Quan Điểm Về Lộ Trình Và Biện Pháp Giải Quyết Các Vấn Đề Mới Nãy Sinh Trong Tiến Trình Cph Dnnn


nghiệp cho các cổ đông, trong đó nhà nướccổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt; CPH đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành CTCP. Trường hợp CPH đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì không được gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp. [13]

1.2.2- Quan điểm về lộ trình và biện pháp giải quyết các vấn đề mới nãy sinh trong tiến trình CPH DNNN

- Hội nghị Ban chấp hành TW 2 (Khóa VII), tháng 12/1991 Đảng ta đã khẳng định: việc chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành CTCP và thành lập một số công ty quốc doanh mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp.

- Sau thời kỳ thí điểm, Đảng ta đã khẳng định phải triển khai tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng, không phải để tư nhân hóa. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, cần có nhiều DNNN nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hay bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải dùng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tư tưởng CPH DNNN của Đảng ta luôn gắn chặt với việc đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ sở vật chất của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh, đồng thời đảm bảo tính định hướng của nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế xã hội. “CPH DNNN phải gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý, để tạo động lực, phát huy mạnh hơn vai trò làm chủ và tính năng động, sáng tạo của người lao động trong quản lý doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước trên cơ sở giữ vững số cổ phần cần thiết chi phối của nhà nước tại doanh nghiệp". [5].


- Bên cạnh đó trong CPH phải luôn chú ý có chính sách khuyến khích cán bộ công nhân trong doanh nghiệp CPH mua cổ phần, không để chênh lệch quá lớn giữa lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động. Có chính sách hỗ trợ công nhân nghèo mua được một số cổ phần cần thiết nhằm tạo động lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

Sau giai đoạn thí điểm, Đảng chủ trương triển khai rộng khắp CPH DNNN trong cả nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tháng 4/2001, đã tiếp tục khẳng định nhất quán quan điểm CPH DNNN và nhấn mạnh cần phải: “Hoàn thành cơ bản việc CPH các DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu vốn. Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, mở rộng việc bán cổ phần cho nhà đầu tư trong và ngoài nước”. [11].

Để đẩy nhanh lộ trình CPH DNNN, Hội nghị BCH TW lần thứ 3 khoá IX tháng 8/2001 đã ra NQ chuyên đề về: tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Trong đó, tiếp tục coi CPHDNNN là một giải pháp quan trọng của cải cách DNNN và đã chỉ rõ thêm đối tượng của CPH và các hình thức CPH.

Đồng thời Đảng còn định hướng rõ các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong CPH DNNN như phương pháp xác định tài sản doanh nghiệp, chính sách giải quyết công nợ, chính sách đối với người lao động dôi ra trong CPH DNNN. Trên cơ sở đó Chính phủ đã ra nhiều nghị định để cụ thể hóa chủ trương CPH của Đảng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Có thể nói CPH DNNN, một khâu trong tổng thể của quá trình cải cách và cấu trúc lại DNNN làm cho DNNN ngày càng hoạt động có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, giữ vững vai trò nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

1.2.3. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các CTCP từ DNNN

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Thanh Hóa - 4


- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCH TW Đảng khoá IX đề ra :“Sắp xếp đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN để DNNN góp phần quan trọng bảo đảm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của Quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN”.

- Đảng còn nhấn mạnh: Trong 8 hình thức tổ chức sắp xếp lại DNNN, hình thức CPH DNNN được xem là khâu trung tâm để tạo ra chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN . Đó là vì:

Thứ nhất, các hình thức giao khoán, cho thuê DNNN đều có một đặc điểm chung là không làm thay đổi quyền sở hữu. Nghĩa là sau khi giao khoán thì chỉ thay đổi quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp là thuộc những người nhận khoán và đi thuê còn quyền sở hữu vẫn thuộc nhà nước, nên họ không được làm chủ tài sản, không được quyết định các vấn đề về sử dụng tài sản để cho thuê hoặc thế chấp vay vốn, nên hạn chế hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh…

Thứ hai, các hình thức: sáp nhập, giải thể, bán và phá sản DNNN. Thông thường các doanh nghiệp được sáp nhập là những doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh thấp; những doanh nghiệp được bán cũng là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ (vốn dưới 5 tỷ đồng và những DNNN không cần nắm giữ và không CPH, các DNNN phải giải thể và phá sản thường là những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc vi phạm pháp luật. Nhìn chung các hình thức này thường chỉ được áp dụng như những hình thức hỗ trợ trong quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN.

Có thể nói, CPH DNNN làm thay đổi hình thức sở hữu, từ chỗ một chủ sở hữu nhà nước sang chủ sở hữu là tập thể các cổ đông. Hình thức này không chỉ đem lại sức sống mới cho các DNNN, cho người lao động mà còn đem lại thu nhập ngày càng cao cho Chính phủ và phù hợp với xu thế hội nhập và


phát triển kinh tế. Thực tế những năm qua Chính phủ đã áp dụng tất cả các hình thức chuyển đổi trên song số lượng các DNNN được CPH của cả nước nói chung và Thanh Hoá nói riêng đã chiếm đa số trong tổng số các DNNN đã chuyển đổi sở hữu. Điều đó một lần nữa chứng tỏ CPH DNNN đã phát huy được tính ưu việt của nó trong quá trình đổi mới DNNN. Chính vì vậy, mà Đảng ta coi CPH DNNN là khâu trung tâm, đặt trong tổng thể của quá trình cải cách và cấu trúc lại DNNN.‌

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CPH DNNN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

1.3.1. Kinh nghiệm chung cả nước

Từ những thành công và hạn chế của CPH DNNN cả nước qua các giai đoạn: thí điểm, giai đoạn CPH, giai đoạn đẩy mạnh CPH, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu như sau:

Thứ nhất: Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương CPH DNNN của Đảng và Chính phủ.

Công tác tuyên truyền phải đảm bảo sao cho các ngành, các cấp, lãnh đạo các DNNN và người lao động trong các DNNN nhận thức sâu sắc được rằng: CPH DNNN là một yêu cầu tất yếu khách quan, là con đường có nhiều tính ưu việt, là điều kiện để DNNN phát triển bền vững, trong cơ chế kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời tuyên truyền sao cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu được bản chất của CTCP và thấy được lợi ích khi tham gia mua cổ phần để nhân dân tích cực hưởng ứng mua cổ phần của các DNNN khi CPH. Phải làm cho mọi người hiểu đúng quan điểm điểm của Đảng ta là CPH không phải là tư nhân hóa .

Thứ hai: Phải giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và lộ trình CPHDNNN.

Trong tiến trình CPH, ngoài những việc nảy sinh đã có chính sách và cơ chế giải quyết sẵn có, nhưng cũng có một số vấn đề mới nảy sinh, hoặc cách


giải quyết đã có không phù hợp với địa phương, vì vậy đòi hỏi Cấp uỷ, Chính quyền và Ban cổ phần hoá địa phương một mặt phải kiến nghị nhà nước tạo ra được môi trường pháp lý và môi trường tương tác tốt hơn. Mặt khác, tránh ỷ lại chờ đợi cấp trên mà phải chủ động vận dụng những văn bản đã có một cách sáng tạo cho phù hợp. Ví dụ: Khi giải quyết những ách tắc khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH, giải quyết công nợ và bán được cổ phần rộng rãi thì Nhà nước và địa phương cần sớm tạo điều kiện để thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ,hoặc thành lập các công ty mua bán tài chính để giải quyết tất cả các vấn đề nợ nần của các DNNN. Bằng cách đó mới có thể thực hiện đúng tiến độ và lộ trình CPHDNNN.

Thứ ba : Để các DNNN sau CPH có thể phát triển ổn định bền vững thì trong và sau CPH phải gắn chặt với hiện đại hóa máy móc thiết bị, chuẩn bị tốt con người, đổi mới tư duy quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh phải xây dựng được chiến lược phát triển sản xuất ngay trong các phương án CPH để làm sao cho các DNNN sau CPH ngày càng có tính tự chủ cao. Cần làm rõ chức năng quyền hạn của các cơ quan quản lý với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên tinh thần: tách quyền quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH ra khỏi chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời trong CPH tạo điều kiện làm sao để giải quyết tốt vấn đề sở hữu trên cơ sở làm như thế nào để người lao động và các cổ đông của CTCP ngày càng có thực quyền, để họ thực sự là người chủ của công ty.

Thứ tư: Phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Như chúng ta đã biết CPH diễn ra như một quá trình gồm nhiều giai đoạn như: chuẩn bị các điều kiện về tổ chức, lựa chọn các mục tiêu, lựa chọn các phương pháp thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh… Trên thực tế không thể phân hóa rõ ràng, rạch ròi giữa các giai đoạn được nhiều công trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng:


CPH như một quá trình với nhiều giai đoạn có ý nghĩa chỉ đạo về mặt thực tiễn, song đây là vấn đề vẫn còn mới đối với nước ta. Vì vậy một mặt chúng ta phải đấu tranh gạt bỏ tư tưởng bảo thủ muốn tiếp tục duy trì mô hình DNNN kiểu cũ, đồng thời phản đối đấu tranh gạt bỏ những tư tưởng nóng vội “muốn làm tất cả trong một thời gian ngắn”. Ngược lại cần xác định rằng: Trong hoàn cảnh còn thiếu nhiều điều kiện cho CPH như nước ta thì việc CPH DNNN ở Việt Nam là một quá trình phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để đảm bảo cho chủ trương CPHDNNN thực hiện nhanh ,hiệu quả và vững chắc với những bước đi cụ thể.

1.3.2. Kinh nghiệm thành công và chưa thành công ở một số tỉnh

* Thành phố Hà Nội với kinh nghiệm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN.

Theo báo nhân dân số ra ngày 21 tháng 04 năm 2004, đến nay Thành phhố Hà Nội đã tiến hành CPH 98 DNNN, trong đó 77 DNNN cổ phần hóa toàn bộ. Các DN thực hiện CPH đều có sự tăng trưởng về vốn kinh doanh, thu nhập của người lao động và lợi nhuận. Nhiều DN sau CPH , đã có đủ vốn cần thiết để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động.

Những thành công nói trên có nhiều nguyên nhân, song không thể không kể đến nguyên nhân (nếu không muốn nói là kinh nghiệm) là nhờ biết cách tập trung phát hiện và tháo gỡ vướng mắc nãy sinh trước và trong tiến trình CPH DNNN. Có thể nói, cái vướng mắc lớn nhất làm chậm tiến trình cổ phần hóa là việc xác định giá trị doanh nghiệp, nhất là tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nếu không tính giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị doanh nghiệp quá thấp đễ dẫn đến tình trạng mua bán ngầm cổ phiếu biến tài sản thuộc sở hữu nhà nước thành tài sản của sở hữu cá nhân, nhất là đối với những DNNN có vị trí mặt đường , mặt phố tạo lợi thế kinh doanh lớn. Ngoài những DNNN có lợi thế về vị trí, còn có nhiều


DNNN quản lý một diện tích đất khá lớn, nhưng không sử dụng hết, nếu chuyển sang CTCP thì những diện tích này có khả năng biến thành hàng hóa bất động sản của DN, tạo ra lợi thế cạnh tranh không hợp lý giiữa các DN thừa đất và các DN thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh, Thực tế đã xảy ra tình trạng một số CTCP thừa đất đem cho thuê hoặc bán bớt đất để chia nhau.

Để giải toả những vướng mắc trên, Thành phố đã xử lý bằng 2 cách sau đây:

Thứ nhất, không chuyển thành tài sản của CTCP mà bán đấu giá tài sản lấy tiền đầu tư vốn cho DN phát triển. Số lao động đang làm việc tại địa điểm đó, Thành phố bố trí nơi làm việc thích hợp cho họ. Khoản tiền thu được, sẽ sử dụng vào việc thực hiện chính sách đối với người lao động và bổ sung vào Quỹ sắp xếp DNNN.

Thứ hai, nếu thực hiện CPH ở những DN này thì thực hiện theo cơ chế riêng: Vốn điều lệ của CTCP sau khi trừ đi cổ phần được mua theo giá ưu đãi cho người lao động thì Nhà nước nắm giữ số cổ phần còn lại này. Hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ( hơn 50%) của CTCP mặc dù không nằm trong danh mục tại Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ. Sau một thời gian từ 3 đến 5 năm, thành phố sẽ cho phép bán hết hay một phần số vốn này theo giá thị trường thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Việc làm này cho phép hạn chế được các tiêu cực trong việc mua bán cổ phiếu.Nhà nước sau này sẽ thu được khoản tiền lớn về chênh lệch giá cổ phiếu.

Ngoài 2 cách nói trên, đối với những DNNN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang quản lý nhiều cửa hàng, địa điểm kinh doanh, khi CPH, Thành phố chỉ để các DN này giữ một số cửa hàng, địa điểm nhất định, số còn lại Thành phố ra quyết định thu hồi trước khi CPH.

* Thành công từ một chủ trương đúng của Tỉnh Phú Thọ.

Ngay sau khi tỉnh mới được tái lập, Phú Thọ đã rất chú trọng việc sắp xếp và đổi mới DNNN trong đó CPH luôn là hướng ưu tiên lựa chọn của tỉnh. Tính đến tháng 6/2001; toàn tỉnh có 14 DNNN chuyển thành CTCP bằng 30%


DNNN hiện có của tỉnh. Theo thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ, sau CPH không còn doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ. Khả năng huy động vốn, doanh thu, tỷ suất cổ tức đều đạt và vượt mức Đại hội cổ đông đề ra, lực lượng lao động ở các CTCP tăng đáng kể, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đều được thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành.Một trong những kinh nghiệm thành công của Phú Thọ là ngoài phương thức CPH DNNN theo chỉ dẫn chung.Tỉnh đã mạnh dạn đi đầu trong việc thực hiện thí điểm giao doanh nghiệp cho tập thể lao động quản lý rồi sau đó mới chuyển thành CTCP. Để CTCP mở rộng sản xuất kinh doanh tỉnh đã cho các CTCP vay lãi từ 1- 2 năm không tính lãi tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước, đồng thời cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với mức cao nhất, tạo mọi điều kiện để CTCP nhận kế thừa toàn bộ tài sản (kể cả tài sản chưa cần dùng) và chủ động giúp doanh nghiệp đi nhanh vào sản xuất kinh doanh không có thời gian gián đoạn.

* Nghệ An với tiến độ CPH khá nhanh

Năm 1998 Nghệ An mới khởi động tiến trình CPH, nhưng đến tháng 9/2001 toàn tỉnh đã CPH được 25 DNNN. Tính đến hết năm 2003 Nghệ An chỉ còn giữ lại khoảng 30% DNNN trong số 110 DNNN của tỉnh. Bài học để đẩy nhanh tiến độ CPH theo ông Hoàng Tất Thắng Phó chủ tịch UBND tỉnh, trưởng Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp của tỉnh cho biết cần phải phá bỏ 3 trở ngại lớn trong chuyển đổi DNNN và 5 vấn đề nổi cộm của việc CPH.

Ba trở ngại đó là:

- Cần có sự chỉ đạo cương quyết hơn để loại bỏ thái độ chần chừ làm chậm tiến trình cổ phần hóa.

- Cần phá bỏ rào cản tài chính.

- Cần giải quyết dứt điểm vấn đề lao động dôi dư. Năm vấn đề nổi cộm sau cổ phần hóa:

- Khó khăn trong việc giải quyết những khoản nợ khó đòi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023