Biểu Đồ Tăng Trưởng Lượng Khách Du Lịch Tới Huyện Đảo Vân Đồn


Các tuyến du lịch chính đã được khai thác tại Vân Đồn hiện nay là: Trung tâm thị trấn Cái Rồng – Bãi Dài – Chùa Cái Bầu; Bãi Dài – Minh Châu; Bãi Dài– Quan Lạn; Thị trấn Cái Rồng – Minh Châu – Quan Lạn; Thị trấn Cái Rồng – Ngọc Vừng. Hình thức khai thác du lịch ở đây chủ yếu vẫn là loại hình tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển chứ chưa khai thác được hết các giá trị đa dạng sinh học và văn hóa bản địa của huyện đảo Vân Đồn.

h) Kết quả hoạt động du lịch

- Về số lượng và thành phần khách du lịch

Số lượng khách du lịch đến Vân Đồn tham quan, nghỉ dưỡng tăng hàng năm, tập trung đông vào mùa hè ở các xã đảo; mùa xuân ở các khu vực có di tích văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên số lượng khách lưu trú từ 1-1,5 ngày chỉ đạt 32% trong tổng lượng khách (hình 4.5).

600000


500000


400000


300000


200000

Nội địa

Quốc tế

100000


0

2010

2011

2012

2013

2014

Đơn vị tính: lượt khách










Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.



(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn)

Hình 4.5.Biểu đồ tăng trưởng lượng khách du lịch tới huyện đảo Vân Đồn


Cho đến nay, phần lớn du khách đến với Vân Đồn là khách du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa đến đây chủ yếu là khách sinh sống tại Quảng Ninh, khách Hà Nội và một số tỉnh lân cận phía Bắc. Một số ít đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngoài ra còn mộtsố đối tượng khách là Việt Kiều về Vân Đồn theo dạng thăm thân, khách công vụ do các công ty tổ chức họp tổng kết hay tổ chức sự kiện. Mặc dù cơ sở dịch vụ còn chưa phong phú, du lịch vẫn mang tính mùa vụ. Nhưng vào những ngày cuối tuần, lượng khách từ nhiều nơi đến Minh Châu nghỉ ngơi tắm biển, hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành vẫn rất đông.

Đối với khách du lịch nội địa thời gian lưu trú còn thấp hơn khách du lịch quốc tế, từ 1,5 -2 ngày, nếu là khách sinh sống ở Quảng Ninh, thông thường họ chỉ đi du lịch trong ngày, một số ít lưu trú khoảng 1-1,5 ngày nếu họ ra thăm quan tại các đảo.

Khách du lịch nội địa đến Vân Đồn chủ yếu tập trung vào mùa hè, hiện nay khu du lịch Bãi Dài vẫn chủ yếu là phục vụ khách du lịch vào những tháng mùa hè, còn vào mùa đông khu du lịch này dường như rất vắng khách, công suất sử dụng phòng nghỉ chỉ đạt trung bình từ 25-30%, tăng đột biến vào dịp ngày nghỉ, ngày lễ lớn và chủ yếu vẫn là khách thăm thân, tham quan, lễ hội. Số lượng khách thường tập trung không đều tại các điểm du lịch. Chẳng hạn ở các khu du lịch như Bãi Dài, Quan Lạn tập trung tới hơn 80% lượng khách còn lại ở các khu vực khác như Ngọc Vừng, Ba Mùn lượng khách đến đây rất ít. Chính vì vậy giá cả tăng cao vào những ngày tập trung đông khách, đồng thời các phương tiện tại các cảng Quan Lạn, Cái Rồng chưa được sắp xếp, bố trí hoạt động hợp lý, đặc biệt là các bãi tắm trên địa bàn huyện chưa có phương tiện cứu hộ phao tiêu cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho du khách.

Mặc dù hàng năm đón một lượng không lớn các du khách quốc tế so với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái, nhưng qua điều tra cho thấy thị trường khách du lich quốc tế đến với Vân Đồn tương đối đa dạng bao gồm cả các du khách mang quốc tịch châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, châu Mỹ...


- Về doanh thu từ du lịch

Giai đoạn 2010 – 2014 ngành du lịch huyện Vân Đồn nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định. Doanh thu chủ yếu từ các dịch vụ cơ bản: cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và từ phương tiện vận chuyển (Hình 4.4).

Doanh thu chủ yếu từ các loại hình dịch vụ về đêm như các cửa hàng bán hàng lưu niệm, sản vật của địa phương, các hoạt động đánh bắt thủy hải sản kết hợp với loại hình dịch vụ cho khách du lịch chưa có (hình 4.6). Các tuyến điểm trên vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, các điểm di tích văn hóa lịch sử chưa được khai thác. Karaoke có thể coi là dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu cho khách du lịch đến Vân Đồn. Các cơ sở kinh doanh này có quy mô nhỏ, dịch tích phòng từ 19 - 30m2, mỗi cơ sở có 2 đến 4 phòng. Có rất ít cơ sở được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiện nghi. Khách du lịch đến Vân Đồn sở dĩ hay sử dụng dịch vụ này bởi vì họ không có nhiều sự lựa chọn khác.

Nguồn Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn Hình 4 6 Biểu đồ so sánh 1

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Đồn) Hình 4.6. Biểu đồ so sánh doanh thu từ du lịch của huyện đảo Vân Đồn

Nói tóm lại, Mặc dù có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng nhưng Vân Đồn hiện nay vẫn chưa thực sự phát triển, tạo được sức cạnh tranh do tồn tại một số hạn chế như: Dịch vụ du lịch còn thiếu, nghèo nàn; sản phẩm du lịch


biển chưa đa dạng; an ninh trật tự và việc quản lý giá tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa mạnh; cơ sở hạ tầng giao thông, cảng bến cấp tàu trên các xã đảo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; hệ thống dịch vụ nhà nghỉ còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của huyện còn thấp, số lượng lao động chưa qua đào tạo còn cao, chất lượng phục vụ còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Để phát huy nguồn lực sẵn có nhằm phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương, Vân Đồn cần có những định hướng và giải pháp phát triển không gian cụ thể để phát triển DLSTDVCĐ.

4.2. Các định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn

4.2.1. Tại Vườn quốc gia Ba Bể

4.2.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm

* Các hình thức DLST có thể khai thác

- Tham quan, khám phá về vị trí, kiến trúc nhà của cộng đồng câc dân tộc, đường đi lại (cây cối) và cảnh quan rừng, suối xung quanh.

- Khám phá và trải nghiệm về đời sống các đồng bào dân tộc: sinh hoạt hàng ngày, sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Thưởng thức và tham gia vào các loại hình văn hóa dân tộc: múa hát, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống....

- Chiêm ngưỡng cảnh quan thông qua các hình thức đi bộ, thăm suối, chèo thuyền, khám phá núi rừng, hang động, thăm rừng...

* Hệ thống các dịch vụ do cộng đồng phục vụ

- Dịch vụ lưu trú: tại nhà dân (homestay), nhà nghỉ trong bản của dân.

- Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng tại nhà dân liên quan với người dân tộc Tày – Nùng

- Dịch vụ hướng dẫn: do chủ nhà, đội ngũ hướng dẫn, hỗ trợ khuân vác đảm nhiệm


- Dịch vụ vận chuyển: Dịch vụ xe ôm, cho thuê xe đạp, xe máy

- Dịch vụ thể thao và giải trí: giao lưu văn nghệ, ẩm thực, nghề thủ công, làm nông nghiệp,...

4.2.1.2. Định hướng khai thác không gian

Bảo vệ và gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa của VQG Ba Bể thành một thể thống nhất, xứng tầm một danh thắng được cả thế giới ngưỡng mộ. Cung cấp các hình thức trải nghiệm đa dạng giúp người dân thuộc mọi tầng lớp trong và ngoài nước đều có thể khám phá thiên nhiên và văn hóa của khu vực.

a. Phân vùng không gian

- Vùng chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.

+ Khu bảo vệ thiên nhiên nghiêm ngặt: Phía đông và phía tây hồ Ba Bể nghiêm cấm chặt cây, săn bắt động vật, phá hoại cảnh quan…

+ Khu phục hồi hệ sinh vật; hồi phục thiên nhiên.

+ Khu hành chính, phục vụ, dịch vụ.

+ Vùng bảo vệ làng bản nông nghiệp.

+ Vùng bảo vệ môi trường mặt nước.

- Vùng chức năng sử dụng thích hợp để thúc đẩy phát triển: Trên cơ sở kế thừa ưu điểm của các quy hoạch xây dựng trước đây; có điều chỉnh và sử dụng như sau:

+ Vùng DL đường thủy (hồ Ba Bể và sông Năng)

+ Vùng DL rừng (phía đông và đông nam hồ)

+ Vùng giao lưu văn hóa nông thôn (khu vực nông thôn phía Đông Hồ)

+ Vùng lõi và các điểm tiếp đón mang tính đô thị cửa ngõ (Chợ Rã, Buốc Lốm - Khang Ninh và Nam Cường).

b. Định hướng sử dụng không gian

- Các loại hình không gian trọng điểm phát triển DL:

+ Các đô thị cửa ngõ, kết nối tới khu vực lân cận VQG.


+ Vùng lõi VQG: Tập trung chức năng thông tin, giáo dục, DL, giải trí, giao thông của toàn khu VQG Ba Bể.

+ Các khu vực vệ tinh: Khang Ninh, Đồn Đèn, Buốc Lốm, Pắc Ngòi, Bó Lù, Bản Qua và Bằng Phúc: Trọng điểm về thông tin, giáo dục, DL; phát huy các đặc trưng của các phân vùng.

+ Các bến sông: Trọng điểm của DL trên tuyến, giao thông đường thủy. Bố trí tại: Chợ Rã, Buốc Lốm, Bản Cám, Ao Tiên, bến chính tại hồ và các bến: Pắc Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc.

+ Các điểm ngắm cảnh: Trọng điểm phát triển thích hợp tài nguyên DL chính. Bố trí các điểm chính: Động Puông, khu vực Bó Lù, Động Hua Mạ…khu vực Núi Hoa...

Chức năng cơ bản của các không gian trọng điểm: Cung cấp thông tin, giáo dục, nghiên cứu, nghỉ trọ - lưu trú, ngắm cảnh, giải trí; giao thông, giao lưu, nghỉ dưỡng và các tiện nghi khác.

Định hướng phát triển không gian nhằm phân chia khu vực xung quanh, phân tán thành nhiều trọng điểm để tận dụng khai thác cảnh quan , tránh tập trung quá mức tại trung tâm lõi VQG đảm bảo môi trường sinh thái và thu hút, lưu giữ khách DL.

4.2.1.3. Định hướng khai thác một số tuyến du lịch/tham quan:

Cơ bản khai thác các tuyến DL sẵn có

- Các tuyến đi thuyền trên hồ Ba Bể và sông Năng: Bờ Hồ - Pác Ngòi; Hồ - đảo An Mã – Ao Tiên – Động Puông; Hồ - đảo An Mã – Ao Tiên – Thác Đầu Đẳng; Buốc Lôm – Động Puông – Thác Đầu Đẳng; Buốc Lôm – Động Puông – Hồ Ba Bể; + Hồ Ba Bể - lòng hồ thủy điện Na Hang và ngược lại.

- Đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, ô tô… ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa: Trung tâm Vườn – đảo An Mã – hang Thắm Kít; Trung tâm Vườn – Pác Ngòi – Bó Lù – Cốc Tộc; Trung tâm Vườn – Pác Ngòi – Bản Lồm (Nam Cường) – Bó Lù; Trung tâm Vườn – Đồn Đèn – Khuổi Luông – Thẳm Thinh – động Hua Mạ - Thác Bạc.; Trung tâm Vườn – Pác Ngòi – động Hua Mạ; Trung tâm Vườn – Động Puông – Cám Bân


- Một số điểm DL khác: Chợ Nam Cường, chợ Lèng (Quảng Khê), chợ Bản Tàu (thôn Khuổi Tàu – Cao Thượng), thường họp theo các phiên cố định trong tháng.

- Xây dựng tuyến DL mới, bổ sung dịch vụ DL theo các tuyến hiện có: Đi thuyền quanh hồ vào ban đêm nghe hát Then; Các tuyến DL cộng đồng, lưu trú tới các bản ven hồ khác (ngoài Pác Ngòi, Bó Lù) như Cốc Tộc, Bản Cám; + Chèo thuyền có tổ chức xuôi dòng Năng hoặc quanh hồ Ba Bề.

- Kết nối chương trình DLST với các khu bảo tồn Nam Xuân Lạc – Chợ Đồn, Kim Hỷ - Na Rì, Na Hang – Tuyên Quang.

4.2.2. Tại huyện đảo Vân Đồn

4.2.2.1. Định hướng sản phẩm

Theo khảo sát thực tế có thể thấy, Vân Đồn có nhiều khu vực có cảnh đẹp có thể phát triển du lịch như: Soi Nhụ, Trà Bản, Cống Đông, Cống Tây, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn. Nổi tiếng là rừng quốc gia Ba Mùn, bãi cát trắng Vân Hải, vùng Thương cảng Vân Đồn, đảo Phượng Hoàng, Thượng Mai, Hạ Mai.... Các vùng này tạo nên các lớp song song nhau, mỗi vùng một cảnh quan khác nhau. Do vậy tại đây có thể phát triển các hình thức DLSTDVCĐ sau:

Du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, thăm quan khu rừng nguyên sinh có hai tầng thực vật với nhiều loại động vật quý hiếm tại khu vực Bản Sen và rừng quốc gia Ba Mùn; Thăm quan rừng đảo đá có cảnh quan thay đổi đa dạng tại tuyến gần bờ.

Du lịch sinh thái, nghiên cứu giá trị địa chất, địa mạo, văn hóa, lịch sử; du lịch thể thao, mạo hiểm (bơi thuyền, lướt ván, lặn biển, nhảy dù, mô tô nước, leo núi, câu cá) tại các xã Minh Châu, Ngọc Vừng và Quan Lạn.

Du lịch sinh thái gắn với lịch sử, văn hóa cộng đồng; du lịch tâm linh (tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội, văn hóa dân gian);

Du lịch trải nghiệm các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản kết hợp du lịch tại các xã Minh Châu, Quan Lạn;

4.2.2.2. Định hướng khai thác không gian


Huyện Vân Đồn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, bao gồm các đảo đá vôi và đảo đất với hình thù đa dạng, các quần xã thực vật và hệ sinh thái điển hình, các bãi biển dài và đẹp...

Cảnh quan đảo có thể khai thác tại Vân Đồn ở cả giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử - địa chất và giá trị văn hoá. Về giá trị thẩm mỹ: riêng khu vực vịnh Bái Tử Long đã phát hiện hàng trăm đảo đá vôi và đảo đất với nhiều hình kì thú, thu hút trí tưởng tượng của con người, gắn liền với những tên gọi của nó như hòn Mẫu Tử, hòn Thiên Thư, hòn Con Quy, hòn Thạch Mã, hòn Bàn Cờ Tiên...Trong đó độc đáo và hấp dẫn nhất là những đảo đá vôi được xem như những kì quan đá, hang động vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa lịch sử như hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt, hang Trò, động Đông Trong I và II...Tuy quy mô và giá trị thẩm mỹ của những hang đá phát hiện trong khu vực Vân Đồn không bằng ở vịnh Hạ Long nhưng nó có sức hấp dẫn riêng về giá trị lịch sử, địa chất và nổi bật về tính hoang sơ.

Bên cạnh những cảnh quan núi đá và núi đất là quần thể thực vật và các hệ sinh thái đặc sắc, phản ánh sự đa dạng sinh học cao của khu vực. Nổi bật trong đó là quần thể thực vật rừng ngập mặn, ở các lạch biển giữa các đảo...với một màu xanh tươi tốt. Ưu thế của Vân Đồn còn là nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn nước sạch, song tương đối lớn, có thể tạo thành các điểm nghỉ mát, thể thao du lịch biển như Sơn Hào, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu...

Một số điểm du lịch có thể khai thác phát triển DLSTDVCĐ

- Hang Soi Nhụ: Nằm trên đảo Soi Nhụ thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn nằm cách thị trấn Cái Rồng khoảng 4km về phía Bắc. Đây là một trong những di chỉ khảo cổ học quan trọng của Hạ Long. Năm 1938 lần đầu tiên hang động này được phát hiện bởi hai nhà khảo cổ học người Pháp. Với những di chỉ khảo cổ tìm được bao gồm các tàn tích thức ăn, công cụ lao động đồ gốm... có thể khẳng định đây là một trong những ngôi nhà cổ của các cư dân văn hóa Hạ Long. Hang Soi Nhụ - căn nhà cổ nhất của các cư dân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023