Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.
Nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt động ngân hàng. Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.
1.1.4 Tác động của nợ xấu
1.1.4.1 Tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại
Nợ xấu ảnh hưởng trước hết đến các hoạt động của các NHTM, nợ xấu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng.
Nợ xấu làm giảm uy tín của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt quá giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế thì uy tín của NHTM sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Nợ xấu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của các ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch, định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng trong tương lai
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Giải pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Kinh Nghiệm Xử Lý Nợ Xấu Của Một Số Nước Trên Thế Giới 1
- Thực Trạng Xử Lý Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.
- Nợ Xấu Đối Với Các Khoản Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của NHTM. Khi nợ xấu tăng cao, thu nhập của ngân hàng giảm, thậm chí không còn lợi nhuận do không thu hồi được nợ, lại phát sinh thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu và các chi phí liên quan khác.
Nợ xấu làm giảm khả năng hội nhập trên thị trường tài chính thế giới. Nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của NHTM trong khi đánh giá phân tích tình hình tài chính hoạt động của ngân hàng, là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội nhập và phát triển
Nợ xấu có thể làm phá sản Ngân hàng. Nếu để nợ xấu kéo dài không xử lý được, ngân hàng dễ rơi vào trường hợp suy yếu tài chính, hệ số an toàn không đảm bảo và cuối cùng là khiến ngân hàng rơi vào nguy cơ phá sản.
1.1.4.2 Tác động đến nền kinh tế
Nợ xấu có những tác động nhất định đến nền kinh tế. Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: Ngân hàng – khách hàng – nền kinh tế. Nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các NHTM. Chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn.
Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các NHTM. Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế bởi khả năng khai thác và đáp ứng vốn, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế bị giảm do ảnh hưởng từ nợ xấu.
Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh bị trì trệ. Trên thực tế, nợ xấu cao và chậm được giải quyết ngày càng trở thành gánh nặng cho ngân hàng (mất thanh khoản và giảm lợi nhuận…), doanh nghiệp (khó tiếp cận vốn, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục gia tăng) và cả nền kinh tế (hàng hóa chậm tiêu thụ, trì trệ, dần dần gây tê liệt nền kinh tế và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao).
Về phương diện chính trị, quan điểm và quá trình xử lý nợ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xã hội trong nước và quốc tế. Trong lịch sử quá
trình xử lý nợ xấu, nhiều nước cần đến các gói giải cứu của các nước, tổ chức tài chính khu vực và quốc tế. Thực tế của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, khi hoạt động tín dụng khó khăn, nợ xấu tăng cao, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt: suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền cấp cao… Từ một vấn đề kinh tế thuần túy, nợ xấu có khuynh hướng gây ra các vấn đề về kinh tế -xã hội, chính trị. 1
1.1.5 Các dấu hiệu để nhận biết nợ xấu
1.1.5.1 Dấu hiệu từ phía ngân hàng
Nợ xấu làm giảm doanh thu của ngân hàng, giảm giá trị thương hiệu của ngân hàng đối với khách hàng, tác động tiêu cực đối với hoạt động của cả hệ thống. Do vậy, việc dự báo nợ xấu phát sinh từ các dấu hiệu định tính và định lượng là một công việc có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Đó là:
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ nhưng vẫn đồng ý cấp tín dụng
- Khách hàng không xác định rò kế hoạch trả nợ cụ thể đối với từng khoản cho vay.
- Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng. Cấp tín dụng do khách hàng đồng ý duy trì một khoản tiền lớn trong ngân hàng
- Cấp tín dụng dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra trong tương lai, ví dụ như sáp nhập, thay đổi thành viên góp vốn.
- Do cạnh tranh có thể cấp tín dụng cho khách hàng để họ khỏi chạy sang ngân hàng khác dù biết khoản vay có thể dẫn đến rủi ro.
1 Những điểm nhấn kinh tế thế giới 2012 và thách thức 2013 – TS. Nguyễn Minh Phong, Phó ban tuyên truyền lý luận – Báo Nhân dân.
- Cơ cấu tín dụng không hợp lý, cho vay tập trung vào một số lĩnh vực nóng trong nền kinh tế như đầu tư vào bất động sản…
1.1.5.2 Dấu hiệu từ phía khách hàng
Có nhiều dấu hiệu từ phía khách hàng cho thấy khoản vay có vấn đề và có rủi no trở thành nợ xấu rất cao. Một số dấu hiệu cơ bản thường được các ngân hàng áp dụng:
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ
- Các số liệu tài chính cung cấp cho ngân hàng không được kê khai đầy đủ, chính xác và nộp không theo kế hoạch. Các tài liệu quan trọng phải nộp cho ngân hàng như: báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán… liên tục bị trì hoãn mà không có giải thích hợp lý. Số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng tiền thực tế bị nghi ngờ là có chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay.
- Tài sản đảm bảo không đủ các tiêu chuẩn, tài sản đảm bảo có giá trị thấp hơn so với khi định giá cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, hay bán, trao đổi hoặc bị mất.
- Việc tiêu thụ hàng hóa, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.
- Việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch. Người vay tiền thường xuyên trả nợ không đúng kỳ hạn. Kỳ hạn của khoản vay liên tục bị thay đổi, khách hàng luôn được gia hạn nợ.
- Những thay đổi bất thường trong cơ cấu nguồn vốn của người đi vay (tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu quá cao), mức độ thanh khoản của tài sản có.
- Hoạt động kinh doanh của khách hàng thua lỗ trong một hay nhiều năm liên tục, đặc biệt thể hiện qua các chỉ số như ROA, ROE và lãi vay (EBIT) hay thu nhập trước thuế
- Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn (đối với các doanh nghiệp có niêm yết)
- Những thay đối bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số dư tiền gửi của khách hàng….
1.2 XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là những hoạt động, biện pháp được các Ngân hàng triển khai khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công cụ phòng ngừa phổ biến như : đòi nợ, tái cấu trúc các khoản nợ, bán nợ, phong tỏa tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế chấp, gán nợ, xiết nợ, yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên quan, sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác
Hiện nay, xử lý nợ xấu là một trong những công việc quan trọng trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng
Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng được thể hiện qua các bước sau: Bước 1: Đánh giá khả năng trả nợ
Bước 2: Đánh giá khả năng tồn tại
Bước 3: Biện pháp xử lý
Bước 4: Phê duyệt, chính sách tín dụng của Ngân hàng Bước 5: Giám sát và kiểm soát
Bước 6: Thu nợ
1.2.2 Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu tại NHTM
Ngân hàng cần phải xử lý nợ xấu vì nợ xấu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và cả nền kinh tế:
Thứ nhất, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải tăng chi phí trích lập dự phòng, chi phí miễn giảm lãi cho khách hàng, chi phí xóa nợ…
Thứ hai, ngân hàng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền: Nếu các khoản nợ xấu lớn, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ của khách hàng thấp, ngân hàng sẽ phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không còn khả năng thanh toán cho người gửi tiền tiết kiệm.
Thứ ba, khi nợ xấu gia tăng, ngân hàng có khả năng mất thanh toán, người gửi tiền sẽ đổ xô đi rút tiền làm ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ tư, nợ xấu đe dọa tới sự an toàn và ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu
Cơ cấu nhóm nợ trong tổng dư nợ của Ngân hàng: Một ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 2
– 5, tỷ lệ nợ nhóm 3 – 5 càng giảm cho thấy mức độ hiệu quả của Ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu.
Mức trích lập dự phòng của các Ngân hàng phải thực hiện: Mức trích lập dự phòng càng ít cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng càng thấp
Tỷ trọng nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay: tỷ lệ nợ xấu cho thấy tình hình nợ xấu của các NHTM. Theo quy định của NHNN thì nợ xấu của các NHTM phải đảm bảo ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, hiện tại nợ xấu của đa số các NHTM Việt Nam đều quá 3%
Tỷ lệ xóa nợ/ Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được các ngân hàng sử dụng biện pháp mạnh để đòi.
Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng: Tỷ lệ này được tính bằng Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập đem chia cho Nợ quá hạn
Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi được/ tổng dư nợ xấu : Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu của Ngân hàng
Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc/tổng dư nợ : Đây là chỉ tiêu cho biết số dư nợ đã được tái cấu trúc (cơ cấu nợ, gia hạn nợ..) trên tổng dư nợ của một ngân hàng.
1.2.4 Các phương pháp xử lý nợ xấu
Để xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, NHTM thường dùng đến những phương pháp sau đây:
Tái cơ cấu khoản nợ vay là việc thực hiện các biện pháp như gia hạn, thay đổi kỳ hạn trả nợ, khoanh nợ, hay cấp thêm vốn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giảm được sức ép từ việc thanh toán các khoản nợ.
Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh. NHTM chủ động xử lý tài sản đảm bảo để xử lý các khoản nợ vay khó thu hồi.
Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro. Để đối phó với các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn, các NHTM phải trích dự phòng rủi ro hàng năm. Đó là nguồn tiền nhằm bù đắp cho những thất thoát trong quá trình cho vay
Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính kém nhưng có khả năng phục hồi, giúp doanh nghiệp tái hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng.
Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Chuyển các khoản nợ thành trái phiếu và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính
Bán các khoản nợ. Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản đặc biệt là các "khoản nợ phải thu" từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Sự trợ giúp của Chính Phủ. Chính Phủ thực hiện các biện pháp như các gói kích cầu hỗ trợ ngành, các chính sách miễn thuế, giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Tác động cụ thể của các biện pháp xử lý nợ xấu sẽ được trình bày chi tiết trong chương sau.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU
1.3.1 Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài ngân hàng
Môi trường kinh tế xã hội
Đối với những nền kinh tế quy mô nhỏ, sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu là thành phẩm đơn giản như dầu thô, may gia công… thì rất dễ bị tác động khi nền kinh tế thế giới biến động mạnh. Nếu như thế giới biến động ít, ổn định thì hoạt động của các doanh nghiệp cũng được đảm bảo, khả năng trả nợ cho ngân hàng càng cao. Còn trong trường hợp thế giới biến động mạnh mẽ: giá cả, tỷ giá, hạn ngạch, thuế… thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là có nguy cơ phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Mối quan hệ đa phương và song phương giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh nói chung và của cả ngân hàng nói riêng. Một đất nước ổn định về chính trị, có quan hệ tốt đẹp với các quốc gia, các tổ chức trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. Ngược lại, một đất nước bất ổn, biểu tình, đình công, bị cấm vận,… thì nền kinh tế chắc chắn sẽ kiệt quệ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành phần kinh tế và làm nợ xấu của ngân hàng cũng gia tăng lên rất nhiều.
Môi trường tự nhiên:
Đối với nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp thì rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, của môi trường tự nhiên. Nếu thời tiết thuận lợi, cây trồng đạt năng