sử dụng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng), được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp du khách nội địa tại Cà Mau với mẫu ngẫu nhiên (có cân đối tương quan giữa giới tính Nam và Nữ).
1.4.2. Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng)
Sau khi thực hiện xong các bước nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và thang đo phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo sẽ qua bước nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm đo lường các yếu tố tác động vào sự hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Cà Mau.
Đối tượng nghiên cứu là các du khách nội địa đến du lịch tại Cà Mau với phương pháp thu thập thông tin là tiến hành phỏng vấn qua bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện. Tuy nhiên, có xem xét cân đối phỏng vấn giữa lượng du khách nam và nữ và theo các độ tuổi khác nhau, số mẫu thu thập là 250 du khách đã được gạn lọc và sử dụng để phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu. Đây là cỡ mẫu đủ lớn có thể được sử dụng cho nghiên cứu khám phá dạng này.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện để kiểm định mô hình các thang đo. Thang đo được đánh giá sơ bộ qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Sau đó, sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số (do tính chất của mẫu nghiên cứu và do tính chất của nghiên cứu) để kết luận.
Tóm lại, trong phần này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để khám phá, xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Cà Mau.
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 2
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cà Mau Trong Những Năm Qua:
- Lý Thuyết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Sự Cần Thiết Phải Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Chất Lượng
- Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Dịch Vụ Và Sự Hài Lòng Khách
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
1.5.1. Các nghiên cứu trong nước
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng và vai trò ngày càng to lớn trong nền kinh tế quốc gia, du lịch là một trong những đề tài phổ biến được lựa chọn để nghiên cứu trong các luận án thạc sỹ hay tiến sỹ kinh tế và các đề tài nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt, các đề tài về du lịch quốc tế rất được các nhà nghiên cứu từ các nước xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn như Thái Lan, Malaysia, Singapore,... chú trọng. Khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, tác giả đã tìm hiểu về các đề tài trong và ngoài nước có đối tượng nghiên cứu hoặc phạm vi nghiên cứu trùng hoặc gần với đề tài nói trên và rút ra tổng quan tình hình như sau:
Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, các đề tài thực hiện chủ yếu là các đề tài định tính dựa trên phương pháp phân tích, thống kê trên số liệu về hoặc liên quan tới hoạt động du lịch của Tỉnh Cà Mau. Phương pháp định lượng như xây dựng mô hình hồi quy được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chính trong các đề tài này là rất hiếm, nếu có chỉ được bổ sung nhằm chứng minh cho kết luận đã cho ra trước.
- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phát triển du lịch Cà Mau theo hướng bền vững” của Nguyễn Thị Khánh Linh được thực hiện năm 2013 đã chứng minh vấn đề để du lịch Cà Mau phát triển bền vững trong tương lai và đúng với tiềm năng của mình cần có những chiến lược, định hướng không gian lãnh thổ du lịch, hoạch định các cụm-tuyến-điểm du lịch phù hợp với nguồn tài nguyên du lịch.
- Đề tài “Phát triển du lịch tại khu Ramsa Mũi Cà Mau thực trạng và giải pháp” làm Luận văn thạc sĩ của Phùng Anh Kiên năm 2015, tác giả đã tập trung làm rò những lý luận cơ bản về du lịch, các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch, nghiên cứu các nhân tố tác động và kinh nghiệm phát triển du lịch tại các khu Ramsar khác trong và ngoài nước. Từ đó, đưa ra các điều kiện phát triển du lịch, thực trạng và các vấn đề cần đặt ra trong phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau. Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau cùng với các định hướng phát triển du lịch của quốc gia, của tỉnh và nhu cầu thực tiễn để tác giả làm căn cứ đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch tại Khu Ramsar Mũi Cà Mau, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo công tác bảo tồn
đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Ngoài ra, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và đánh giá sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch của Thành Phố Hồ Chí Minh hay một tỉnh/thành phố nào khác của Việt Nam cũng là đối tượng nghiên cứu cho nhiều đề tài khóa luận tốt nghiệp của các anh chị đi trước như đề tài “Thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đức Tiến Đạt (2011) hay đề tài “Sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại Vịnh Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh” của Vũ Thị Quỳnh Anh (2015) và đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” các tác giả đã khẳng định ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân địa phương. Do đó, sự cạnh tranh trong ngành du lịch hết sức gay gắt, để chiếm được thị phần thì việc nâng cao sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch là rất quan trọng.
