Tình Hình Thực Hiện Cổ Phần Hóa Dnnn Của Tỉnh Thanh Hóa


- Vấn đề quản lý và sử dụng tiền bán cổ phần của doanh nghiệp.

- Việc quy định về giá trị cổ phần do Nhà nước nắm giữ phải lớn gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác có cản trở sự thu hút thêm vốn bên ngoài hay không?

- Quan hệ của các doanh nghiệp cổ phần hóa với Nhà nước có xu hướng thoát khỏi sự quản lý tạo nên sự lúng túng khi thiếu những văn bản hướng dẫn.

- Sau cổ phần hóa , việc điều hành của một số công ty cổ phần vẫn còn mang dáng dấp DNNN. [4;tr 329]

* Đẩy mạnh hơn nữa tiến độ CPH ở tỉnh Ninh Bình

Cùng với cả nước công tác đổi mới, sắp xếp DNNN những năm qua được tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng, song đến hết năm 2001 toàn tỉnh số DNNN được CPH không đáng kể. Kết quả này chưa tương xứng với yêu cầu và thực tế của địa phương. Sự chậm trễ này theo lý giải của Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình là do nhận thức về chủ trương CPHDNNN của một số cán bộ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, DNNN chưa có chuyển biến tích cực, còn có tâm lý nghi ngại, né tránh. Việc triển khai CPH thiếu tính kiên quyết, bước đầu còn lúng túng. Đa số cán bộ trong Ban đổi mới doanh nghiệp đều là kiêm nhiệm nên hạn chế về kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về CPH chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến người lao động trong doanh nghiệp cũng như các tầng lớp nhân dân không tích cực hướng ứng chủ trương thông qua hoạt động mua bán cổ phần. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, quản lý điều hành, nhiều vấn đề liên quan như lao động dôi dư, nợ tồn đọng chưa có phương án giải quyết thỏa đáng.

Nhờ tìm được đúng nguyên nhân và sự quyết tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các Cấp uỷ đảng và chính quyền, nên việc CPHDNNN ở Ninh Bình những năm gần đây đã có chuyển biến đáng kể. Tính đến tháng 5/2003, Ninh


Bình đã CPH được 42% DNNN.

Trên đây là một số kinh nghiệm bước đầu, nhưng rất quý báu, có tác dụng gợi mở cho việc vận dụng một cách sáng tạo cho phù hợp với thực tiễn CPH DNNN ở Thanh hóa hiện nay.

Tóm lại, DNNN không chỉ đóng vai trò nòng cốt mà còn là lực lượng kinh tế quan trọng để nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để thực hiện được vai trò nói trên, DNNN phải không ngừng đổi mới, có nhiều hình thức đổi mới, song CPH là khâu trung tâm trong toàn bộ quá trình cải cách, và cấu trúc lại DNNN. Cổ phần hóa DNNN là một tất yếu khách quan, nó không chỉ khắc phục được mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất do sai lầm trong tư duy cũ trước đây mà còn đạt tới mục tiêu huy động vốn toàn xã hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng sản phẩm, khắc phục có hiệu quả, những yếu kém trong quản lý của các DNNN trước đây. Đó là một trong những giải pháp có tính chất quyết định để DNNN cả nước và các địa phương trong đó có tỉnh Thanh Hoá nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực.


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA THANH HOÁ THỜI GIAN QUA


2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DNNN CỦA TỈNH THANH HÓA


2.1.1. Khái quát tình hình DNNN tỉnh Thanh Hóa trước CPH DNNN


Cũng như các DNNN ở nước ta trước đây, DNNN của Thanh Hóa cũng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu,bao cấp, nên số lượng DNNN phát triển quá nhanh và quá nhiều trong các ngành và cả các lĩnh vực từ tỉnh đến huyện. Bức tranh tổng quát DNNN trên địa bàn Thanh Hóa trước khi có chủ trương tổ chức sắp xếp lại DNNN thể hiện:

Về số lượng DNNN, quy mô vốn và lao động

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy: Hầu hết các doanh nghiệp của tỉnh quản lý đều ra đời từ những năm 1970 về trước, cá biệt có doanh nghiệp ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong 265 doanh nghiệp do huyện, thị quản lý thì 80% ra đời từ 1983 - 1986, (thời kỳ thực hiện chủ trương xây dựng và tăng cường cấp huyện). Với quy mô vốn và lao động còn nhỏ bé: Bình quân 124 triệu đồng/ 1 doanh nghiệp và 91 lao động/1doanh nghiệp

Sau 10 năm (1989-1999) tổ chức sắp xếp lại DNNN theo quyết định 315, Nghị định 388, chỉ thị 500 TTG của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 1/1/1999, DNNN do tỉnh quản lý còn lại là 128 và huyện quản lý là 8, giảm 320 doanh nghiệp so với năm 1989. (Xem bảng 2.2)


Bảng 2.1. Doanh nghiệp nhà nước phân theo cấp và ngành của Thanh Hóa (tính đến 31/12/1989)

Đơn vị tính: Triệu đồng


Phân loại

Số lượng

Doanh nghiệp

Tổng số lao

động(người)

Tổng nguồn vốn

1. Tổng số

454

50.700

422.830

2. Theo cấp quản lý Tỉnh

Huyện

189

26.400

389.932

265

24.300

32.898

3. Theo ngành quản lý Công nghiệp – xây dựng Nông – lâm nghiệp

Vật tư, xuất khẩu

Các ngành khác




151

19.200

238.508

94

13.900

385.870

137

12.000

125.740

104

22.000

172.642

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 5

Nguồn: Cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa


Bảng2. 2: Doanh nghiệp nhà nước phân theo ngành của tỉnh Thanh Hóa (tính đến 1/1/1999)


Doanh nghiệp nhà nước

Số doanh nghiệp

Số lao động (người)

Tổng số

136

27.300

Ngành nông nghiệp

44

8.200

Ngành công nghiệp

18

5.200

Xây dựng

19

4.100

Giao thông vận tải

13

2.400

Thương mại

12

2.650

Thuỷ sản

10

1.050

Sản xuất vật chất khác

7

1.200


Nguồn: Từ Ban đổi mới, phát triển DNNN tỉnh Thanh Hóa


Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy tổng số DNNN của tỉnh Thanh Hóa đến hết 1999 là 136 đơn vị được phân bố vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng là chủ yếu .Quy mô lao động còn nhỏ bé bình quân khảng 200 người /1 doanh nghiệp..

Về hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp

Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong 10 năm tổ chức sắp xếp lại và đổi mới DNNN thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN của tỉnh Thanh Hóa



1995

1996

1997

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước

0,14

0,12

0,06

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

0,09

0,07

0,03

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

0,05

0,03

0,02

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp - Cục quản lý vốn và tài chính nhà nước tại doanh nghiệp Thanh Hóa năm 1998

Bên cạnh các DNNN làm ăn có hiệu quả, vẫn còn không ít DNNN làm ăn thua lỗ và nợ nần tồn đọng khó thu hồi. (Xem bảng 2.4)


Bảng 2.4: Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và nợ khó đòi (tính đến 1/1/1995)

Đơn vị tính: Triệu đồng


STT

Tên doanh nghiệp

Tiền thua lỗ

Nợ khó đòi

Mất vốn

1

Công ty thuốc lá

7.700



2

Thủy sản

5.900

3.000


3

Công ty Điện Cơ

800



4

Công ty Phấn Lân

3.700



5

Công ty Thủy lợi 1

3.400

14.000


6

Công ty thuỷ nông sông Chu



1.700

7

Công ty Điện lực



817

8

Công ty điện máy



243

9

Xí nghiệp đông lạnh xuất khẩu



311

10

Công ty nông sản thực phẩm



783

Nguồn: Báo cáo tình hình, tài chính doanh nghiệp - Cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Thanh Hóa năm 1995.

Có nhiều lý do song qua nghiên cứu cho thấy trước hết các DNNN của tỉnh là DNNN vừa và nhỏ, vốn bình quân của một doanh nghiệp chỉ 3,3 tỷ đồng.Trong 136 doanh nghiệp của tỉnh quản lý, chỉ có 17 doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng, 73 doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ; 46 doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, cá biệt có doanh nghiệp vốn nhà nước chỉ có 75 triệu đồng (XN vật liệu xây dựng Quảng Xương).

Do vốn ít, lại lúng túng trong việc sử dụng vốn nên đa số DNNN của tỉnh không những không bổ sung được thêm vốn kinh doanh mà làm cho vốn ban đầu cạn kiệt dần. Đặc biệt khi ngân hàng chuyển đổi phương thức kinh doanh tín dụng, yêu cầu khi vay phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có thế chấp thì nhiều doanh nghiệp đã không tiếp cận được nguồn vốn tín


dụng của nhà nước dẫn đến đi vay với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Tình hình đó làm cho ngày càng nhiều DNNN của tỉnh sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ khó thu ngày càng nhiều; có nhiều doanh nghiệp đã hoạt động bằng 100% vốn vay. Điển hình như: xí nghiệp Phân Lân, Gỗ Điện Biên, xí nghiệp gốm, xây lắp công nghiệp, Đá hoa xuất khẩu, Công ty tằm tơ, Công ty chế biến cà phê, công ty xây dựng số 4, Xí nghiệp sứ, Điện tử Lam Sơn… Đặc biệt công ty đá hoa xuất khẩu không có khả năng thanh toán nợ.

Sau tổ chức sắp xếp lại theo cơ chế thị trường, DNNN của tỉnh có bước phát triển mới song cơ bản vẫn bế tắc trong sản xuất kinh doanh. Năm 1997, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khá với lãi là 11,1 tỷ đồng, số còn lại hầu hết làm ăn thua lỗ tới 13,5 tỷ đồng nên nợ lũy kế lên tới 43 tỷ 265 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, công nhân thiếu việc làm phải nghỉ tự túc và đóng bảo hiểm xã hội. Đặc biệt tình trạng khoán trắng ở các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ trở nên phổ biến. Nhiều DNNN không nộp được thuế, không đóng được bảo hiểm cho người lao động, tiêu cực trong một số doanh nghiệp phát sinh ảnh hưởng đến vai trò nòng cốt trong nền kinh tế. Bức tranh DNNN của tỉnh khá ảm đạm, sản xuất kinh doanh vẫn chưa có lối thoát. Tình hình đó tồn tại đến tháng 10/2001 (trước khi có NQ TWW3 khóa IX của Đảng về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Qua triển khai thực hiện Nghị quyết trên đến tháng 7/2002, DNNN do tỉnh quản lý còn lại là 101 đơn vị được chia theo ngành nghề kinh doanh như sau:

Ngành xây dựng: 10 doanh nghiệp Ngành công nghiệp: 7 doanh nghiệp Ngành giao thông: 12 doanh nghiệp Ngành NN và PTNT: 41 doanh nghiệp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023