Sơ Đồ Các Cấp Phân Vị Phân Vùng Địa Lý Tự Nhiên



- Nguyên tắc tổng hợp: Để tiến hành phân vùng ĐLTN cần xem xét mọi khía cạnh của thể tổng hợp tự nhiên trên mọi cấp phân vị, từ đó đề ra chỉ tiêu tổng hợp tất cả đặc điểm của các yếu tố chung nhất để đưa vào một cấp phân vùng.

- Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ: nhấn mạnh đặc điểm toàn vẹn phát sinh của lãnh thổ, nghĩa là mỗi lãnh thổ nhất định sẽ được thể hiện trên bản đồ bằng một khoanh vi riêng với một tên gọi riêng.

- Nguyên tắc yếu tố trội: Trong mỗi bậc của hệ thống phân vùng được đặc trưng bởi một thành phần hoặc yếu tố tự nhiên nào đó chiếm ưu thế, song không là tuyệt đối. Nhân tố chiếm ưu thế tại một phạm vi nhất định sẽ tạo ra sự phân hóa lãnh thổ nhất định. Áp dụng nguyên tắc yếu tố trội sẽ giải quyết được sự phân cấp trong hệ thống phân vị khu vực nghiên cứu.

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tương đối được hiểu là mối tương quan của các nhân tố hình thành vùng, làm nên tính riêng của mỗi vùng, tạo ra sự khác biệt với các vùng khác. Như vậy, nguyên tắc đồng nhất được áp dụng để giải thích việc nhóm các lãnh thổ có ĐKTN gần nhau thì được đưa về một đơn vị phân vùng.

- Hệ thống phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên

Trên thế giới, trong các công trình phân vùng ĐLTN, tác giả A.E. Phêdina (1970b) đã đưa ra sơ đồ hệ thống phân vị khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của mỗi khu vực được phân vùng. Mỗi sơ đồ phân vị đều dựa trên những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Kết quả tổng hợp cho thấy, lãnh thổ Việt Nam đã được nhiều tác giả người Pháp và Liên Xô đã tiến hành phân vùng như J.Sion (1927), Ch.Robequain (1935, 1952), P.Gourou (1931), T.N. Sêglova (1957), V.M. Fridland (1961) [trích 64].

Đối với các tác giả Việt Nam, cũng đã có nhiều công trình phân vùng. Ở mỗi công trình, các tác giả đã xây dựng hệ thống các cấp phân vị và các dấu hiệu nhận biết. Mội số hệ thống phân vị tiêu biểu: Hệ thống 7 cấp: Á đại lụcXứĐớiÁ đớiMiềnÁ miềnVùng của Tổ Phân vùng Địa lí Tự nhiên Việt Nam [82]; hệ thống các cấp phân vị và phân loại của Vũ Tự Lập [43]; hệ thống 3 cấp: Đới cảnh quanMiền cảnh quanVùng cảnh quan của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng



Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh [19] và hệ thống 5 cấp: Ô địa líÁ ô địa líĐới địa líMiền địa líVùng địa lí của Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh [57]... Mỗi hệ thống phân vị đều được phân chia theo những nguyên tắc, phương pháp khác nhau và có những dấu hiệu nhận biết cụ thể theo từng cấp phân vị.

Dựa trên cơ sở lý luận về phân vùng ĐLTN và đặc điểm phân hóa về ĐKTN khu vực nghiên cứu, NCS đã lựa chọn hệ thống phân vị gồm 3 cấp (Hình 1.1):


Vùng


Á vùng


Tiểu vùng


Hình 1.1. Sơ đồ các cấp phân vị phân vùng địa lý tự nhiên


(2) Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ mục đích phát triển du lịch Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch là xác

định giá trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Đánh giá tài nguyên du lịch được xác định theo các tính chất của tài nguyên bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [47]. Do vậy, trong nội dung nghiên cứu của luận án, đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên chính là đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch nhằm xác định khả năng khai thác vàphát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Các phương thức đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch bao gồm:

+ Đánh giá định tính, là những nhận định về đặc điểm, tính chất của các đối tượng hoặc lãnh thổ nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cho từng mục tiêu sử dụng cụ thể. Đánh giá định tính cần đảm bảo các yêu cầu: (1) đảm bảo được tính hiệu quả (hiệu quả và lợi ích kinh tế, hiệu quả và lợi ích xã hội, hiệu quả và lợi ích môi trường); (2) đảm bảo được các giá trị (giá trị thưởng thức, giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị sử dụng); (3) đáp ứng được các điều kiện (điều kiện giao thông, điều kiện kinh tế, điều kiện cảnh quan, điều kiện dung lượng, điều kiện thi công, điều kiện thị trường).



