Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Vùng Đông Bắc


3.2.2.4. Các định hướng khác

a) Phát triển hệ thống CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch

Phát triển đầy đủ số lượng, đồng bộ, đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu của địa phương; ưu tiên phát triển tại các khu vực được đánh giá là rất thuận lợi và thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như tiểu vùng IIa, IVb,Va,Vc,VIa,VIb, Xb, vùng VII, IIIa, IXa.

Đầu tư xây dựng hạ tầng khung các khu, điểm du lịch trên các tiểu vùng IIb, IIIb, IVa, IVc, Vb, VIc.…bao gồm mạng lưới đường giao thông chính, phương tiện vận chuyển; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải, cung cấp điện, viễn thông và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ du lịch.

Đầu tư xây dựng mới, đảm bảo đáp ứng xu hướng phát triển trong tương lai về số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú. Ưu tiên phát triển tại các khu điểm du lịch SaPa, Ba Bể, cao nguyên đá Đồng Văn, thác Bản Giốc, khu di tích Pắc Bó, Hạ Long, Vân Đồn, thuộc các tiểu vùng Ia, IIa, IVa, Va, Xb.

b) Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hai hướng: Đầu tư phát triển về quy mô và cơ cấu lao động du lịch theo yêu cầu của từng giai đoạn, từng địa phương, ưu tiên khu vực thuận lợi và tương đối thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như: IIb, IIIb, IVa, IVc, Vb, VIc. Đầu tư chiều sâu với trọng tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp tại các vùng và tiểu vùng rất thuận lợi và thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ.

c) Định hướng phát triển thị trường khách

Xác định các thị trường mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm, các chính sách tiếp thị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Từ kết quả phân tích cơ cấu thành phần khách, nhu cầu từng đối tượng khách, các điều kiện có thể đáp ứng (đặc điểm TNDLDLSTDVCĐ, sản phẩm du lịch, cơ sở lưu trú,…).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


- Thị trường quốc tế: Ưu tiên phát triển nguồn khách chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu khách gồm: khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc) và khu vực ASEAN (Thái Lan, Singapo, Inđônêxia, Malaysia, Myanma, Lào); duy trì thị trường khách truyền thống có thời gian lưu trú dài ngày và khả năng năng chi trả cao như: khách Tây Âu (Pháp, Anh, Đức, Hà Lan…), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Đông Âu (Nga, Ukraina) và mở rộng ra các thị trường mới ở Trung Đông, Ấn Độ; phân đoạn ưu tiên phát triển dựa trên nhu cầu, tâm lý, đặc điểm lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp của từng đối tượng khách mục tiêu với khả năng, lợi thế về những sản phẩm du lịch của khu vực có thể đáp ứng tốt.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 16

- Thị trường nội địa: Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa từ các trung tâm, thành phố lớn như: Hà Nội, và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ... cùng một số thành phố lớn trên cả nước như Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... Trong đó chú trọng nhóm khách du lịch có hiểu biết, khả năng chi trả cao và đặc biệt có nhu cầu tham quan, khám phá và nghiên cứu tìm hiểu về thiên nhiên, văn hóa bản địa cũng như những nhóm khách thích cảm giác mạo hiểm và chinh phục các dạng địa hình độc đáo, hiểm trở và các giá trị tự nhiên hoang sơ.

3.3. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc

3.3.1. Thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lý du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Sẽ là lý tưởng khi toàn bộ cộng đồng dân cư có quyết tâm cao để làm du lịch, tuy nhiên trong thực tế thường khó có được sự tham dự đầy đủ của toàn bộ cộng đồng dân cư nơi làm du lịch cộng đồng (thường là 1 hoặc 1 số thôn của một xã, cũng có thể là một xã) trong việc lập kế hoạch và quản lý nhưng thông tin về mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của du lịch cộng đồng cần phải được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:

- Duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên để giúp cho tất cả các thành viên cộng đồng và các bên liên quan cảm thấy chính họ là một phần của


một tổ chức, được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định cho đến quá trình thực hiện các hoạt động phục vụ du khách. Quá trình duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, nhất là thời điểm bắt đầu xây dựng du lịch cộng đồng nhưng về lâu dài sẽ giúp cho cộng đồng địa phương có thể hoạt động một cách hiệu quả và tự tin dựa trên nền tảng cơ cấu đội ngũ và quy chế sẵn có.

