Biểu Đồ Tăng Trưởng Về Lượng Khách Du Lịch Tới Vqg Ba Bể


Di tích nhà Lê và Tây Sơn: tại chiễn lũy nhà Mạc, có 8 vị quan chạy giặc lên đây trú chân, gặp nạn đói khát phải dòng quần áo từ nóc động Puông xuống sông Năng để lấy nước, sau tuyệt vọng, 8 vị quan tỏ lòng trung thành đã nhảy xuống sông tự vẫn. Người dân Ba Bể đã chôn cất 8 vị quan ở đảo An Mạ

Di tích cách mạng: động Nà Phoòng là nơi đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam hoạt động thời kháng chiến chống Pháp.

Đền, miếu, bia: tại đảo Bà Góa có khắc bia đá khổ 5cm x 60cm x 120cm, khắc năm Khải Định thứ 9, ca ngợi cảnh hồ Ba Bể, có một miếu thờ Bà Góa tại đảo. Tại đảo An Mạ có miếu thờ vua Thủy Tề và quan nhà Lê.

Ngoài ra, tại Ba Bể còn lưu giữ những nét văn hóa bản địa của người Dao, H’Mông và Tày trong các ngày chợ phiên, là nơi mua bán các hàng hóa và sản phẩm địa phương, cũng là nơi hẹn hò, tâm tình của các đôi trai gái. Chợ phiên được họp theo các ngày âm lịch: Chợ Nà Làng, xã Khang Ninh (ngày 4 và 9), cách trụ sở VQG 5km trên đường ra Buốc Lốm; Chợ Lèng, xã Quảng Khê (ngày 3 và 8), cách trụ sở VQG 15km trên đường ra bản Pác Ngòi; Chợ Cốc Lùng, xã Nam Cường (ngày 2 và 7), cách trụ sở VQG 10km qua hồ trên đường đi Chợ Đồn; Chợ Bản Tàu, xã Cao Thượng (ngày 4, 9), cách trụ sở VQG 10km, đi thuyền từ Buốc Lốm qua động Puông.

Lễ hội mùa xuân diễn ra với các trò chơi và các tiết mục biểu diễn nghệ thuật như đấu vật, thi hát và đặc biệt hấp dẫn người xem là các cuộc đua thuyền. Người đi trảy hội có thể tham gia các điệu hát và múa trong điệu nhạc dân tộc du dương trầm bổng.

Như vậy, có thể thấy Ba Bể không chỉ có một môi trường sinh thái với vẻ đẹp hoang sơ của những di tích danh thắng đặc sắc, độc đáo, gắn liền với sự tích, huyền thoại, mà với 5 dân tộc anh em sinh sống (Tày, H’Mông, Dao, Nùng và Kinh), du lịch Ba Bể là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa phong phú và đặc sắc. Những nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào Tày, Dao, H’Mông… với các làn điệu dân ca như hát Then, Sli, Lượn, múa khèn, các lễ hội truyền thống (hội Lồng tồng, hội xuân)…, trò chơi dân


gian (đua thuyền độc mộc, chọi bò, võ dân tộc, bắn cung, bắn nỏ…) đã tạo nên sự hấp dẫn, khiến nơi đây thu hút được một lượng lớn khách du lịch hàng năm (hình 4.1).

4.1.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Ba Bể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

a) Đường giao thông

Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đi Thái Nguyên khoảng 86km hết 2 giờ rưỡi. Sau đó từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn khoảng 86km hết gần 2 giờ. Nếu đi từ thị xã Bắc Kạn có 02 con đường vào hồ Ba Bể. Thứ nhất, theo tỉnh lộ 258B Bắc Kạn - Ba Bể hơn 60km. Thứ hai, theo tỉnh lộ 257 Bắc Kạn - Chợ Đồn - Ba Bể 70 km, con đường này đã trải nhựa nhưng khó đi hơn. Hiện nay tuyến chính đi hồ Ba Bể vẫn theo đường 258B, đến thị trấn Chợ Rã cũng có 2 con đường đi vào hồ. Môt đường đi ôtô đến thẳng trụ sở VQG Ba Bể rồi đi 1km nữa sẽ đến Hồ. Ngoài ra, đối với những du khách muốn chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên có thể đi thuyền xuôi dòng sông Năng thơ mộng, nhất là đi thuyền độc mộc của các cô gái Tày áo chàm, vấn khăn, khoan thai lướt nhẹ mái chèo thấp thoáng qua các soi ngô, bãi mía,... mê đắm trong cảnh nước non hùng vĩ để đến với hồ Ba Bể.

b) Vận chuyển

Đội xuồng gồm 120 chiếc, hàng chục đội xe ôm được huấn luyện và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề vận chuyển khách du lịch đến tham quan, họ là những người dân sống quanh hồ Ba Bể. Từ khi có khách du lịch, họ đã có thêm nghề để kiếm sống thay cho công việc nguy hiểm nặng nhọc trước kia là lên rừng săn bắn và chặt gỗ bán.

c) Điện, nước sinh hoạt

Qua khảo sát thực địa cho thấy: cơ sở hạ tầng trong khu vực chưa phát triển. Hiện mới chỉ có ở khu vực trung tâm vườn, một dải ven hồ và trung tâm một số xã là có điện. Do địa hình phân hoá phức tạp, sự phân bố rải rác, phân tán của các hộ gia đình theo tập quán của từng dân tộc nên việc kéo điện đến các xã vùng sâu, vùng xa là hết sức khó khăn. Vì vậy, các bản xa trung tâm phần lớn sử dụng đèn dầu, một số ít sử dụng máy phát điện nhỏ. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước sông suối. Các nhà nghỉ ven hồ đều dùng trực tiếp nước giếng khơi làm nước sinh hoạt.



d Thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc chưa đảm bảo mạng điện 1


d) Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc chưa đảm bảo, mạng điện thoại mới được lắp đặt trong các phòng nghỉ của khách sạn và bưu điện xã.

e) Cơ sở lưu trú và ăn uống

Từ năm 2010 đến nay số lượng cơ sở lưu trú tại VQG Ba Bể hiện có 30 cơ sở với tổng số buồng phòng là 187 phòng, trong đó có 5 khách sạn, 2 nhà khách và 23 nhà nghỉ DLCĐ. Riêng thị trấn Chợ Rã có 4 khách sạn, 4 nhà nghỉ, xã Khang Ninh có 2 khách sạn và 1 nhà nghỉ. Trong đó, nhà nghỉ DLCĐ (homestay) là một dạng cơ sở lưu trú DL khá phát triển ở Bắc Kạn nói chung và VQG Ba Bể nói riêng.

Nhà nghỉ DLCĐ tại VQG Ba Bể được đưa vào khai thác phục vụ DL gồm có 10 nhà sàn ở thôn Pắc Ngòi và 13 cơ sở ở thôn Bó Lù. Các nhà sàn phục vụ khách rất đa dạng, từ 02 buồng riêng biệt đến nhà sàn chung có thể ngủ tối đa 50 khách. Người dân Pắc Ngòi đã biết liên kết thành lập Hiệp hội Nhà sàn nhằm cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh xung quanh việc tổ chức phục vụ khách DL. Trung bình, mỗi nhà sàn ở bản Pắc Ngòi đón được 400-1000 khách/năm và thời gian lưu trú trung bình của khách là 2 đêm; trong đó 90% là khách DL quốc tế chủ yếu là khách Pháp, Đức, Úc. Ở bản Bó Lù, đối tượng khách DL chủ yếu là học sinh và sinh viên.

Các cơ sở ăn uống chủ yếu tập trung tại các cơ sở lưu trú và các nhà nghỉ DLCĐ. Ngoài ra, khi đến với VQG Ba Bể khách du lịch còn có thể thưởng thức ẩm thực tại 03 nhà hàng khu vực ven hồ và nhà khách với sức chứa khoảng 400 khách/lượt.

Tại VQG Ba Bể còn có các dịch vụ đưa đón khách tham quan bằng thuyền (120 thuyền); Hướng dẫn khách đi bộ những bản cao: Khâu Qua, Nậm Dài...; Ngoài ra dân của bản Pác Ngòi còn phục vụ biểu diễn nhạc Then cho du khách nếu khách có yêu cầu.

f) Sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương

Trong những năm gần đây, các sáng kiến du lịch tiếp đón tại nhà đã bắt đầu xuất hiện ở Bắc Kạn và VQG Ba Bể. Hiện có khoảng 3.000 người thuộc các dân tộc Tày,


H’Mông, Dao sống trong vùng lõi của VQG Ba Bể. Trong đó, có các thôn Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc… nằm sát ngay khu vực lòng hồ, cư dân ở đây sống chủ yếu là dựa vào đánh bắt nguồn thuỷ sản trong hồ và làm các dịch vụ đón tiếp tại nhà và các dịch vụ nhỏ phục vụ khách du lịch.

Tại xã Nam Mẫu hiện có thôn Bó Lù, Pác Ngòi là hai thôn phát triển dịch vụ nhà nghỉ, vì có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và vị trí địa lý. Riêng thôn Pắc Ngòi có 86 hộ với số dân là 390 người, trong đó 90% dân số trong thôn là dân tộc Tày. Đến thời điểm này, Pác ngòi có 11 hộ làm du lịch đón tiếp tại nông hộ, 15 hộ làm dịch vụ xuồng máy phục vụ khách du lịch đi thăm hồ Ba Bể. Theo thống kê của thôn, hàng năm có khoảng

5.500 khách du lịch nước ngoài và khoảng 500 khách du lịch trong nước đến nghỉ ngơi ở Pác Ngòi, thời gian lưu trú từ 1 đến 3 đêm. Việc phát triển du lịch đón tiếp tại nông hộ đã đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho những hộ làm dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, thuyền máy, xe ôm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở trong thôn. Các nhà nghỉ trong thôn chủ yếu là nhà sàn của các hộ nông dân đã được xây dựng từ xưa, nay bà con sửa chữa, trang trí sạch đẹp làm nhà nghỉ đón tiếp khách du lịch.

Ở thôn Bó Lù có 10 nhà nghỉ và phục vụ ăn uống; thôn Nà Mằm, xã Khang Ninh cũng có một số hộ tham gia dịch vụ du lịch này. Tuy nhiên, phần lớn các hộ chưa có nhiều phòng riêng cho khách du lịch mà chủ yếu kê nhiều gường, đệm trong một phòng lớn, giữa các gường được ngăn cách bằng các ri đô theo kiểu dân tộc địa phương, các công trình vệ sinh tách biệt với phòng nghỉ, chưa có phòng khép kín. Cơ sở vật chất, dịch vụ còn sơ sài.

Sự phát triển của hoạt động du lịch cũng mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho nhân dân trong khu vực VQG Ba Bể. Trong đó, với việc kinh doanh lái xuồng tại hồ, người dân nhận được 73% số tiền từ du khách chi trả cho việc thuê xuồng. Việc dệt thổ cẩm đem lại thu nhập cho người dân khoảng 60.000VNĐ/người làm (nhưng hoạt động này dần bị mất đi do ý thức của người dân). Một hướng dẫn viên thu nhập khoảng 2.5 triệu một tháng, cộng với công tác phí bằng 50% tổng số tiền du khách chi trả cho 1 lượt hướng dẫn viên


(khoảng 100.000 VNĐ). Ngoài ra, người dân có thu nhập từ việc bán các sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm, đặc sản của địa phương cho khách du lịch.

Qua khảo sát thực địa cho thấy đời sống của hầu hết các hộ dân trong vùng lõi VQG còn nhiều khó khăn, đa số là hộ nghèo. Hiện nay, tổng số hộ gia đình trong vùng lõi có 47,9% hộ nghèo cụ thể: có 13 thôn với 247 hộ nghèo trong tổng số 517 hộ, trong đó một số thôn, bản tỉ lệ hộ nghèo là 100% như: thôn Đán Mẩy, Khau Qua, Nặm Dài, xã Nam Mẫu. Số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao là do đời sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp, lúa, ngô là cây trồng chính. Do tập quán canh tác, thói quen sống dựa vào rừng nên người dân ở đây vẫn còn tình trạng vào rừng khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, phá rừng để làm nương rẫy, đánh bắt cá bằng công cụ có tính hủy diệt như băng thuốc nổ, chất độc, xung điện, đánh bắt cá trong mùa sinh sản, xả dầu máy trong mùa sinh sản, xả dầu máy trực tiếp xuống hồ…làm giảm tính đa dạng sinh học của Vườn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với định hướng phát triển mạnh mẽ VQG Ba Bể trở thành khu DLST của UBND tỉnh, người dân địa phương đã dần ý thức được vai trò của mình trong sự bảo tồn đa dạng sinh học, lấy ngành DV DL trở thành kế sinh nhai mới. Không có gì quan trọng hơn bằng sự tham gia góp sức của chính CĐĐP vào việc giữ gìn và phát triển các thế mạnh tự nhiên, hình thành hoạt động DLST kết hợp với cộng đồng dân cư.

Hiện nay mô hình DLCĐ đã mang lại điểm nhấn và sức hấp dẫn cho các du khách. Tại khu DLST hồ Ba Bể, các mô hình DLCĐ đã bước đầu tạo được ấn tượng với du khách đặc biệt là các du khách nước ngoài. Ngoài thôn Pác Ngòi xã Nam Mẫu thực hiện mô hình này, còn có thôn Bó Lù. Mô hình tiếp tục được mở rộng sang các xã lân cận như Khang Ninh

g) Các tuyến du lịch, điểm tham quan tại Vườn quốc gia Ba Bể

Theo Trung tâm Thông tin VQG Ba Bể, hiện nay, tuyến tham quan chính trong VQG Ba Bể như sau:


- Tuyến du lịch sông: Bến thuyền Buốc Lốm; Động Puông; Bản làng ven sông Năng (Bản Cám, Bản Tàu); Thác Đầu Đẳng; Hồ thuỷ điện Na Hang (Tuyên Quang).

- Tuyến du lịch hồ: Hồ Ba Bể; Đảo Bà Goá; Đảo, Đền An Mã; Ao Tiên.

- Tuyến du lịch rừng: Đường đi bộ trong rừng nguyên sinh VQG; Các chòi quan sát ngắm cảnh hồ, làng bản.

- Tuyến du lịch làng bản ven hồ: Bản Pác Ngòi (Phía nam hồ); Bản Bó Lù (Phía tây nam hồ); Bản Cốc Tộc (Phía tây nam hồ)

- Tuyến du lịch làng bản trên núi: Bản Nà Cọ; Bản Nà Niểng; Bản Vài; Bản Nà Hái; Bản Cám; Bản Hin Đăm; Bản Đán Mẩy; Bản Khau Qua; Bản Nặm Dài;

- Các điểm tham quan du lịch lân cận hồ Ba Bể: Động Nà Phoòng (Nơi đặt trụ sở Đài tiếng nói VN năm 1950-1954); Động Hua Mạ (Xã Quảng Khê); Thác Bạc (Xã Hoàng Trĩ); Di tích Trụ sở Đài tiếng nói VN năm 1947 (Bản Vài, xã Khang Ninh).

h) Kết quả hoạt động du lịch

- Về số lượng và thành phần khách du lịch

Đơn vị tính: Người


25000

20000

Nội địa Quốc tê

15000

10000

5000

0

2010 2011 2012 2013 2014


(Nguồn: TTGDMT và DVMT – VQG Ba Bể)

Hình 4.2. Biểu đồ tăng trưởng về lượng khách du lịch tới VQG Ba Bể

Có thể thấy, số lượng khách đến thăm quan VQG Ba Bể tăng đều qua các năm, số lượng khách du lịch năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu khách đến tham quan đa dạng,


nhiều thành phần như tổ chức đi, tự tổ chức, đi theo đoàn, theo tour … đa số là các đoàn đến thăm quan học tập. Lượng khách đến VQG Ba Bể chủ yếu là vào mùa hè, còn khách quốc tế đến VQG là vào mùa đông chủ yếu là khách Pháp, Đức, Úc. Thời gian lưu trú trung bình là 3 ngày, tối đa là 5 ngày. Do đó, doanh thu từ dịch vụ du lịch chưa cao.

Khách quốc tế thường thích những nơi có không gian yên tĩnh, cảnh quan đẹp, hấp dẫn. Vì vậy, để thu hút khách nước ngoài đến khu du lịch Ba Bể, cần tạo cho khu du lịch những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Đặc biệt phải tạo một không gian yên tĩnh, thoáng mát, môi trường trong lành và an toàn. Đối tượng khách quốc tế đến khu du lịch Ba Bể thường là các chuyên gia đến Việt Nam kinh doanh có nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch. Do vậy, Ba Bể cần tập trung vào các đối tượng khách nước ngoài có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần, đi tham quan nghỉ dưỡng. Ngoài ra khách du lịch còn hứng thú đến với Ba Bể bởi loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá núi rừng và sông nước nơi đây.

Khách du lịch nội địa chủ yếu là học sinh, sinh viên. Nhu cầu của đối tượng này là đi tham quan, cắm trại. Thời gian lưu trú của những đối tượng này có thể từ 1-1,5 ngày. Đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đi cùng cơ quan đoàn thể hoặc đi cùng gia đình. Những đối tượng này thường có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần hoặc đi vào các ngày hè hoặc đi công tác kết hợp đi du lịch. Thời gian lưu trú của những đối tượng này có thể từ 1-2 ngày. Đối tượng khách là các doanh nhân thường có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần hoặc đi công tác kết hợp với đi du lịch. Thời gian lưu trú của những đối tượng khách này thường từ 1-1,5 ngày. Ngoài ra thì đối tượng cán bộ, viên chức nhà nước cũng là những đối tượng tiềm năng. Họ có thể đến với Ba Bể để tận hưởng không gian tuyệt vời với bầu không khí trong lành, khác hẳn với chốn thành thị xô bồ, ngột ngạt. Với phong cảnh nên thơ hữu tình và những nét văn hóa đặc sắc của các bản làng, nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến lí tưởng cho họ tận hưởng thời gian nghỉ ngơi của mình. Trong 2, 3 năm gần đây số lượng khách Sài Gòn đến VQG Ba Bể

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí