơn, Võ Nhai, Thất Khê, Tràng Định,… Truyền thống cách mạng ấy là nội lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Đông Bắc. Nhiều địa danh và di tích lịch sử đã trở thành những điểm thăm quan du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế (phụ lục 5).
Nguồn nhân lực vùng Đông Bắc rất dồi dào với tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc toàn vùng (63,7%) cao nhất cả nước và cao hơn cả tỷ lệ trung bình toàn quốc (58,1%). Trình độ học vấn và chuyên môn của dân cư và nguồn nhân lực ở vùng Đông Bắc khá cao (17,4%), tương đương với trình độ trung bình cả nước (18,2) chỉ thấp hơn đồng bằng sông Hồng (25%) và Đông Nam Bộ (24,1%) [53], [54]. Vùng cũng có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn và chuyên môn, khoa học kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong vùng. Trong đó, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên biết chữ (90,3%) thấp nhất cả nước. Nguyên nhân do địa hình vùng Đông Bắc phức tạp và đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Đây cũng chính là một thách thức khi phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Đông Bắc.
Tuy nhiên, theo điều tra xã hội qua bảng hỏi về nhận thức của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái trên 254 người dân địa phương vùng Đông Bắc (phụ lục 8) có 35,04% nhận thức DLCĐ là hoạt động du lịch người dân địa phương tham gia điều hành du lịch; 48,03% người dân cho rằng du lịch cộng đồng tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và du lịch cộng đồng làm cho người dân hiểu biết hơn là 38,58%; 89,76% người dân có ý kiến muốn các thành viên trong gia đình mình cùng tham gia phục vụ khách du lịch tại địa phương trong đó làm hướng dẫn viên du lịch chiếm 22.83%, chở khách chiếm 12.60%, đón khách đến nghỉ trong gia đình mình chiếm 17.32%, mở quán giải khát chiếm 15.35%, mở quán ăn chiếm 5,91%, bán hàng vặt, nước uống, bánh kẹo và quà lưu niệm chiếm 25,98%; đặc biệt có 88,89% người dân được hỏi có mong muốn được tập huấn về nghiệp vụ phục vụ khách du lịch. Điều
này chứng tỏ người dân địa phương vùng Đông Bắc có mong muốn và nhận thức tốt nếu được tham gia vào phục vụ khách du lịch đến vùng.
Như vậy có thể thấy, về quy mô và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương tại vùng Đông Bắc có thể coi là một tiềm năng lớn trong phát triển DLSTDVCĐ. Tại đây, cộng đồng địa phương có thể chủ động phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình (đó là những thói quen sinh hoạt hàng ngày: trang phục, ẩm thực, kiến trúc nhà ở và những nét văn hóa tinh thần trong âm nhạc, lễ hội và ngay trong cả đời sống tín ngưỡng tâm linh của mỗi tộc người,..) để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút sự trải nghiệm của du khách ngay trên mảnh đất mình sinh sống. Thông qua đó, người dân cũng được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch như: phục vụ du khách lưu trú, ăn uống (các món ăn địa phương) trong chính ngôi nhà của mình (homestay); làm hướng dẫn viên bản địa để thuyết minh cho du khách về những giá trị tự nhiên hay văn hóa bản địa của chính địa phương mình sinh sống bởi hơn ai hết họ là những người hiểu rõ về địa hình, văn hóa bản địa và những hiện tượng thời tiết tại địa phương mình nên sẽ giúp du khách cảm thấy an toàn và cảm nhận được nhiều hơn các giá trị của tài nguyên du lịch nơi đến; tham gia vận chuyển và cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ du khách. Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng có thể phát triển các làng nghề truyền thống một phần giúp du khách khám phá, trải nghiệm về các làng nghề đặc trưng của mỗi dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm làng nghề truyền thống đó của địa phương cho du khách,... Song do đời sống còn nhều khó khăn, địa hình nhiều nơi phức tạp nên trình độ dân trí cũng như các kỹ năng cần có để tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế và cần có những hoạt động đào tạo cụ thể các kiến thức, kỹ năng phục vụ du lịch cần thiết cho họ để góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng nhưng cũng đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Tóm lại, qua các phân tích về các nguồn lực tự nhiên, TNTN cùng các điều kiện về kinh tế, xã hội đặc biệt là các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số