- Lựa chọn các thành viên trong Ban quản lý và các nhóm chức năng đại diện cho cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển du lịch cộng đồng của địa phương sau này. Đây phải là những người tâm huyết với phát triển du lịch cộng đồng, có uy tín với cộng đồng và có thời gian để triển khai các hoạt động của địa phương. Cần xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể cho mỗi thành viên để từ đó thống nhất trong việc phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên.

- Thời gian của các thành viên dành cho du lịch cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Việc lập kế hoạch và quản lý việc thực hiện DLSTDVCĐ cần tránh sự áp đặt, nhất là sự áp đặt thường là “tự nhiên được công nhận” của các thành viên có vị trí cao hơn trong cộng đồng. Các thành viên cần phải có tiếng nói của mình trong việc đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch và quản lý việc DLSTDVCĐ. Một cộng đồng mạnh mẽ và gắn kết có cơ hội lớn hơn để thành công. Mô hình DLSTDVCĐ sẽ khó thành công khi có sự chia rẽ trong nội bộ của địa phương hoặc có sự khác biệt về quan điểm, cách điều hành của đội ngũ cán bộ hoặc của các cấp thừa hành. Trong một số trường hợp, có sự thiên vị trong việc giao việc của cán bộ quản lý DLSTDVCĐ cho các tổ chức có thể do vô ý hoặc chủ ý, cũng có thể do quan hệ họ hàng…dẫn đến sự thiếu thiện chí trong hợp tác xây dựng DLSTDVCĐ chung của địa phương từ phía các cá nhân khác.

3.3.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Nâng cao năng lực cho Ban quản lý DLSTDVCĐ, các nhóm chức năng; các doanh nghiệp du lịch/hộ làm du lịch tại địa phương là rất cần thiết bởi vì DLSTDVCĐ


hoàn toàn phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp – đây là những người cần được được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năng duy trì và phát triển DLSTDVCĐ một cách bền vững hay không. Cần tiến hành phân tích các kỹ năng hiện có và khoảng thiếu hụt cần cải thiện cho mỗi thành viên liên quan đến du lịch cộng đồng để xác định rõ những mảng nào cần xây dựng năng lực. Xây dựng năng lực địa phương không chỉ dừng ở mức độ nâng cao kỹ năng và kiến thức mà còn nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào du lịch cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ có thể triển khai kinh doanh DLSTDVCĐ. Việc triển khai đào tạo nên hết sức thực tiễn và nội dung đào tạo cần gắn ngay vào những việc sẽ phải làm trong du lịch cộng đồng tại địa phương.

Phương pháp đào tạo nên sử dụng phương pháp có sự tham gia và lấy người học làm trung tâm, tăng cường các bài tập tình huống và xây dựng các nhóm thảo luận chuyên sâu.

Giáo viên đào tạo cần là những người đã có kinh nghiệm thực tế và nên mời các công ty du lịch tham gia vào một số hợp phần đào tạo để cung cấp thêm các kinh nghiệm điều hành du lịch. Đào tạo ngoại ngữ cho hướng dẫn viên địa phương cần yêu cầu có thời gian, nên cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Giáo trình đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành nên được áp dụng ngay với các chủ đề gắn với thực tế địa phương để hướng dẫn viên có dược cơ hội thực hành ngay trong những lần hướng dẫn khách.

Trong bối cảnh cộng đồng, nhân viên thường di chuyển khi có cơ hội hoăc nguy cơ nảy sinh (ví dụ như những người có tay nghề cao có thể tìm kiếm các cơ hội khác trong ngành du lịch có mức độ lợi nhuận cao hơn lợi nhuận từ du lịch cộng đồng). Vì vậy, cần xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn và điều kiện làm việc tốt để có thể giữ chân những nhân viên hiệu quả và trung thành. Các thành viên nên được định kỳ luân chuyển các vị trí


công tác nhằm tăng cường sự đa dạng kỹ năng của họ cũng như duy trì sự tham gia của họ vào DLSTDVCĐ một cách thú vị. Chiến lược này cũng đảm bảo rằng không có một nhân viên nào là “không thể thay thế” nếu như họ đột ngột rời khỏi vị trí được giao.