Đối với đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch, phương pháp này cho phép đánh giá ở mức độ: nhiều hay ít, phù hợp hay không phù hợp, thuận lợi hay không thuận lợi đối với hoạt động du lịch ở một điểm, theo quy mô nhỏ.

+ Đánh giá định lượng, là quy về các chỉ tiêu và cho điểm từng đối tượng được đánh giá theo những mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng có thể sử dụng phương pháp định lượng; do đó trong một số trường hợp, có thể áp dụng phương thức đánh giá bán định lượng trong quá trình nghiên cứu.

Đánh giá định tính, định lượng hay bán định lượng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên đều nhằm phục vụ cho mục tiêu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên. Thông thường, các nghiên cứu áp dụng quy trình đánh giá định tính sơ bộ trên cơ sở kết quả phân tích hiện trạng, tiếp theo sẽ tiến hành đánh giá định lượng để đưa ra những chính sách quản lý, kịch bản quy hoạch và tổ chức lãnh thổ cho các mục tiêu phát triển.

- Mục đích và các kiểu đánh giá

Đánh giá định lượng là các kết quả phải quy về được các đơn vị đo lường cụ thể: số lượng, khối lượng, kích thước. Đánh giá định tính là đưa ra được những nhận định về mặt tính chất của sự vật, hiện tượng.

Trong đánh giá TNDL, Mukhina đã cho rằng: “Đánh giá tài nguyên du lịch là phân loại các TNDL theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các LHDL, đồng thời cũng có thể cho một LHDL cụ thể”. Còn Boniface và Cooper: “Đánh giá TNDL là xác định mức độ thuận lợi, phù hợp của các tài nguyên cho các LHDL khác nhau” [26].

Như vậy, mục đích của việc đánh giá TNDL phục vụ PTDL là nhằm xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với các hoạt động du lịch nói chung và từng LHDL, điểm du lịch nói riêng. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất, trên cơ sở bảo tồn và phát triển tài nguyên.

Theo Đặng Duy Lợi, đánh giá TNDL phục vụ PTDL gồm các kiểu như sau:



+ Đánh giá thẩm mỹ: xác định mức độ cảm giác và phản ứng tâm lí của khách du lịch đối với TNDL. Cơ sở đánh giá dựa trên những thống kê điều tra xã hội học.

+ Đánh giá sinh học: Đánh giá các tiêu chí khí hậu, thời gian thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người hoặc cho các hoạt động du lịch.

+ Đánh giá kĩ thuật: Dựa trên một số chỉ tiêu kỹ thuật của các tiêu chí tự nhiên, nhân văn để xác định giá trị tài nguyên đối với PTDL, làm cơ sở cho đánh giá mức độ phân hóa lãnh thổ du lịch, xác định các điểm, tuyến du lịch, khu du lịch.

- Đánh giá kinh tế: là kiểu đánh giá mà kết quả của nó sẽ là giá trị tiền tệ cụ thể [56] .

Như vậy, đánh giá TNDL và các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một kiểu đánh giá kỹ thuật mà nhiệm vụ xác định mức độ thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng theo từng khu vực địa lý. Đánh giá TNDL có thể tiến hành đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên và nhân văn có khả năng khai thác cho du lịch [47].

-Phương pháp đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ phát triển DLSTDVCĐ

Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên để phục vụ mục đích phát triển du lịch là phương pháp đánh giá truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng - là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp phần của chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường được thể hiện ở dạng điểm hoặc cấp dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể. Đánh giá TNDL trên một lãnh thổ có thể thực hiện đánh giá theo các đơn vị thể tổng hợp ĐLTN [32].

