Định Hướng Khai Thác Một Số Tuyến Dlstdvcđ


văn hóa Hạ Long đó và sẽ là một trong những điểm tham quan nghiên cứu quan trọng của du lịch Vân Đồn cũng như của du lịch Quảng Ninh.

- Hang Hà Giắt: Hà Giắt là tên một thôn thuộc xã đoàn kết thuộc huyện Vân Đồn. Địa danh Hà Giắt có từ lâu đời do những người Việt gốc Hoa đặt tên với ý nghĩa là nhất, là một. Năm 1937 các nhà khảo cổ học người Pháp đó tới đây điều tra khai quật họ đã phiên âm Hà Giắt thành Hayart để gọi những bộ sưu tập hiện vật ở đây. Sưu tập Hayart hiện nay cũng được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hà Giắt là một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng của văn hóa Hạ Long. Bộ sưu tập hiện vật ở hang Hà Giắt hiện nay còn khoảng 70 hiện vật. Toàn bộ là đồ đẽo ghè và công cụ có dấu vết sử dụng không qua chế tác. Hầu hết đồ đá trong bộ sưu tập này đều làm bằng cuội Granit. Đá có hạt thô lẫn trong những tinh thể trắng, Vỏ cuội xù xì đã bị nước phong hóa. Đây là đặc điểm chung của vùng biển Hạ Long. Về niên đại, người Hà Giắt và người Soi Nhụ cũng sống chung ở một thời kì mà các nhà khảo cổ học gọi chung thời kì này là văn hóa Soi Nhụ.

- Di chỉ Ngọc Vừng: Cách đây 5000 năm, người nguyên thủy thuộc thời đại đá mới đã đến đây cư trú. Ngày nay dân cư địa phương trong lúc làm vườn thường bắt gặp rìu đá, bôn đá vừa có vai, vừa có nấc, chì lưới, bàn mài có rãnh, hòn kê... Là những di sản của người nguyên thủy đã sinh sống ở Ngọc Vừng. Vào những năm 30 của thế kỉ 20, từ khi một người chủ lò thủy tinh trong vùng, phát hiện ra di chỉ đá mới Ngọc Vừng, các học giả khảo cổ của Pháp đã tìm đến hòn đảo này. Căn cứ vào hình dáng độc đáo của những hiện vật thu lượm được trên đảo, họ đặt tên di chỉ đồ đá ở đây là “Nền văn hóa Danh-dô-la” (tên đảo Ngọc Vừng trên bản đồ của Pháp).

- Hang luồn Cái Đé: Hang dài khoảng 300-400m, cửa bên ngoài thông với áng Cái Đé, cửa bên trong thông với thung Cái Đé, đó là một hồ nước mặn, nằm giữa đảo đá vôi với phần nổi có rừng che phủ, phần ngập nước có rừng ngập mặn tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng. Có thể tham quan hang vào mùa khô, mùa mưa nước lớn gây ngập cửa hang.


- Rừng trâm Minh Châu: Minh Châu là bãi biển đẹp nổi tiếng cách bãi tắm Quan Lạn 15km. Cát ở đây trắng muốt, đi không dính chân, bãi biển còn khá hoang sơ không khí trong lành và rừng trâm ngút ngàn, rất đẹp, chẳng khác gì áo giáp lớn bảo vệ ngoài vành đai cho đảo. Minh Châu là 1 trong 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải của huyện đảo Vân Đồn, có bãi biển trải dài gần 2km. Minh Châu còn có một rừng trâm tự nhiên, diện tích khoảng 14 ha, chạy dài 4-5 km theo hình vòng cung phủ gần kín cồn cát tương đối bằng phẳng cạnh bãi tắm Chương Nẹp. Theo các chuyên gia, đây là rừng trâm lớn nhất Việt Nam, với hơn gần 90% cây thuần chủng. Các bậc cao tuổi trên đảo cho biết rừng trâm này có cách đây khoảng 300 năm và phát triển đến bây giờ.

Đến thăm rừng trâm, du khách có thể đi bộ trong rừng, qua đầm lác đến bãi tắm Nhãng Rìa và kết thúc tại bãi Chương Nẹp. Bãi tắm Nhãng Rìa có sóng mạnh như bãi tắm Quan Lạn, là điểm cắm trại rất lý tưởng. Ở đây, du khách có thể tham gia một số hoạt động du lịch như câu cá ở vũng ổ lợn, khu vực có rất nhiều loại hải sản như mực nang, mực ống, cá mú...

- Rừng ngập mặn vịnh Cát Quý: Rừng ngập mặn vụng Cát Quý nằm trong lạch Cát Quý, khoảng giữa đảo Ba Mùn. Rừng ngập mặn tại đây rộng 24ha, cấu tạo nền bãi triều là bùn cát, đới gần bờ bùn chiếm nhiều tỉ lệ lớn hơn, đới xa bờ cát chiếm tỉ lệ lớn hơn. Đây là một khu vực có rừng ngập mặn với diện tích lớn nhất và đặc trưng nhất VQG Bái Tử Long.

- Bãi tắm cụm Minh Châu - Ngọc Vừng - Quan Lạn: Đây là cụm bãi tắm đẹp nổi tiếng của vùng, bãi cát trải dài, trắng mịn, nước trong vắt, do ở đây lượng silic trong cát rất cao, 90% nên các trên các địa bàn này còn được sử dụng để chế tạo thủy tinh. Bãi tắm trải rộng, thoai thoải đều, bề mặt đáy không bị mấpmô, mùa hè sóng rất êm ả do các đảo lớp ngoài đã chắn sóng to.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

- Bãi Dài: Bãi Dài nằm trên đảo Cái Bầu. Với một cảnh quan tự nhiên còn khá hoang sơ, bãi biển đẹp trải dài gần 2 km tạo cho khu du lịch này có được một bãi tắm khá lý tưởng. Đến đây, khách du lịch sẽ được tận hưởng bầu không khí trong


Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 21

lành, bình yên và được thăm thú những cảnh đẹp do bàn tay con người tạo nên và những gì mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mảnh đất này. Tại Bãi Dài, khách du lịch có thể vừa tắm biển vừa ngắm những núi đảo nhỏ nhô lên trên mặt biển, cảm nhận phong cảnh lên thơ, hữu tình. Ngoài ra khách du lịch có thể ra bãi biển tham gia các môn thể thao như đánh bóng chuyền bãi biển, bơi lội, mô tô nước,....

4.2.2.3. Định hướng khai thác một số tuyến DLSTDVCĐ

Với các điểm du lịch có tiềm năng phát triển DLSTDVCĐ cùng định hướng phát triển sản phẩm đã nêu ở trên, Vân Đồn có thể khai thác các tuyến điểm du lịch sau: Tuyến Cái Rồng - Soi Nhụ -Minh Châu - Cái Lim - Cái Rồng (1ngày); Tuyến Cái Rồng - Trà Thần -Trạm kiểm lâm Cái Lim - Cái Đé- cảng Minh Châu -bãi Sá Sùng - đầm Lác - Đầu Cào - Quan Lạn -Soi Nhụ -Cái Rồng (2 ngày); Tuyến Cái Rồng - Trà Thần - Cái Lim - Cái Đé - cảng Minh Châu - ổ Lợn - Quan Lạn-rừng trâm - Đầm Lác - Đầu Cào - bãi rùa biển - làng nghề thuỷ sản - Soi Nhụ -Cái Rồng (2ngày1 đêm); Tuyến Cái Rồng - cảng Minh Châu -bãi Rùa biển- Đầm Lác - Đầu Cào -Quan Lạn - Cái Cọng - Lá Chè - Cái Lim - Cái Đé - Trà Thần - làng nghề thuỷ sản - Soi Nhụ - Cái Rồng (2 ngày 1 đêm); Tuyến Hạ Long - Quan Lạn - Minh Châu - Cái Lim - Cái Đé - Trà Thần - Soi Nhụ - Cái Rồng (2 ngày1 đêm).

4.3. Các giải pháp cụ thể

4.3.1. Đối với Vườn quốc gia Ba Bể


Để mô hình DLSTDVCĐ tại VQG Ba Bể nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả, ngoài áp dụng các giải pháp đã đưa ra trên toàn vùng Đông Bắc (mục 3.3.) nhiệm vụ trước tiên mà VQG Ba Bể cần phải thực hiện đó là đào tạo cộng đồng tham gia phát triển DLST. Cụ thể:

Đào tạo bồi dưỡng về quản lí DL và DLST cho cán bộ, chính quyền địa phương: Gặp gỡ trao đổi, thuyết trình về nội dung và lợi ích của việc phát triển mô hình DLST. Làm rõ vai trò cũng như các hoạt động mà chính quyền địa phương có thể thực hiện để


trợ giúp việc phát triển và duy trì mô hình DLST; Nâng cao kiến thức quản lí chung về DL cho cán bộ phụ trách mảng DL hoặc các hoạt động có liên quan.; Tập huấn bồi dưỡng các nội dung về DLST bao gồm kỹ năng, nghiệp vụ quản lí DLST và các kiến thức cần đào tạo lại với CĐĐP cho các đối tượng cán bộ trực tiếp tham gia vào việc phát triển DV DLST; Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm về DLST tại các địa phương, khu DL đã và đang phát triển hình thức DLST; Tổ chức hội thảo về DLST với sự tham gia của chính cán bộ địa phương và các chuyên gia về DL ở trong và ngoài nước; Tập huấn và bồi dưỡng hình thức tổ chức đăng kí cho hộ dân tham gia phát triển DLST để đảm bảo tính pháo lí trong hoạt động kinh doanh; Phối hợp với các sở ban ngành, các đơn vị kinh doanh DL tổ chức tập huấn kĩ thuật, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn về DLST, cung cấp thông tin tạo điều kiện cho người dân hoạt động DL có hiệu quả; Tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi điều kiện sống, giáo dục bảo vệ môi trường sanh, sạch, đẹp phù hợp với việc phục vụ DL; Tập huấn cho cán bộ Vườn và người dân về cách thức đảm bảo an toàn cho khách DL về mọi mặt; Tổ chức tập huấn và tạo điều kiện cho các hộ đăng kí kinh doanh DL được tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng thông qua các Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hướng dẫn viên chuyên trách dẫn tour DLST: ngoài những yêu cầu chung của một hướng dẫn viên, hướng dẫn viên DLST còn cần những yêu cầu sau đây: Phải có hiểu biết nhất định về lí thuyết DLST: yêu cầu một hướng dẫn viên DLST phải nắm vững kĩ năng của một hướng dẫn viên DL nhưng quan trọng hơn là phải được trang bị những kiến thức về sinh thái môi trường học. Do đó, hướng dẫn viên DLST cần phải nắm được cái kiến thức về sinh thái học (Phân loại động, thực vật, sinh thái học môi trường ứng dụng, DLST…). Bởi khách DLST họ thường hỏi những câu về chuyên môn, không chỉ đơn thuần là cảnh quan DL, do vậy hướng dẫn viên DLST cần được trang bị những kiến thức cơ bản này; Phải nhận biết trên thực tế, thực địa các dạng hình HST với thành phần và cấu trúc của chúng, cũng như


nhận dạng, phân biệt được một số loài thực vật, động vật đặc thù cho HST điển hình. Giải thích quá trình thành tạo HST bản địa, sự liên quan giữa các thành phần của HST, các loài trong hệ. Phải nắm bắt và giải thích diễn thế sinh thái, xác định hiện tại HST đang ở vị trí nào trong diễn thế đó; Phải nói tiếng Anh thành thạo, cần phải biết đọc và viết chữ Latin: Bởi khách DLST ở các nước xứ hàn đới rất muộn thưởng thức cảnh quan và sinh thái nhiệt đới của nước ta; Đào tạo những kĩ năng cơ bản về sơ cấp cứu trong quá trình khám phá DLST.

- Đào tạo, bồi dưỡng các tổ chức, hộ kinh doanh DL: Nâng cao nhận thức và sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường; Những kiến thức về an toàn sức khỏe và những kỹ năng để chế biến thực phẩm (đồ ăn, thức uống) sạch, hợp vệ sinh; Hướng dẫn thiết kế và bài trí cơ sở lưu trú homestay để đón khách tới nghỉ; Những kiến thức cơ bản trong việc cung cấp các DV DL như: lưu trú, ăn uống, vận chuyển, bán các sản phẩm thủ công của địa phương…Qua đó nâng cao trách nhiệm của CĐĐP đối với các DV DL mà họ cung cấp; Một số kiến thức sơ đẳng về tiếng Anh giao tiếp phục vụ cho việc đón tiếp khách DL nước ngoài; Những hiểu biết và kỹ năng tối thiểu về sơ cứu và hướng dẫn, đón tiếp khách DL; Hướng dẫn hành vi ứng xử đối với khách DL một cách văn minh, lịch thiệp nhưng vẫn giữ được những thuần phong mĩ tục, đặc trưng truyền thống của dân tộc; Tập huấn kiến thức và lập bản cam kết không tiêu thụ các loại động thực vật quý hiếm cần bảo vệ, các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng.

- Diễn giải và đào tạo với các tầng lớp nhân dân, CĐĐP: Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, lôi cuốn thu hút các tầng lớp nhân dân về phát triển KT và bảo vệ môi trường; Tổ chức các cuộc nói chuyện, báo cáo chuyên đề có gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, phát triển DLST; Phát tờ rơi, phát thanh, tuyên truyền tại chỗ, đến từng nhà; Tổ chức cho người dân cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện các luật và quy định về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; Vận động nhân dân chuyển đổi lao động sang làm DV phục vụ DL, trồng cây ăn quả, làm nghề thủ công...


4.3.2. Đối với huyện đảo Vân Đồn


Do hoạt động DLSTDVCĐ tại huyện đảo Vân Đồn đã có sự phát triển song còn manh mún và chưa thành hệ thống bài bản nên các hoạt động cần thực hiện đặt ra bao gồm:

- Nâng cao nhận thức: thông qua các hội nghị có sự tham gia của cộng đồng, các chuyến tham quan học tập các cộng đồng khác có liên quan về phát triển DLST: tìm đối tác làm công tác đào tạo nhằm đào tạo cộng đồng, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển DLST.

- Lập kế hoạch: Nhằm xác định tiềm năng và những mối quan tâm phát triển DLCĐ cũng như xây dựng các kế hoạch hành động để đưa được những tiềm năng này vào thực tiễn, xác lập nguyên tắc phân chia lợi ích cho quỹ cộng đồng, khai thác những tuyến điểm du lịch nào, quy mô tổ chức... Tổ chức cộng đồng: nhằm thành lập nhóm dịch vụ du lịchvàBan quản lý DLCĐ.

- Nhiệm vụ của các bên tham gia

+ UBND huyện Vân Đồn kêu gọi sự hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức cộng đồng. Ngoài ra, UBND huyện còn đóng vai trò tạo hành lang pháp lý cho hoạt độngcủa mô hình.

+ UBND các xã: huy động về mặt ý tưởng, nhân lực và trang thiết bị, các yếu tố khác thuộc về cơ sở hạ tầng và vật chất.

+ Cộng đồng người dân các xã trên huyện đảo: phát huy sự nhiệt tình tham gia với trách nhiệm, không chỉ có lợi cho các hộ dân tham gia mà còn vì lợi ích của cả cộng đồng, họ được hưởng lợi từ việc tiếp xúc và cung cấp dịch vụ du lịch.

+ Công ty du lịch, lữ hành: tìm nguồn khách hàng, đây là một khâu rất quan trọng, công ty du lịch không chỉ đóng vai trò là người mang khách du lịch đến cho xã đảo mà còn phải có trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư, đối với nơi họ khai thác tài nguyên. Các công ty du lịch, lữ hành có thể hỗ trợ phát triển sản phẩm và chịu trách nhiệm tổ chức các tour du lịch.


Tiểu kết chương 4


Dựa vào các phương pháp đánh giá tổng hợp và tổ chức lãnh thổ, chương 4 của luận án đã phân tích được tiềm năng và hiện trạng phát triển DLSTDVCĐ tại VQG Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Kết quả cho thấy, cả hai điểm nghiên cứu này đều là những khu vực có tiềm năng lớn về giá trị đa dạng sinh học và văn hóa bản địa để phát triển DLSTDVCĐ. Tuy nhiên, việc phát triển DLSTDVCĐ tại hai khu vực này còn thiếu tính hệ thống và chưa thực sự bài bản. Do vậy, việc đề xuất các định hướng về sản phẩm cũng như những định hướng không gian thuộc VQG Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn là thực sự cần thiết. Thông qua đó giúp người dân địa phương có sinh kế phát triển lâu dài và bền vững; đồng thời giúp các địa phương phát triển bền vững KT-XH của mình.

Việc định hướng DLSTDVCĐ tại VQG Ba Bể và huyện đảo Vân Đồn cũng sẽ là những khuôn mẫu để các khu vực trên toàn vùng Đông Bắc có điều kiện tự nhiên và văn hóa tương đồng áp dụng. Từ đó, góp phần tạo nên hình ảnh độc đáo, khác biệt về du lịch Đông Bắc nhằm thu hút du khách và phát triển KT-XH toàn vùng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Từ các kết quả nghiên cứu của luận án có thể rút ra một số kết luận sau:


1. Khu vực Đông Bắc có sự đa dạng về tự nhiên (địa mạo, địa hình, sinh khí hậu, thủy văn và hệ động thực vật) và phong phú về các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số cùng sinh sống - đây là những thế mạnh để Đông Bắc có thể phát triển DLSTDVCĐ. Tuy nhiên, qua những phân tích về hiện trạng phát triển du lịch tại Đông bắc cho thấy: hoạt động du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng của Đông Bắc còn phát triển manh mún thiếu tính hệ thống và khoa học. Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên các điều kiện về kinh tế, văn hóa và xã hội cho phát triển DL và DLSTDVCĐ, đặc biệt việc kết nối các tuyến điểm du lịch một cách đồng bộ dựa trên những căn cứ khoa học địa lý về không gian lãnh thổ chưa được xem xét đầy đủ nên chưa phát huy hết những lợi thế và tiềm năng du lịch của Vùng.

2. Đối với hoạt động du lịch, tính tương đối đồng nhất của mỗi thể tổng hợp địa lý tự nhiên phần nào góp phần tạo nên tính đặc thù, đặc trưng của cả TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. Dựa vào đó, có thể tìm ra sự độc đáo của tài nguyên là yếu tố làm nên sức hấp dẫn đối với hoạt động du lịch.

Bằng các phương pháp phân vùng ĐLTN, vùng Đông Bắc đã xác định được 10 vùng, 22 tiểu vùng tương đối đồng nhất về tự nhiên và văn hóa bản địa. Qua đó, phần nào đã xác định tiềm năng và đã khẳng định những lợi thế vượt trội của TNDLST tại một số khu vực như khu du lịch Sapa (Lào Cai); khu cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); các VQG/KBTTN trên toàn khu vực... Kết quả phân vùng này là cở khoa học, khách quan giúp cho việc đánh giá tổng hợp các điều kiện phát triển DLSTDVCĐ tại Đông Bắc theo từng khu vực địa lý tự nhiên một cách toàn diện và chính xác nhất.

3. Sự phân bố, phân hóa các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội để phát triển DLSTDVCĐ theo 10 vùng và 22 tiểu vùng tại Đông Bắc là không đồng đều nhau. Do vậy, cần phải đánh giá tổng hợp các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023