3.3.3. Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương nhưng thích ứng với điều kiện của khách du lịch

Cần đề cao triết lý của mô hình sản xuất “mỗi làng một sản phẩm – One Village One Product” trong đó đề cao sự khác biệt và chất lượng cho các nhóm sản phẩm và dịch vụ. Triết lý của mỗi làng một sản phẩm ở đây chính là “hành động địa phương, suy nghĩ toàn cầu – Act locally, Think Globally” thông qua sự tận dụng tối đa các nguồ n lực (kiến thức, kỹ năng, truyền thống, nguyên vật liệu…) của địa phương để tạo nên các sản phẩm độc đáo, các sản phẩm có sự khác biệt được khách hàng đại chúng chấp nhận

Triết lý phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương còn cần được thể hiện ở việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực (human resource management),phát triển đội ngũ những người sản xuất sáng tạo trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho du lịch một cách chủ động (Self- reliance).

3.3.4. Gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương vào chính sách phát triển du lịch chung của từng tỉnh

Kế hoạch phát triển DLSTDVCĐ tại địa phương cần được rà soát hàng năm căn cứ vào chính sách phát triển du lịch chung của các tỉnh trên địa bàn vùng Đông Bắc nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát triển du lịch địa phương do các chính sách hỗ trợ này đem lại. Nhiều lĩnh vực đầu tư cho DLSTDVCĐ có thể vượt quá khả năng của cộng đồng (ví dụ đầu tư phát triển hạ tầng để tạo thêm những tour du lịch mới trong cộng đồng dân cư…), ban quản lý DLSTDVCĐ xã cũng cần chủ động đề xuất các kế


hoạch phát triển du lịch ở địa phương này đến các cơ quan chức năng để tìm kiếm sự hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên cần hết sức lưu ý trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, các giá trị cốt lõi để phân biệt tour du lịch cộng đồng ở đại phương mình so với các địa phương khác.

Các giải pháp này có thể có những sự khác biệt đối với các mô hình du lịch ở các địa phương khác ở một mức độ nhất định song đây chắc chắn là những yếu tố cần được xem xét khi phát triển các tour du lịch cộng đồng ở bất kỳ địa phương nào.

3.3.5. Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương

Tổ chức phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch nâng cao nhận thức, thấy được lợi ích của nguồn tài nguyên thiên nhiên đem lại. Từ đó hình thành ý thức trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên cũng như bảo tồn truyền thống văn hóa địa phương.

Hình thức chủ yếu là cho thuê nhà nghỉ (Homestay). Nghỉ tại các hộ gia đình dân tộc là một hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt với khách du lịch nước ngoài. Dịch vụ cho nghỉ trọ của hộ gia đình được quản lý trực tiếp bởi người chủ gia đình, các thành viên khác trong gia đình phụ giúp dọn dẹp khu nhà nghỉ. Tại các hộ gia đình khách du lịch sẽ được bố trí chỗ nghỉ ở vị trí hợp lí trong gia đình. Khách không chỉ được tìm hiểu về cuộc sống đời thường của người dân, mà còn có thể tham gia vào các hoạt động đời thường hoặc tham gia vào các hoạt động ở địa phương. Ngoài thu nhập từ cho thuê nhà nghỉ, để bày tỏ sự đón tiếp nhiệt tình của chủ nhà đối với du khách và để giữ kỷ niệm trong chuyến thăm quan, thông thường trước khi ra về, khách còn mua sản phẩm mà chủ nhà làm ra. Nhờ dịch vụ này, cộng đồng có thêm thu nhập từ du lịch.

Mô hình tham quan các khu chăn nuôi, trồng trọt, khai thác thủy sản cũng là một biện pháp hữu hiệu để vừa khuyến khích sản xuất, phát triển kinh tế của cộng đồng, vừa tạo ra sản phẩm đặc trưng cho hoạt động du lịch.

Thông qua các nghiên cứu về đa dạng sinh học, tập tính sinh trưởng, phát triển của các giống loài trong khu vực các VQG/KBTTN, có thể truyền đạt lại và giáo dục cộng động biết


cách làm kinh tế hợp lý, không ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế của người dân.

3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng

Hoạt động phát triển DL luôn gắn liền với hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông. Vì vậy, cần có các chính sách ưu tiên đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của địa phương: nâng cấp đường xá; cải tạo đường liên xã, đường mòn liên thôn nhưng không làm ảnh hưởng tới tự nhiên; xây dựng một số nhà ăn, quán uống nước, nơi vui chơi cộng đồng phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương; đầu tư cho người dân xây dựng nhà trọ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu, không gây lãng phí tài nguyên và vẫn giữ được nét văn hóa của dân tộc; mở thêm nhiều trung tâm giới thiệu và bán các mặt hàng đặc sản địa phương; đầu tư mạnh vào hệ thống điện nước và thông tin liên lạc, đặc biệt ở các thôn vùng sâu; xây dựng nhà vệ sinh, có thùng rác, các bảng hướng dẫn du khách tại các điểm tham quan; đầu tư cho công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển các lễ hội truyền thống; khuyến khích đầu tư sử dụng các “công nghệ sạch” ít tác động đến môi trường để phát triển các sản phẩm DLST.

3.3.7. Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển DLSTDVCĐ ở địa phương

Ban Quản lý DLSTDVCĐ cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác các tuyến trên địa bàn hoặc đi qua địa bàn mình. Thường không có công ty du lịch nào chỉ tập trung vào du lịch cộng đồng nên việc tìm đối tác như vậy sẽ không khả thi. Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự “bao thầu” toàn bộ điểm du lịch cộng đồng trên cơ sở cùng phối hợp đầu tư hoặc cũng có thể là các thỏa thuận khác như cung cấp vốn, kỹ


năng kinh doanh và tiếp thị, hoặc hưởng tỷ lệ hoa hồng khi đưa khách đến địa phương…để đảm bảo số lượng khách đến được với địa phương là nhiều nhất. Có thể nói sự tham gia của các công ty du lịch là đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu của mọi dự án du lịch cộng đồng, tuy nhiên cũng cần phải làm rõ mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng và các doanh nghiệp tư nhân để đảm bảo cả hai bên đều thống nhất về các cơ chế giá cả, cách thức hoạt động, phân chia lợi nhuận. Công ty du lịch cũng có thể được hình thành ngay tại địa phương do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập. Không nên coi đây là một “đối thủ cạnh tranh” với Ban quản lý du lịch cộng đồng mà nên nhìn nhận đây là một đối tác “thân cận” để hỗ trợ Ban quản lý du lịch cộng đồng để phát triển du lịch cộng đồng. Các nguyên tắc phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn địa phương này cần được xác lập để đem lại lợi ích lâu dài cho cả đôi bên.

3.3.8. Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên CĐ

Có 3 mô hình phát triển DLSTDVCĐ tại một địa phương trên địa bàn vùng Đông Bắc, mô hình thứ nhất là cả cộng đồng cùng tham gia vào du lịch cộng đồng; mô hình thứ hai chỉ gồm một bộ phận cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia và mô hình thứ ba là mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh. Có thể thấy, khi người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch như trên, việc nảy sinh mẫu thuẫn trong quá trình phân chia lợi nhuận là khó tránh khỏi, ví dụ như một hộ gia đình được lựa chọn là điểm bán hàng gốm hoặc điểm bán hàng tương cho các hộ sản xuất của địa phương do có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn, có vị trí thuận tiện hơn các hộ khác. Các hộ sản xuất đều đưa sản phẩm của mình tập trung tại đây để người chủ hộ này bán cho khách. Tuy nhiên, nếu người bán hàng này chỉ ưu tiên bán những mặt hàng do bản thân mình sản xuất ra để thu về lợi nhuận cá nhân, nếu không có các quy định rõ ràng về trách nhiệm bán hàng cho cộng đồng thì rất dễ xảy ra các mâu thuẫn dẫn đến sự bất hòa trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng của tour du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023