Phương pháp đánh giá có thể tiến hành đánh giá theo từng thành phần. Tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các thể tổng hợp ĐLTN đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp nhằm xác định giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế của tài nguyên. Trong thực hiện đề tài, việc sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của TNDL (TNDL tự nhiên,



TNDL nhân văn) và điều kiện sinh khí hậu cho PTDL trên quan điểm PTBV. Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái có thể thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Xây dựng thang đánh giá

Đây là bước quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá bao gồm việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các bậc, chỉ tiêu, điểm cho mỗi bậc và trọng số của từng tiêu chí.

Tiêu chí được xác định dựa trên đặc điểm, yêu cầu của chủ thể đánh giá. Các tiêu chí phải có sự phân hóa trên lãnh thổ nghiên cứu và ảnh hưởng rõ rệt đến chủ thể đánh giá. Mỗi tiêu chí thường được đánh giá theo các bậc, gồm 3, 4 hoặc 5 bậc với các mức độ thuận lợi khác nhau. Để đảm bảo tính khách quan và mang tính định lượng, mỗi bậc đánh giá được cho bằng một điểm số xác định.

Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn thường có tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều. Vì thế để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá cần xác định thêm trọng số cho các tiêu chí. Trọng số có thể xác định bằng nhiều cách: theo ý kiến chuyên gia, phân tích hệ số hồi quy tuyến tính, phân tích chỉ số kinh tế v.v…

Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ mục đích phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc, NCS xác lập các tiêu chí đánh giá dựa vào các nguồn lực cụ thể: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa; các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cùng sức hấp dẫn du lịch trong phạm vi một vùng/tiểu vùng. Mỗi tiêu chí phân chia làm 4 bậc đánh giá (RTL: Rất thuận lợi, TL: Thuận lợi, TĐTL:Tương đối thuận lợi và ITL: Ít thuận lợi) dựa trên chỉ tiêu riêng và điểm số tương ứng từ cao xuống thấp. Các chỉ tiêu riêng được xác lập dựa trên các kết quả nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm, hỏi ý kiến chuyên gia và bằng trực giác trên cơ sở tích lũy các kinh nghiệm.

Trọng số của các tiêu chí được xác định bằng ma trận tam giác - là phương pháp so sánh các tiêu chí theo tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với yêu cầu sinh thái của các dạng sử dụng. Quá trình so sánh được tiến hành theo từng cặp các yếu tố dưới hình thức đặt câu hỏi: “đối với dạng sử dụng X, yếu tố nào



quan trọng hơn? [32]”. Yếu tố quan trọng hơn được xác định 1 điểm, được ghi vào ô tương ứng (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Ma trận tam giác xác định trọng số


Yếu tố

C1

C2

C3

...

Cm-1

Cm

R

K

C1

1

1

1

1

1

1

M

m/R

C2

0

1

1

1

1

1

m-1

(m-1)/R

C3

0

0

1

1

1

1

m-2

(m-2)/R

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Cm-1

0

0

0

0

1

1

m-(m+1)

[m-(m+1)]/R

Cm

0

0

0

0

0

1

1

1/R

Tổng cộng

m+(m-1)+...+1 = R

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 6

(Ghi chú: C1, C2, ... Cm là các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá được thống kê, r là số điểm hay tần suất lặp lại thể hiện sự quan trọng của yếu tố, k là trọng số của yếu tố được lựa chọn, m là số lượng yếu tố, chỉ tiêu của loại hình DLSTDVCĐ)

Bước 2: Tiến hành đánh giá

Tiến hành đánh giá nhằm xác định được điểm đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và số điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm của các bậc đánh giá nhân với trọng số của tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp là trung bình cộng hoặc nhân của các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí. Trong thực hiện đề tài, NCS lấy điểm trung bình cộng để đánh giá kết quả. Công thức xác định điểm trung bình cộng (1.1)

1 n

n

XkiXi(CT1) Trong đó:

i1

X: Điểm trung bình cộng đánh giá


ki:Trọng số của tiêu chí thứ i


Bước 3: Đánh giá kết quả

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình đánh giá. Căn cứ vào điểm trung bình cộng để phân cấp các mức độ đánh giá từ RTL đến ITL. Các cấp được xác định bởi công thức (1.2):



X

X max X min

m


(1.2)m: Số cấp đánh giá (m=4)


Cấp 1: Xmin ≤ X1< Xmin + X

Cấp 2: X1 X2<X1 + X

Cấp 3: X2 X3<X2+ X

Cấp 4: X3 X4<Xmax

Kết quả đánh giá chung cho biết mức độ thuận lợi của các đối tượng đánh giá khác nhau và kết quả đánh giá tổng hợp cho phép giải quyết các nhiệm vụ tối ưu hoá việc sử dụng các ĐKTN, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho một lãnh thổ.

(3) Tổ chức lãnh thổ du lịch

Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất [73]. TCLTDL của từng vùng hoặc ở cấp quốc gia đều phải phân tích sự phân hóa không gian của du lịch căn cứ vào các điều kiện tài nguyên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với các địa phương trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ của TCLTDL nhằm đưa ra các tuyến, điểm, các cụm ưu tiên phát triển du lịch của từng vùng trên cơ sở các phân tích về tiềm năng tài nguyên và các điều kiện có liên quan khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của vùng. Ngoài ra, các tuyến, điểm du lịch của một vùng cần có sự đồng nhất và bổ trợ cho các tuyến, điểm du lịch đã được xác định trong quy hoạch tổng thể quốc gia.

Khi nghiên cứu về TCLTDL, các nhà khoa học thường nghiên cứu về đặc điểm lãnh thổ, sự phân bố theo lãnh thổ của các hoạt động sản xuất và dịch vụ có liên quan, cũng như những điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch để từ đó đưa ra các cấp khác nhau trong hệ thống phân vị. L.Dinev (1973) đưa ra hệ thống phân vị gồm 6 cấp: đối tượng du lịch → hạt nhân → khu → tiểu vùng → vùng → du lịch cơ bản; Với lãnh thổ Liên Xô (cũ), E.A.Kotliarov (1978) đưa ra hệ thống 4 cấp: nước cộng hòa (vùng, biên khu, tỉnh) → vùng du lịch → địa phương du lịch → tiểu vùng du lịch; Buchvarov (1982) với hệ thống 5 cấp tại lãnh thổ Bungari: điểm du lịch → hạt



nhân du lịch → tiểu vùng → á vùng → vùng du lịch. Tại Việt Nam, do điều kiện đặc thù về diện tích nhỏ hẹp song sự phân hóa lãnh thổ sâu sắc; vì vậy hệ thống phân vị lãnh thổ du lịch được xác định theo 5 cấp: điểm du lịch → trung tâm du lịch

→ tiểu vùng du lịch → á vùng du lịch → vùng du lịch. Đối với quy mô cấp tỉnh hoặc cấp thành phố trực thuộc Trung ương còn có khu du lịch, đô thị du lịch và tuyến du lịch [7].

Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, TCLTDL mang tính lịch sử, được hình thành và phát triển với các hình thức như: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, vùng du lịch.

(4) Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

i) Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Quan niệm Bảo vệ môi trường bị giới hạn thu hẹp trong việc bảo vệ thiên nhiên và sinh thái môi trường, thái độ này đã dần dần thay đổi khi con người ý thức được sự hủy diệt môi trường do quá trình phát triển không chú ý đến cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Thực tế sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên tự nhiên (TNTN) không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động và đời sống của người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường (BVMT) và chất lượng cuộc sống của cộng đồng [20], [65].

Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn TNTN cần được ưu tiên, bao gồm các hoạt động về khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên. Bởi vì hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường là do việc khai thác và sử dụng tài nguyên kém hiệu quả, nhất là tài nguyên đất, nước, rừng.

Sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường tự nhiên là vấn đề rất phức tạp, bởi lẽ nó giải quyết một vấn đề cơ bản là mối quan hệ tương tác giữa môi trường tự nhiên với sản xuất xã hội, song nó lại thể hiện mối quan hệ có tính chất đối lập nhau: một phía là nguồn TNTN trong môi trường tự nhiên có hạn; còn một phía là nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn TNTN của sản xuất xã hội và con người lại là vô hạn.

Để thỏa mãn hai yêu cầu trái ngược đó, đòi hỏi quá trình phân bố và phát triển sản xuất phải giải quyết: vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa phải tăng cường bảo vệ, cải tạo và bồi dưỡng môi trường tự nhiên. Do đó, mối quan hệ giữa môi trường

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí