Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Một Số Địa Phương Và Bài Học Kinh Nghiệm

hút thêm nhiều khách du lịch mới thông qua phản hồi từ chính những du khách đã đến cũng như có thể níu chân du khách, khiến cho du khách muốn quay trở lại.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương và bài học kinh nghiệm

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Lâm Bình là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang với nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... như có hồ thủy điện Tuyên Quang rộng trên 8.000 ha (hồ nằm trên địa bàn 2 huyện Na Hang – Lâm Bình), danh thắng Quốc gia 99 ngọn núi Thượng Lâm; phong cảnh núi non Khuôn Hà, Lăng Can, Thổ Bình...; những thác nước kỳ vĩ (Thác Nặm Me, thác Khuổi Nhi, thác Khuổi Súng)... Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh, các sản phẩm du lịch... Lâm Bình đã từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhờ phát triển du lịch, dịch vụ đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã từng bước được cải thiện và nâng cao.

Huyện Lâm Bình đã tiến hành quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng; khuyến khích người dân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch. Từ đầu năm 2016, huyện đã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm mô hình du lịch cộng đồng tại 4 điểm, với 15 hộ dân tham gia; thành lập Tổ công tác của huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng hộ, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ các hộ thực hiện việc xây dựng mô hình; tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên... Đồng thời, huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về du lịch cộng đồng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương; xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho du khách; tuyên truyền, vận động các hộ dân gìn giữ không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc, giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan,

kiến trúc nhà truyền thống, thực hiện chỉnh trang nhà cửa, làm nhà vệ sinh… để phục vụ khách du lịch.

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, UBND huyện Lâm Bình đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, nhân dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục huy động nguồn lực, nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng thiết yếu vào các điểm du lịch có tiềm năng phát triển, ưu tiên khu vực lòng hồ thủy điện, các di tích, danh thắng cấp quốc gia, cấp tỉnh và một số điểm du lịch khác trên địa bàn huyện. Đồng thời, huyện phát triển các sản phẩm thủ công nghiệp, nghề truyền thống, sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản là đặc sản của địa phương, có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế và du lịch: Sản phẩm rượu ngô men lá chất lượng cao huyện Lâm Bình, rau bồ khai, cây giảo cổ lam...

Nhờ có những biện pháp tích cực từ công tác quản lý nhà nước, chính quyền huyện Lâm Bình không những gia tăng nguồn thu cho địa phương từ du lịch mà còn giúp giữ gìn và phát huy không gian cảnh quan, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, tăng cường thông tin, quảng bá hình ảnh về miền đất, văn hóa, con người Lâm Bình với cả nước cũng như với bạn bè quốc tế.

1.4.1.2. Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Huyện Mộc Châu có địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, khí hậu cao nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm với hệ sinh thái đa dạng, nét đẹp văn hóa phong tục tập quán các dân tộc đa dạng, đặc sắc và nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa.... Do đó, Mộc Châu là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất khu vực Tây Bắc.

Tận dụng lợi thế này, những năm gần đây chính quyền huyện Mộc Châu đã và đang tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ và tích cực để phát triển du lịch. Chính quyền địa phương khuyến khích bà con phát huy lợi thế từ các sườn đồi và thung lũng bằng phẳng để lập nên nhiều trang trại bò sữa, nhà

vườn, cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải, vườn chè…; xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan.

Để thu hút du khách, UBND huyện Mộc Châu, trực tiếp là Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Mộc Châu đã hướng dẫn bà con tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt từ những cảnh quan, phong tục, đặc sản địa phương như xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng, rượu ngô men lá; nghề dệt truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: khăn piêu, áo thổ cẩm, túi xách, rèm cửa, khăn tay... Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng du lịch cho bà con, đặc biệt là các hộ làm du lịch cộng đồng để gia tăng tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ du lịch.

Huyện Mộc Châu rất chú trọng công tác quy hoạch các điểm du lịch của địa phương. Cao nguyên Mộc Châu đã được quy hoạch trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2020, 3 trung tâm du lịch trọng điểm gồm: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu, trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu; hình thành các bản du lịch cộng đồng bao gồm: Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), bản Vặt (xã Mường Sang, huyện Mộc Châu), bản Tà Phình (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu), bản Mường Khoa (xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ)…

Cùng với đó, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch quan trọng như: khu du lịch rừng thông Bản Áng; khu du lịch thác Dải Yếm; trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập; khu du lịch Ngũ động Bản Ôn; khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha… Hình thành tuyến du lịch liên quốc gia Mộc Châu - Lào qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối mở rộng sang các

nước ASEAN như: Thái Lan, Myanma…; Phát triển các tuyến du lịch nội vùng từ Thị trấn Mộc Châu tới các điểm tham quan, điểm di tích văn hóa - lịch sử trong Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu...

Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu có định hướng ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch mục tiêu từ các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; tập trung phát triển và củng cố thị phần khách từ các thị trường mục tiêu truyền thống: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; tập trung phát triển các sản phẩm chính: Du lịch nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh thắng; đặc biệt chú trọng hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay)...

Du lịch Mộc Châu đang phát triển để tương xứng với tiềm năng và trở thành điểm nhấn của du lịch vùng Tây Bắc, qua đó góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

1.4.1.3. Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Hồ Ba Bể được Chính phủ quy hoạch là một trong 46 khu du lịch quốc gia. Ðây cũng là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn với nguồn tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo và nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như Động Puông, động Hua Mạ, động Nả Phoòng, hang Thẳm Phầy, thác Đầu Đẳng, thác Tát Mạ....

Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa; hình thành các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, liên vùng, tập trung khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, leo núi mạo hiểm, bơi thuyền; nghiên cứu khoa học, du lịch lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng với sự tham gia của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân

cư…, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển du lịch Hồ Ba Bể. Đồng thời, nhiều dự án tại huyện được giao đất để thực hiện các dự án bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái, thông qua đó, nâng cao tinh thần bảo vệ rừng của người làm du lịch. Lãnh đạo Huyện luôn gắn việc bảo vệ rừng với bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhằm hướng đến việc phát triển du lịch trong sự kết nối với các cảnh quan văn hoá, lịch sử nổi tiếng ở địa phương.

UBND huyện Ba Bể rất chú trọng xây dựng quy hoạch khu du lịch quốc gia Ba Bể và công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sá để thuận lợi cho việc đi lại, tham quan của khách du lịch.

Khu du lịch Hồ Ba Bể cũng đã từng bước thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch như Dự án Đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Sài Gòn

- Ba Bể do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một thành viên làm chủ đầu tư, Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Bể Ecologde của Công ty TNHH một thành viên Lê Hùng,... góp phần đem lại diện mạo mới cho hạ tầng du lịch địa phương. Những dự án này nằm trong định hướng của ngành du lịch Huyện là hướng tới đối tượng khách nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo kết hợp tham quan; kết nối các tuyến điểm nổi tiếng tại vùng Đông - Tây Bắc, giúp Bắc Kạn thuận lợi trong mời gọi các nhà đầu tư khác, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Chiêm Hóa

Một là: Cơ quan QLNN phải chú trọng công tác quy hoạch khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Hai là: Đầu tư du lịch có trọng tâm, trọng điểm. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tập trung vào khai thác tiềm năng và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống là thế mạnh của địa phương, tạo sự đặc biệt, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao.

Ba là: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích người dân tham gia khai thác du lịch kết hợp với bảo vệ phát triển rừng, phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường.

Bốn là: Hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

Năm là: Đổi mới cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tìm hiểu và đầu tư phát triển du lịch địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Chương 1 của Luận văn đã tập trung xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về du lịch. Những khái niệm cơ bản đã được đưa ra. Đồng thời, chương này cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch, phân tích rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Điều này sẽ có tác động rất lớn trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp để khuyến khích những tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các yếu tố này tới quản lý nhà nước về du lịch.

Nội dung chính của chương 1 tập trung vào việc đưa ra và phân tích nội dung quản lý nhà nước về du lịch, cũng như đặc điểm của hoạt động này. Đây là cơ sở để chương 2 tập trung phân tích nhằm làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) cũng như tìm ra những giải pháp tăng cường hoạt động này trong chương 3.

Đồng thời, qua kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tại một số địa phương trong tỉnh cũng như các huyện khác ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho huyện Chiêm Hóa trong việc phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch trên địa bàn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG


2.1. Khái quát về huyện Chiêm Hóa

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông, Đông - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang); phía Tây- Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); phía Tây- Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km [41].

Hình 2 1 Bản đồ hành chính huyện Chiêm Hóa Nguồn Cổng thông tin điện tử 1

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chiêm Hóa

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Chiêm Hóa

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí