Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 22


điều kiện trên để tìm ra mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ để từ đó đưa ra nhưng định hướng và giải pháp cụ thể góp phần phát huy các thế mạnh của vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội Đông Bắc hiệu quả và theo hướng bền vững.

Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc theo 04 mức độ cụ thể như sau: Rất thuận lợi gồm vùng I, và các tiểu vùng TV IIa, IVb , Va, Vc , VIa, VIb, Xb; Thuận lợi gồm: vùng III, vùng VII, Tiểu vùng IVc, VIc, Ixa; Tương đối thuận lợi: Tiểu vùng IIb, IVa, Vb, VIIIb, Ixb; Ít thuận lợi gồm: Tiểu vùng VIIIa, Xa.

4. Từ kết quả phân vùng ĐLTN và kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển DLSTDVCĐ trên 10 vùng và 22 tiểu vùng đã giúp cho việc xác lập cơ sở khoa học, xây dựng các định hướng và giải pháp phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc.

Các nhóm định hướng bao gồm: Nhóm định hướng phát triển sản phẩm dựa trên sự đa dạng và đặc trưng của tài nguyên với các hình thức DLSTDVCĐ khác nhau; nhóm định hướng khai thác không gian với các tiểu vùng ưu tiên phát triển; xác định các điểm du lịch trọng điểm; xác định 10 tuyến du lịch gồm các tuyến nội vùng và liên vùng; Nhóm định hướng trong quản lý tài nguyên và BVMT; Các định hướng khác như định hướng phát triển nguồn nhân lực, phát triển CSHT - CSVCKT phục vụ du lịch và xác định các thị trường khách.

Các nhóm giải pháp bao gồm: Giải pháp về quản lý (Tổ chức mô hình quản lý, Quản lý lượng khách và tác động của khách du lịch, Quản lý hoạt động cộng đồng và các đơn vị kinh doanh du lịch); Giải pháp về thị trường; Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng; Giải pháp về đào tạo; Giải pháp về tăng cường giáo dục môi trường; Giải pháp hỗ trợ bảo tồn; Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương.

7. VQG Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn là hai điểm du lịch nằm trong hai tiểu vùng được đánh giá là rất thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ. Mặc dù, đây là hai khu vực địa lý có sự đối lập nhau về địa hình, về các giá trị văn hóa bản địa nhưng lại là những khu vực có nhiều khả năng phát triển mạnh về DLSTDVCĐ.


Qua đánh giá về các nguồn lực địa lý cũng như hiện trạng phát triển du lịch của VQG Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn, luận án đã mạnh dạn đề xuất hai mô hình khung về DLSTDVCĐ tại hai khu vực nói trên. Đây sẽ là những khuôn mẫu để các khu vực trên toàn vùng Đông Bắc có điều kiện tự nhiên và văn hóa tương đồng áp dụng. Từ đó, góp phần tạo nên hình ảnh độc đáo, khác biệt về du lịch Đông Bắc nhằm thu hút du khách và phát triển KT-XH toàn vùng.

Nói tóm lại, với các nguồn lực địa lý của mình có thể khẳng định: Đông Bắc hoàn toàn có thể khai thác và phát triển DLSTDVCĐ. Tuy nhiên, để loại hình du lịch này được phát triển thuận lợi và hiệu quả giúp vùng Đông Bắc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững nhất, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các bên tham gia vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch như chính phủ, các tỉnh thuộc phạm vi địa lý trong vùng, các doanh nghiệp lữ hành và du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch trong và ngoài khu vực và đặc biệt là sự quan tâm, nỗ lực của cộng đồng dân cư trong vùng tại những khu vực có điều kiện phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Kiến nghị:

- Đối với chính phủ: cần sớm ban hành các chính sách, cơ chế quản lý, các hệ thống tiêu chuẩn riêng cho hoạt động DLST, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ công tác đào tạo và quảng bá DLST, khuyến khích các thành phần tham gia phát triển DLST. Ngoài ra trước mắt cần sớm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển DLST cho cả nước cho từng vùng, miền với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh làm căn cứ cho các địa phương tổ chức khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên DLST hiện có.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 22

- Đối với các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc: căn cứ và các chính sách chung của nhà nước, ban hành các quy định trong việc khai thác DLST gắn liền với việc bảo vệ môi trường - cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa. Đối với những nơi có điều kiện phát triển du lịch sinh thái cần quản lý, giám sát nghiêm ngặt việc xả thải, chiều cao xây dựng công trình, thay đổi cảnh quan, san lấp đồi cát, săn bắt trái phép


các loài động thực vật,… làm giảm giá trị đa dạng sinh học và mất đi giá trị văn hóa bản địa của người dân địa phương.

- Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch cần phối hợp với cộng đồng địa phương, với chính quyền, với Ban Quản lý các khu du lịch, các khu BTTN, VQG, tổ chức khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên DLST thiên nhiên và nhân văn. Để tạo ra nhiều sản phẩm DLST có chất lượng phục vụ nhu cầu của du khách, gắn với việc khai thác cần có sự phối hợp đào tạo huấn luyện các nghiệp vụ du lịch cho người lao động theo mục tiêu phát triển bền vững.

- Đối với người dân và cộng đồng địa phương: mạnh dạn tham gia vào các hoạt động DLST để chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp. Khi tham gia vào hoạt động chung ngoài việc giúp cải thiện cuộc sống, tạo công ăn việc làm, còn thúc đẩy cộng đồng phát triển góp phần bảo vệ và khôi phục các nguồn tài nguyên DLST và văn hóa bản địa tại nơi cư trú của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Lê Đức An và nnk (1990), Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp nhà nước: “Tổng quan về hệ thống đảo Việt Nam” (48B - 12).

2. Lê Đức An (1993)¸Các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội biển, báo cáo đề mục, đề tài Kt.03.12, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia.

3. Lê Đức An, Uông Đình Khanh (2012), Địa mạo Việt Nam - Cấu trúc - Tài nguyên - Môi trường, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

4.Trần Nữ Ngọc Anh (2006), “Mô hình phát triển du lịch cộng đồng và kinh nghiệm thực tế tại Sa Pa”, tuyển tập Hội thảo khoa học quốc tế Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, Hạ Long.

5. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

6. Bộ khoa học Công nghệ và Môi Trường, (1992), Sách đỏ Việt Nam. Phần động vật, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7. Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

8. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An, Luận án PTS khoa học Địa lí, ĐHSP Hà Nội.

9. Tổ chức phát triển Du lịch có trách nhiệm với Môi trường xã hội – ESRT (2012), Sổ tay du lịch cộng đồng: phương pháp tiếp cận thị trường, Liên minh Châu Âu tài trợ và quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.

10. Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 82 trang.


11. Cục bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002), Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000.

12. Cục kiểm lâm, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, (2002), Chiến lược tài chính bền vững VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, Nghiên cứu tài chính dự án PARC, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Cư (1993), Cấu trúc cán cân nước và sa bồi vùng cửa sông trong các cảnh quan sinh thái gió mùa Việt Nam, tập san các khoa học về Trái đất số 04.

14. Phạm Chí Cường (2011): “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường khu vực lãnh thổ vùng núi Đông Bắc Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15. Lâm Quang Dốc, Phạm Ngọc Đĩnh, Lê Huỳnh (1995), Bản đồ học, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội.

16. Đỗ Trọng Dũng (2011), Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

17. Bùi Xuân Đính (2012), Giáo trình Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại.

18. Đỗ Thị Minh Đức (2006), “Du lịch cộng đồng tại làng cá ở Vân Đồn – Quảng Ninh”, tuyển tập Hội thảo khoa học quốc tế Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, Hạ Long, tr. 151-157.

19. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội (tr81-85).

20. Phạm Hoàng Hải (2006),“Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo”, Đề tài khoa học cấp Bộ.

21. Nguyễn Thị Hải (2001), "Hệ thống lãnh thổ du lịch trong quy hoạch du lịch",

Hội nghị Khoa học nữ, lần thứ 6, Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Hải (2007), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội


23. Nguyễn Thu Hạnh (2006), “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ”, Đề tài khoa học cấp Bộ.

24. Nguyễn Xuân Hoà (Chủ nhiệm) (2009), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên quan điểm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại vùng đệm khu BTTN Tiền Hải - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.

25. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Ngô Tất Hổ (2000), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, (Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương biên dịch), Nxb Khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc.

27. Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (2001), Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Tống Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa, Thông tin Hà Nội.

29. Nguyễn Cao Huần (2005)¸ Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái,

Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.

30. Lê Huỳnh (1997), Giáo trình bản đồ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam, Vũ Bích Vân (2003), Bản đồ học chuyên đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Đỗ Thị Vân Hương (2014), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế, Luận án Tiến sĩ, Viện Địa Lý, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

33. A.G. Ixatsenko (1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên,

Người dịch Vũ Tự Lập, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

34. José J.G.-Herrera (2002), Sổ tay du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam.


35. Trần Viết Khanh (2011), Đánh giá một số nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học câp Bộ.

36. Lê Văn Khoa (1997), Môi trường và Phát triển bền vững ở miền núi, Nxb Giáo dục Hà Nội

37. Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011), Báo cáo chuyên đề về tổng quan phân vùng địa chất địa mạo và đề xuất tiêu chí cho phân vùng sinh thái lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội.

38. X.V. Kalesnik (1976), Các quy luật địa lý chung của Trái đất, Đào Trọng Năng dịch, NXB KHKT Hà Nội.

39. Lê Văn Lanh (1998), Du lịch sinh thái và quản lý môi trường du lịch ở các vườn quốc gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam.

40. Lê Văn Lanh (2005), Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch tại các vườn quốc gia, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 11/2005.

41. Vũ Tự Lập (1978), Cảnh quan địa lí Miền Bắc Việt Nam, Nxb KH&KT, Hà Nội.

42. Vũ Tự Lập (2002), Địa lí tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Vũ Tự Lập (2004), Sự phát triển của khoa học địa lý trong thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội

44. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1992), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

45. Nguyễn Kim Liên (2010), Giáo trình phát triển cộng đồng, Nxb Lao động – Xã hội.

46. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (1991), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, IUCN Việt Nam.

47. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án PTS khoa học Địa lí - Địa chất, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.


48. Phạm Trung Lương (chủ biên) (1997), Tổ chức hoạt động du lịch trong các Khu BTTN, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo Quốc gia về Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý và bảo vệ các khu BTTN Việt Nam.

49. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

50. Phạm Trung Lương (chủ biên), (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Phạm Trung Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm TTMH vùng núi phía Bắc, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam.

52. Matarasso M, Servasas M và Allen D.I (2004), Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

53. F.N. Mincov (1970), Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản phân vùng địa lý tự nhiên, Tuyển tập địa lý về phân vùng địa lý tự nhiên - tập III (Nguyễn Dược dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật.

54. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

55. Đặng Kim Nhung (1994), “Một số nghiên cứu về sinh khí hậu con người phục vụ du lịch điều dưỡng ở Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lí, Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

56. Đặng Kim Nhung, Lê Văn Hương, Phí Thị Thu Hoàng, Đào Thị Lưu (2009), Một số cơ sở khoa học trong nghiên cứu phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2, tháng 4/2009.

57. Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh (1998), Phân vùng địa lý tự nhiên đất liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận, Hà Nội 1998.

58. Phân hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên- Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2001), Các vườn quốc gia Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, HN.

59. Philip Dearden, (1998), Bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo về “phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số”, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023