tăng đáng kể, đây là tin vui cho du lịch Ba Bể bởi đối tượng khách Sài Gòn cũng là đối tượng chi trả cao cho du lịch.
- Về thu nhập từ du lịch
Cùng với sự tăng trưởng của khách du lịch, thu nhập từ du lịch của Vườn cũng có tỷ lệ thuận (Hình 4.3). Tuy nhiên, doanh thu từ du lịch vẫn chủ yếu từ các dịch vụ như lưu trú, ăn uống chứ chưa thu được nhiều từ các hoạt động bổ trợ khách hay các sản phẩm truyền thống mang tính đặc trưng của VQG. Nguyên nhân do hoạt động du lịch tại VQG Ba Bể hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, thiếu đa dạng và chuyên nghiệp; các hộ làm du lịch đón tiếp chưa biết cách khai thác, phát huy tiềm năng vốn có của địa phương; thiếu khung pháp lý và quy hoạch cho loại hình du lịch cộng đồng họat động để thu hút được đầu tư, chủ yếu tự phát; chưa có chiến lược phối hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch và cộng đồng dân cư; việc tổ chức tập huấn hoạt động du cho cộng đồng còn thiếu; tiếp thị, quảng bá còn rất hạn chế…
160
140
120
100
80
60
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Vùng Đông Bắc
- Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu Và Xúc Tiến Thương Mại
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Về Lượng Khách Du Lịch Tới Vqg Ba Bể
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Lượng Khách Du Lịch Tới Huyện Đảo Vân Đồn
- Định Hướng Khai Thác Một Số Tuyến Dlstdvcđ
- Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
40
20
0
Đơn vị
tính (tỷ…
2010 2011 2012 2013 2014
(Nguồn: TTGDMT và DVMT – VQG Ba Bể)
Hình 4.3. Biểu đồ tăng trưởng về thu nhập từ du lịch của VQG Ba Bể
Nói tóm lại, VQG Ba Bể là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp, là nơi lưu giữ mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi
đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và Thế giới. Ngoài ra, Ba Bể còn là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa phong phú và đặc sắc của 5 dân tộc sinh sống với những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng, các làn điệu dân ca, trò chơi dân dân gian tạo nên sự hấp dẫn riêng là yếu tố có thể phát triển tốt loại hình DLSTDVCĐ.
Hiện tại, các tuyến DL đã được xây dựng nhìn chung đã hướng tới việc khai thác đầy đủ các giá trị cảnh quan môi trường của VQG. Song khách DL vẫn phải tự tìm hiểu và nghiên cứu là chính, chưa có nhiều sự hướng dẫn cụ thể từ phía VQG trong các điểm DL tại đây.
Việc khai thác các tiềm năng DLST VQG Ba Bể để phục vụ tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, DLST… còn nhiều hạn chế. Đối với việc đầu tư nâng cấp còn gặp không ít khó khăn nhất là nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển CSHT DL, các khu di tích và nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian chưa được đầu tư và phát triển đúng mức. Các sản phẩm DL còn kém hấp dẫn, chưa tương xứng với tiềm năng.
Từ khi được thành lập cho đến nay, VQG Ba Bể đã tiến hàng phát triển DLST nhằm phù hợp với công tác bảo tồn của VQG. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu có thể thấy DLST tại VQG Ba Bể vẫn chỉ ở dạng tiềm năng DL, chưa được khai thác và đầu tư đúng mức, chưa mang được màu sắc đặc trưng của DLSTmà chỉ là DL tự nhiên.
Để DLSTDVCĐ nơi đây phát huy được tiềm năng sẵn có, Ba Bể cần có những định hướng phát triển cụ thể về không gian, về sản phẩm cũng như có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, địa cũng như của cộng đồng các dân tộc sinh sống nơi đây. Có như vậy, DLST tại nơi đây mới có những bước chuyển mình dần từ DL dựa vào tự nhiên sang DLSTDVCĐ theo đúng nghĩa của nó, xứng đáng với những gì thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.
4.1.2. Huyện đảo Vân Đồn
Thuộc tiểu vùng biển đảo Vân Đồn - Hạ Long của Vùng đồi, đồng bằng ven biển và hải đảo ven bờ Quảng Ninh, huyện đảo Vân Đồn - nơi có điều kiện rất thuận lợi để phát triển DLSTDVCĐ - 1 trong 4 trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, với các lợi thế về giao thông đường biển, nằm liền kề vịnh Hạ Long và nằm trên trục đường giao
thông Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng theo quốc lộ 18A, có nguồn tài nguyên du lịch tương đối phong phú, đa dạng vào bậc nhất ở Quảng Ninh, đặc biệt là hệ thống các bãi tắm đẹp, trải dài, hệ thống hang động chưa được khai thác, Vườn Quốc gia Bái Tử Long trên biển đa dạng về các hệ sinh thái, hệ thống di tích văn hóa lịch sử chùa Cái Bầu, cụm di tích cấp quốc gia đình chùa miếu nghè, thương cảng cổ Vân Đồn...cũng đang là một điểm đến được du khách chú ý, quan tâm và lựa chọn (hình 4.4).
4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Địa hình: Là một huyện miền núi, hải đảo nên Vân Đồn có địa hình rất đa dạng, song có thể chia làm hai loại phổ biến là đảo đá và đảo đất. Các đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh hình răng cưa lởm chởm tạo ra rất nhiều cảnh quan kỳ thú không kém gì vịnh Hạ Long. Các đảo đất mang dáng chung đỉnh cao, sườn dốc đôi khi thấp thoải tuỳ thuộc vào sự bào mòn của nước mưa. Các đảo đất này đã tạo cho huyện Vân Đồn nhiều nét hấp dẫn khác biệt so với các hòn đảo trong vịnh Hạ Long. Địa hình đảo đất còn tạo ra nhiều bãi tắm đẹp với sức chứa lớn, rất thích hợp với sự phát triển các khu tắm biển và nghỉ dưỡng quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
Địa hình của Vân Đồn hết sức đa dạng, có rừng, có biển, có đảo đá, đảo đất... Hệ thống đảo ở khu vực Vân Đồn hầu hết nằm trong đới địa chất duyên hải Bắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc - Tây Nam, song song với bờ biển của đất liền. Trên các đảo là địa hình đồi núi thấp, hoặc những dãy núi đá từ 100 mét đến 300 mét (so với mặt biển) như: đảo Ba Mùn, Trà Ngọ lớn, Trà Ngọ nhỏ…Ven chân các đảo có nhiều vũng, bãi cát hẹp, bãi đá cảnh quan đẹp, thuận lợi neo trú tầu thuyền, điển hình là vũng Cái Quít, vũng ổ Lợn (đảo Ba Mùn), bãi cát dài ở đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng…Đặc điểm địa hình phong phú ở Vân Đồn là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển đảo như tham quan, nghỉ dưỡng biển, sinh thái, thể thao mạo hiểm, ...
b) Khí hậu: Vân Đồn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Một năm có 2 mùa chính là mùa hạ nóng, ẩm; mùa đông lạnh, ít mưa. Đây là điều kiện khí hậu hết sức thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch sinh
thái, văn hóa, du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu như trên Vân Đồn cũng chịu ảnh hưởng diễn biến của thời tiết xấu, như gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, các đợt mưa dông, gió bão vào mùa hè.
c) Thủy văn: Hệ thống đảo đất Vân Đồn đã tạo nên rất nhiều bãi biển đẹp, trải dài ở các đảo Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn và các khu vực Bãi Dài, thị trấn Cái Rồng… rất thuận lợi cho các loại hình du lịch biển, các hoạt động thể thao dưới nước và nghỉ dưỡng…
d) Hệ động thực vật: Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, các HST trong VQG Bái Tử Long có đến 6 loài có giá trị cao trong bảo tồn, nghiên cứu khoa học và du lịch: HST rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên đảo đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hồ nước mặn… Sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng, biển có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều loại hình du lịch từ nghỉ dưỡng đến khám phá thiên nhiên và nghiên cứu khoa học. Chính các hệ sinh thái trên các đảo đá vôi ở Bái Tử Long đã tạo ra nét khác biệt với vịnh Hạ Long, đặc biệt là sự đa dạng về loài và nguồn gien. Tổng số loài quý hiếm của vườn Quốc gia Bái Tử Long lên đến 102 loài, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
4.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa
Theo Chi cục Thống kê huyện Vân Đồn, tính đến tháng 12 năm 2012, Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo, có 01 thị trấn và 11 xã (trong đó có 6 xã bãi ngang) với 81 thôn, bản, khu phố (01 thôn thuộc chương trình 135). Dân số toàn huyện gần 4,4 vạn người, tập trung chủ yếu ở thị trấn Cái Rồng, các xã Hạ Long, Đông Xá; có 10 dân tộc sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 14% (trong đó: dân tộc Sán Dìu chiếm 10%, dân tộc Hoa chiếm 1,5%, dân tộc Dao chiếm 1,3%, còn lại các dân tộc thiểu số khác); nếp sống văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của một số dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy; hầu hết các dân tộc thiểu số còn giữ được tiếng nói, trang phục, lễ hội…. Trong những năm qua, cùng với công tác tăng cường vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể đã quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ
sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhân tố quyết định góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.
Ngoài ra, huyện đảo này còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: hệ thống bến cảng cổ của Thương cảng Vân Đồn; đình Quan Lạn, đền thờ Vua Lý Anh Tông, đền Cặp Tiên, chùa Cái Bầu – Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm; dấu tích thành cổ nhà Mạc và nhà Nguyễn, dấu tích khai thác than ở đảo Cái Bầu thời Pháp thuộc; di chỉ Soi Nhụ, Hà Giắt, Ngọc Vừng có niên đại từ 13.000 năm đến 3.000 năm; lễ hội chèo bơi Quan Lạn (18/6 âm lịch hàng năm) kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông (năm 1288).
Lễ hội Vân Đồn là lễ hội truyền thống của huyện Vân Đồn được tổ chức long trọng và linh đình vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, một danh tướng của nhà Trần, vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển. Hội được tổ chức trên bến đình Quan Lạn. Đây là lễ hội mang dấu ấn của một hội làng truyền thống nhưng đặc biệt hoành tráng, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của cư dân vùng biển.
Vân Đồn vừa là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời trên dưới một vạn năm cũng là nơi hội tụ, tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng, văn hóa nghệ thuật của người Việt, cũng như tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc thiểu số và của Trung Hoa. Nơi đây đã hình thành và tồn tại những nếp sống văn hóa, những hình thái nghệ thuật dân gian độc đáo, nhất là ở vùng biển: hát chèo đường (hò biển ở xã đảo Thắng Lợi), hát soọng cô (người Sán Dìu ở xã Bình Dân), bên cạnh đó Vân Đồn còn có nhiều làng nghề liên quan đến văn hóa biển như làm mắm, làm muối, đóng tầu, đan lưới, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến các loại hải sản, trồng cây chuyên canh cam Vạn Yên, cam Bản Sen…
4.1.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại huyện đảo Vân Đồn
a) Đường giao thông
Mạng lưới giao thông trong huyện chủ yếu bằng đường thuỷ, đường bộ, hiện tại cảng Cái Rồng đang hoạt động cho tàu hàng trăm tấn neo đậu và là đầu mối giao thông đi ra 5 xã đảo; đuờng bộ dài nhất (đường tỉnh lộ 334) xuyên suốt đảo Cái Bầu nối liền với Cửa Ông, hiện tại đang được đầu tư nâng cấp; đường nội bộ các xã trong huyện hầu hết đã được bê tông hoá các tuyến chính, một số xã đảo kinh phí làm đường được bố trí từ nguồn vốn Biển Đông hải đảo.
b)Vận chuyển
Trước đây để ra thăm các tuyến đảo du khách di chuyển chủ yếu bằng tàu gỗ, với thời gian từ 2 tiếng 30 phút đến 3 tiếng cho một lượt đi. Từ năm 2008 hệ thống tàu cao tốc được mở ra, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách với 18 tàu từ 26
– 50 chỗ ngồi, một ngày 02 chuyến, rút ngắn thời gian và tăng thêm số lượng chuyến đi các tuyến đảo Quan Lạn, Minh Châu.
Trên các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách (chủ yếu khách nội địa) hệ thống xe lam là phương tiện chính chở khách tham quan trong đảo. Ngoài xe lam trên các đảo còn có loại hình xe đạp nhưng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế. Thời gian gần đây cũng có số ít khách du lịch nội địa đã chọn loại hình này cho những đoạn đường ngắn từ cơ sở lưu trú du lịch ra bãi biển.
c) Về điện, nước sinh hoạt
Cấp điện: mạng lưới điện quốc gia 35KV cùng 12 trạm điện hạ thế phân phối điện cung cấp cho 6 xã và thị trấn, khoảng 97% dân cư tuyến đảo trong được sử dụng điện lưới quốc gia; 5 xã đảo ngoài, hiện sử dụng điện chạy bằng máy phát, khoảng 80% dân cư được sử dụng.
Cấp nước: Vân Đồn có 1 trạm cấp nước sạch ở trung tâm huyện phục vụ nhu cầu nước sinh soạt cho 10.000 người; hơn 30.000 người còn lại là sử dụng nước giếng,
sông, suối, ao, hồ. Hiện tại, các công trình dự trữ nước địa bàn huyện quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
d) Thông tin liên lạc: huyện có 1 bưu điện trung tâm huyện và 12 trạm bưu điện tại các xã, thị trấn, tỷ lệ 15 máy điện thoại/100 dân. Đến nay, tại các xã trên địa bàn huyện đều sử dụng được điện thoại không dây.
e) Cơ sở lưu trú và ăn uống
Theo thống kê của Trung tâm du lịch, huyện Vân Đồn, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn huyện hiện là 98 cơ sở với 1230 phòng, trong đó số phòng tại tuyến đảo là 575 phòng, chiếm 48%; số phòng đạt tiêu chuẩn 2 sao là 150 phòng, đạt 12% trong toàn huyện; số còn lại đạt phòng tiêu chuẩn và chưa thực hiện phân loại xếp hạng, công suất sử dụng phòng trung bình đạt 33%. Hệ thống cơ sở lưu trú tập trung đông ở các tuyến đảo Quan Lạn, Minh Châu, khu Bãi Dài và đường ra cảng Cái Rồng.
Tổng số cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện với 30 nhà hàng trên đất và 15 nhà hàng trên biển. Tuy nhiên về quy mô và các trang thiết bị tại các cơ sở này chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt hệ thống cơ sở tại các xã đảo, vào các ngày nghỉ cuối tuần trở nên quá tải vì chủ yếu là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có sức chứa từ 50 đến 130 chỗ ngồi.
f) Sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương
Tổng số lao động phục vụ trực tiếp trong ngành 1200 người nhưng có đến 54% là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghiệp vụ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lao động, việc học tập và nâng cao tay nghề cho nhân viên do họ chủ động thực hiện. Những người điều hành, quản lý chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục và nâng cao tay nghề cho nhân viên, chưa có các chính sách hỗ trợ hay khuyến khích người lao động tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày; một số ít được tham gia đào tạo nhưng chưa thật sự nhiệt tình, nâng cao tay nghề (Ủy ban nhân dân Huyện Vân Đồn, 2014).
g) Các tuyến du lịch, điểm tham quan tại huyện đảo Vân Đồn