2.5.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Tình hình nghiên cứu đề tài tương tự ở nước ngoài có sự đa dạng hơn trong phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Điển hình là các đề tài có xây dựng mô hình định lượng các yếu tố tác động đến số lượng khách du lịch quốc tế hay doanh thu từ khách du lịch quốc tế của một quốc gia. Đề tài “The Determinants of International tourism demand for Egypt : Panel Data Evidence” (tạm dịch là “Các nhân tố quyết định đến cầu về du lịch quốc tế của Ai Cập”) của Ibrahim (2011) hay đề tài “Demand factors for international tourism in Malaysia: 1998-2009” (tạm dịch: “Các yếu tố liên quan tới cầu của du lịch quốc tế ở Malaysia trong giai đoạn 2008-2009”) của Kosnan và Kaniappan (2012) hoặc đề tài xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về du lịch tại các nước thuộc Liên minh Tiền tệ Đông Ca-ri-bê (Eastern Caribbean Currency Union) với tên gọi “What Attracts Tourists to Paradise?” (tạm dịch là “Điều gì thu hút khách du lịch đến với thiên đường?”) của
Evridiki Tsounta (2008), ... xây dựng mô hình định lượng và chứng minh các yếu tố như thu nhập của khách du lịch hay mức sống của nơi cư trú thường xuyên của du khách có tác động tích cực đến lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch tại địa phương được nghiên cứu. Ngoài ra, một số đề tài khác tập trung vào các yếu tố thuộc địa phương cung cấp sản phẩm du lịch quốc tế để xây dựng mô hình định lượng ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của địa phương như các đề tài “A empirical analysis of influential factors in international tourism income in Sichuan province” (tạm dịch là: “Một phân tích theo kinh nghiệm về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ du lịch quốc tế của tỉnh Tứ Xuyên.”) của Yang, Ye và Yan (2011) hay công trình nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah (2007) về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng lên sự phát triển của du lịch trong đề tài “Transport Infrastructure and Tourism Development” (Tạm dịch: “Cơ sở hạ tầng giao thông và sự phát triển của du lịch”). Các đề tài này cũng đã chứng minh rằng các nhân tố thuộc địa phương cung cấp dịch vụ du lịch như số lượng lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng, cảnh quan thiên nhiên...cũng tác động đến hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế khi đến một địa phương.
Nhìn chung, những nghiên cứu trước đây thường đề cập đến sự phát triển du lịch nói chung cũng như những khía cạnh đo lường mức độ hài lòng du khách, du lịch phải làm gì để hội nhập, lợi thế và cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam,…Còn nguyên cứu về “các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Do vậy, tác giả thông qua đánh giá của các nhà làm du lịch, chuyên viên cũng như du khách để đánh giá phát triển du lịch Tỉnh Cà Mau có tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến Cà Mau.
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sẽ cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh Cà Mau do chính du khách (người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ du lịch Cà Mau) trực tiếp đánh giá một cách khách quan.
Tiếp cận phương pháp đánh giá sự hài lòng của khách du lịch với nhiều biến đánh giá khác nhau, đa dạng nhưng thực tế trên cơ sở xử lý các dữ liệu điều tra trực tiếp bằng cả phương pháp định tính và định lượng.
Tìm ra mối liên hệ hai chiều giữa sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ du lịch. Kết quả phân tích mối liên hệ này là căn cứ khoa học để giúp các đơn vị kinh doanh có những điều chỉnh kịp thời, hiệu quả cũng như đề ra các chính sách kinh doanh phù hợp với khả năng của mình nhằm đưa du lịch Cà Mau trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Từ đó, các đơn vị này sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về chất lượng dịch vụ, tập trung tốt hơn trong việc hoạch định cải thiện dịch vụ và phân phối nguồn lực, cũng như kích thích cải thiện chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở này, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại Cà Mau từng bước tạo được niềm tin đối với khách hàng, phát huy lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có thể sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu tương tự đối với các loại hình dịch vụ khác tại Việt Nam, nghiên cứu này cũng góp phần giúp các công ty nghiên cứu thị trường và quảng cáo có được phương pháp đánh giá dịch vụ. Cuối cùng, nghiên cứu này sẽ bổ sung như một tài liệu tham khảo về việc nghiên cứu trong lĩnh vực này.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài danh mục phụ lục, tài liệu tham khảo, lời cam đoan, tóm tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo... Đề tài bao gồm 05 chương trình bày nội dung và phần kết luận. Kết cấu và tên gọi cụ thể như sau :
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm 07 nội dung giới thiệu chung về đề tài, đó là :
1.1. Bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.6. Đóng góp của đề tài
1.7. Kết cấu của luận văn.
Chương 2: Tổng quan địa bàn nghiên cứu, cơ sở lý luận về du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch Cà Mau.
Trong phần này chủ yếu nêu khái quát đặc điểm tình hình Tỉnh Cà Mau và trình bày cơ sở lý luận về các nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: khái niệm về du lịch, khách du lịch, sự hà lòng của du khách, các đặc tính của sản phẩm du lịch, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách…và đưa ra mô hình đề xuất để tiến hành nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để khám phá, xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách nội địa tại Cà Mau.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết
Chương này bao gồm các kết quả thông tin về các đối tượng khảo sát như giới tính, nhóm tuổi số du khách, kênh thông tin mà họ chọn lựa tour đến Cà Mau cũng như đối tượng du khách là sinh viên, người làm công ăn lương hay người về hưu, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Likert được dùng để thu thập dữ liệu, sau đó với phần hổ trợ của công cụ SPSS 20.0 thực hiện phân tích nhân tố và rút ra được 6 nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách khi chọn điểm đến là
tỉnh Cà Mau;
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này tác giả đưa ra một số đề xuất về mặt nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau từ đó có những kiến nghị đối với hoạt động thu hút khách du lịch trên địa bàn
Phụ lục và tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH
2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Việt Nam có vị trí địa lý trong khoảng từ 8033’ đến 9034’ vĩ độ Bắc và 104032’ đến 105024’ kinh độ Đông. Toàn tỉnh có 254 km đường bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước. Trong đó có 107km bờ Biển Đông và 147km bờ Biển Tây (vịnh Thái Lan). Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối và đảo Đá Bạc ... có vị trí chiến lược quan trọng. Các đảo này không những có vai trò kết nối để khai thác kinh tế biển nói chung và kinh tế du lịch nói riêng mà còn là điểm tựa tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc.
2.1.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Cà Mau:
2.1.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Cà Mau:
Với diện tích tự nhiên 5.211 km2, có tổng diện tích rừng ngập mặn trên
110.000 ha, Mũi Cà Mau hiện ra như mũi tàu luôn tiến ra biển. Mũi đất này hàng năm lắng tụ phù sa lấn biển khoảng 80 – 100m, đã tạo ra Bãi bồi chạy dài theo bờ biển Đông và biển Tây. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có 02 Vườn quốc gia đó là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha đã và đang quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên ban tặng.
Với tiềm năng của rừng và biển đã sản sinh ra hệ sinh thái động vật, thực vật rất phong phú, đa dạng. Đây là nguồn ẩm thực dồi dào, phong phú với trên 200 loài