Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu Và Xúc Tiến Thương Mại


Các phương pháp phân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhân trong cộng đồng cần chú ý cẩn thận. Để đạt được điều này, cần thành lập một ban quản lý du lịch cộng đồng như một cơ quan đại diện. Lãnh đạo, chính quyền địa phương, cũng như các tổ chức cộng đồng (ví dụ như hội phụ nữ và hội thanh niên, nhóm thủ công mỹ nghệ) phải có đại diện trong ban quản lý này. Ban quản lý phải quản lý tài chính thu nhập từ du lịch cộng đồng và các vấn đề quản lý khác như đại diện cho cộng đồng trong các cuộc họp và thảo luận với các bên liên quan, giám sát phát triển du lịch để đảm bảo rằng nó đáp ứng các mục tiêu chính sách trong chương trình hoạt động… Một hệ thống lưu giữ hồ sơ tài chính tốt sẽ cung cấp thông tin quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Đồng thời cũng giúp đỡ để tạo ra sự minh bạch giữa các thành viên cộng đồng và, do đó, tránh được sự mất lòng tin khi xảy ra những vấn đề liên quan đến doanh thu du lịch cộng đồng. Một trong những mục tiêu chính của du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo thu nhập và phân chia công bằng. Thu nhập chung có thể được sử dụng cho đầu tư sản xuất trong cộng đồng (ví dụ như giếng nước, năng lượng mặt trời, cung cấp nước, y tế hoặc các chương trình giáo dục) hoặc cho các hộ gia đình nghèo nhất của làng.

3.3.9. Lựa chọn thị trường mục tiêu và xúc tiến thương mại

Xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và các thị trường tiềm năng để kết hợp chặt chẽ với việc nghiên cứu cung, cầu và tâm lý, thị hiếu du khách. Tiếp tục khai thác khách từ các thị trường quốc tế quen thuộc như Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thị trường khách nội địa đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy DL của Vùng phát triển. Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể kéo theo nhu cầu du lịch tăng cao, do vậy cần phải khai thác thị trường này một cách hiệu quả.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch (có trách nhiệm) bằng các phương tiện thông tin đại chúng, áp dụng công nghệ thông tin, phát hành các ấn phẩm sách giới thiệu và hướng dẫn du lịch. Đây được xem như một hoạt động có tính nguyên tắc mà bất kỳ một điểm DLST đích thực nào cũng cần phải thực hiện nghiêm


túc, bởi bên cạnh việc giới thiệu đầy đủ những giá trị của khu vực còn phải cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin về những điều “có thể” và “không được phép” làm khi đến điểm du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du khách đến môi trường và các giá trị tự nhiên, văn hóa ở đây. Để làm được điều này yêu cầu phải có những nghiên cứu khảo sát toàn diện về các tác động có thể có từ du khách và chuẩn bị những phương thức, nội dung tuyên truyền, quảng cáo phù hợp.

Thường xuyên điều tra ý kiến của du khách về DL của địa phương để từ đó nâng cao chất lượng DL.Trên cơ sở nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để đưa ra những sản phẩm quảng cáo, tuyên truyền phù hợp và góp phần thỏa mãn nhu cầu của khách.

Các hình thức quảng bá gồm phát hành ấn phẩm (sách hướng dẫn, CD, website, tờ rơi, tờ gấp, xây dựng logo...), quảng cáo (trên TV, sách báo...) và các hoạt động khác như tài trợ chương trình, tổ chức hội thi, tham gia hội diễn...

Tóm lại, trên đây là 09 giải pháp nhằm góp phần phát triển DLSTDVCĐ cho vùng Đông Bắc Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần. Trong đó, 05 giải pháp đầu tiên được coi là quan trọng hơn cả nhằm phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên và xã hội vùng Đông Bắc trong phát triển DLSTDVCĐ nói chung và phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


Tiểu kết chương 3

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 17


Để phát triển DLSTDVCĐ nhằm phát triển KT-XH khu vực Đông Bắc dựa trên cơ sở sự phong phú và đa dạng về tự nhiên và những đặc điểm riêng biệt, nổi trội cần có những định hướng và giải pháp khai thác cụ thể. Trong chương 3, nội dung và kết quả đánh giá tổng hợp đã đưa ra các định hướng và giải pháp như sau:

Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ. Kết quả phân tích cho thấy, Đông Bắc có 1 vùng và 7 tiểu vùng rất thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ (vùng I, và các tiểu vùng TV IIa, IVb , Va, Vc , VIa, VIb, Xb); có 2 vùng và 3 tiểu vùng thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ (vùng vùng III, vùngVII, Tiểu vùng IVc, VIc, IXa); có 5 tiểu vùng tương đối thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ (Tiểu vùng IIb, IVa, Vb, VIIIb, IXb.); có 2 tiểu vùng ít thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ (Tiểu vùng VIIIa, Xa).

Trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ, hiện trạng phát triển du lịch vùng Đông Bắc, kết quả phân tích SWOT cho phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc, các xu hướng phát triển DLST hiện nay và chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, NCS đã đưa ra các nhóm định hướng và giải pháp nhằm phát triển DLSTDVCĐ trên toàn vùng Đông Bắc: nhóm định hướng phát triển sản phẩm dựa trên sự đa dạng và đặc trưng của tài nguyên với các hình thức DLSTDVCĐ khác nhau; nhóm định hướng các tiểu vùng ưu tiên phát triển; xác định các điểm du lịch trọng điểm; xác định các tuyến du lịch gồm các tuyến nội vùng và liên vùng. Kết quả định hướng tổ chức không gian phát triển được thể hiện trên bản đồ định hướng không gian; Nhóm định hướng trong quản lý tài nguyên và BVMT; Các định hướng khác như định hướng phát triển nguồn nhân lực, phát triển CSHT - CSVCKT phục vụ du lịch và xác định các thị trường khách.

Các giải pháp bao gồm: thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lý DLSTDVC; lựa chọn thị trường mục tiêu và xúc tiến


thương mại; Phát triển cơ sở hạ tầng; Đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến DLSTDVCĐ; Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển DLSTDVCĐ ở địa phương; Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển DLSTDVCĐ ở địa phương; Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên CĐ; Gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương vào chính sách phát triển du lịch chung của từng tỉnh; Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Tóm lại, trên đây là những định hướng và giải pháp phát triển DLSTDVCĐ phù hợp với mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng. Kết quả định hướng và giải pháp góp phần phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH, nâng cao đời sống cộng đồng địa phương nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.


Chương 4. THÍ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ VÀ HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN‌‌


4.1. Các nguồn lực địa lý phục vụ phát triển DLSTDVCĐ tại Vườn quốc gia Ba Bể và huyện Đảo Vân Đồn

4.1.1. Vườn quốc gia Ba Bể

Cách Hà Nội 256km về phía Bắc, VQG Ba Bể nằm trên vùng núi đá vôi thuộc xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng và Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vị trí này không chỉ có ý nghĩa quyết định đến đặc điểm tự nhiên của Vườn mà còn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động DL. Theo bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ, VQG Ba Bể thuộc tiểu vùng IVb - tiểu vùng được xác định có mức độ rất thuận lợi về giá trị sinh vật cao, văn hóa bản địa độc đáo, địa hình đa dạng phong phú và đặc biệt là có sự

thuận lợi về vị trí và khả năng tiếp cận cũng như khả năng tổ chức các tour DLST.

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình khu vực VQG Ba Bể và phụ cận khá phức tạp, mức độ phân cắt lớn, bao gồm một phức hệ sông, suối, hồ, núi đá vôi từ dốc mạnh đến dốc đứng, xen kẽ với núi đất, có độ cao từ 150-1.098m so với mực nước biển. Các kiểu địa hình chính trong khu vực gồm: núi trun g bình, núi thấp, đồi, thung lũng sông suối, hồ và hang động.

Ba Bể chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình 220C, mưa 1378mm/năm, là điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, trong khu vực còn có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, sương mù, mưa đá, mưa phùn... ảnh hưởng tới hoạt động du lịch.

Về mặt thủy văn, Ba Bể là cả một phức hệ ao- hồ- sông- suối, ngoài hồ Ba Bể rộng lớn và ao Tiên là trung tâm thì hệ thống sông, suối trong khu vực có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch.


Theo phân hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên- Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2001), tài nguyên sinh vật của Ba Bể có tính ĐDSH cao. Hệ thực vật có cả thành phần bản địa Bắc Việt Nam - Trung Hoa và thành phần Ấn Độ

- Mianma. Trong đó có 417 loài thực vật bậc cao thuộc 114 họ, 300 chi, đặc trưng cho vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam. Điển hình là thung, nghiến, trai, lát hoa và trúc dây. Các họ thực vật có nhiều chi, nhiều loài là: họ Hòa thảo có 22 chi và 46 loài, họ Ba mảnh vỏ có 23 chi, 38 loài; họ Dâu tằm có 6 chi, 37 loài; họ đậu có 21 chi và 29 loài; họ Cúc có 14 chi và 18 loài; họ Lan có 11 chi và17 loài; họ Long não có 10 chi và 15 loài. Theo báo cáo chuyên đề, hệ thực vật VQG Ba Bể có tính đa dạng sinh học cao hơn (620 loài) so với một số VQG khác như Yokdon (464 loài), Tam Đảo (490 loài), Bến Én (462 loài).

VQG Ba Bể có khu hệ động vật hoang dã phong phú với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, gồm cả 3 nhóm: động vật trên cạn, dưới nước và biết bay với tổng số 412 loài với 27 bộ, 85 họ, 55 loài được ghi trong sách đỏ việt Nam. So với các VQG của cả nước thì VQG Ba Bể có thành phần loài phong phú hơn cả, đã được hội nghị chương trình ĐDSH quốc gia xếp vào loại A. Chính vì thế, hệ động vật VQG Ba Bể có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với khách du lịch, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Riêng lớp thú có 65 loài, thuộc 7 bộ, 23 họ với 22 loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam. Trong đó có một số loài cần được bảo vệ đặc biệt: Voọc mũi hếch, Gấu chó, Hổ, báo hoa mai, Gấu ngựa, Voọc đen má trắng. Số loài thú ở đây chiếm 23,63% tổng số loài thú của cả nước nhưng số lượng cá thể không nhiều .

Lớp chim có 214 loài, thuộc 17 bộ, 47 họ với 7 loài ghi trong sách đỏ như: Cốc đế, hồng hoàng. Có thể nói Ba Bể là nơi có mật độ và thành phần loài chim phong phú vào bậc nhất , chiếm 17,2% tổng số loài chim của cả nước.

Lớp bò sát có 30 loài, thuộc 2 bộ, 11 họ và 12 loài cần được bảo vệ như: Kỳ đà nước, Rùa hít. Lớp lưỡng cư có 16 loài, thuộc 1 bộ, 2 loài ghi trong sách đỏ: Ếch ang và ếch gai. Lớp cá có 87 loài, trong đó có 11 loài cần được bảo vệ, điển hình như: Chép


"Kính", Trẩu, Chày đất. Ngoài ra, trong Vườn còn có 332 loài bướm, 20 loài mới được tìm thấy lần đầu cho khu hệ bướm Việt Nam.

Hệ động, thực vật thủy sinh, với 283 loài thực vật, 87 loài cá. Đặc biệt có một số loài động, thực vật đặc hữu như: Táo đỏ, cá anh vũ, cá Đầm xanh, cá Lăng, , cá Chiên (ở thác Đầu Đẳng), cá Cóc (ở Quảng khê, Đồng Phúc),...Chính vì vậy hồ Ba Bể đã được hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tổ chức tại Mỹ tháng 3 năm 1995 xếp vào 1 trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được đầu tư bảo vệ.

Hiện nay, Ba Bể đang bảo tồn những HST điển hình như: rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi. Tại đây, có rất nhiều danh lam thắng canh thu hút khách du lịch, tiêu biểu như:

Hồ Ba Bể: Ngoài yếu tố là hồ kiến tạo, nằm giữa khu vực đá vôi trùng điệp, tạo nên bức tranh thủy mặc hấp dẫn du khách thì hồ Ba Bể còn là không gian mặt nước thoáng, rộng với diện tích gần 500ha.

Dòng sông Năng, Động Puông: Động Puông nằm trên dòng sông Năng, cách huyện lỵ Ba Bể 5 km. Đây là nơi con sông Năng chảy xuyên qua một dãy núi đá vôi. Động có chiều dài khoảng 200 m, chiều cao trung bình từ 25 đến 30 m với nhiều nhũ đá, cột đá hùng vĩ. Trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con trú ngụ.

Ao Tiên: một hồ nước nhỏ, rộng chừng 3 ha nằm trên đỉnh núi. Bị bao bọc bởi rừng nhiệt đới nên khí hậu mát mẻ, trong lành.

Ngoài ra còn nhiều danh thắng khác như động Nà Phòng, hang Dơi, động Ba Cửa, động Thẳm Kít, cây Thung cổ thụ, đỉnh Đồn Đèn, đỉnh Khao Vay… Các danh thắng này chính là những điểm du lịch hấp dẫn.

4.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch (2003), hiện tại trong khu vực VQG Ba bể có tổng số 13 bản trên khu vực của 7 xã lên tới 19.077 người với 3.499 hộ. Trong đó cư dân Tày (58%) ở tại những dải đất thấp dọc theo sông, suối; cư dân người Dao (21%) cư ngụ lưng chừng núi; cư dân người H’Mông(13%) sinh sống trên các


vùng cao; người Kinh chỉ chiếm 1% và người Nùng chiếm 7%. Tại đây, các giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số gần như được giữ nguyên vẹn tạo thành các bản tham quan du lịch:

Bản Cám: là một bản nhỏ của người Tày trải dài khoảng 1km bên bờ Bắc đoạn ngã ba sông Năng gặp hồ Ba Bể. Đây là bản nằm trên một thung lũng nhỏ có một con suối nước sạch trong mát quanh năm chảy ra sông Năng. Người dân bản Cám thường sử dụng thuyền độc mộc, một biểu tượng truyền thống của hồ Ba Bể. Đây là một loại thuyền chỉ được đục từ thân một cây gỗ to và mặc dù trông rất mỏng manh nhưng có thể chở được vài người.

Bản Bó Lù và Pác Ngòi: từ bến thuyền chính du khách có thể nhìn thấy rõ bản Pác Ngòi ở phía Nam “hồ một” của hồ Ba Bể. Nằm kề bên những bãi bồi màu mỡ nằm dọc theo thung lũng con sông chợ Lèng, Pác Ngòi đã tạo cho mình những nét truyền thống riêng biệt, độc đáo, cuộc sống của người dân bản địa chủ yếu dựa vào nghề nông và ngư nghiệp. Tương tự đối diện với bến chính là bản Bó Lù và Cốc Tộc nằm liền kề. Đây chính là nơi lý tưởng để du khách đi bộ xuyên qua hai bản. Tuy bây giờ đã có một con đường nối liền trụ sở VQG với các thôn trên nhưng du khách vẫn có thể thưởng ngoạn và thư giãn bằng việc du thuyền trên hồ và đi bộ tới thăm những bản này. Du khách có thể nghỉ ngơi, ngủ đêm tại các thôn bản này trong các nhà sàn truyền thống của người Tày.

Tuy nhiên, trình độ dân trí thấp (80% lao động có trình độ dưới lớp 5), tỉ lệ mù chữ 31.7%; đời sống văn hóa xã hội còn nghèo nàn. Lao động nông nghiệp chiếm tới 80% tổng số lao động, trong khi đất nông nghiệp chỉ chiếm 3,2% diện tích đất tự nhiên.

Trong VQG Ba Bể có khá nhiều các di tích lịch sử từ thời rất xa xưa tạo cho các khách du lịch một hứng thú rất lạ khi tham quan tại đây:

Di tích nhà Mạc: trên đỉnh núi Lũng Nham, ở nóc động Puông có chiến lũy và giếng nước nhà Mạc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023