II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
1.1 Khái niệm
Theo luật doanh nghiệp Nhà nước do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hình ngày 20/4/1995 thì doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Như vậy, DNNN là tổ chức kinh tế được Nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu do Nhà nước giao. Và DNNN do Nhà nước đầu tư vốn nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu Nhà nước, còn doanh nghiệp chỉ quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Nghĩa là doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn về số nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý.
Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước đều là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập. Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và Nhà nước sở hữu về vốn. Doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thể kinh doanh nhưng chỉ có quyền quản lý kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn của Nhà nước giao cho, đồng thời thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước giao.
Theo tinh thần của Nghị Quyết Đại hội Đảng lần IX và Hội nghị BCH TW lần thứ 3 khoá IX thì quan niệm về DNNN có đổi mới và được phát triển thêm một bước quan trọng. Theo đó, DNNN không chỉ do Nhà nước nắm giữ 100% vốn mà còn bao gồm cả DN do NN chiếm cổ phần chi phối.
Theo điều I, Luật DNNN năm 2003 quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có Cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn”. Trong đó, Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc là cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với DN đó. Và quyền chi phối. Đối với doanh nghiệp là quyền định đoạt đối với hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp đó (Điều 3, khoản 7.8 Luật DNNN 2003).
Trên quan điểm kế thừa và đổi mới Luật DNNN năm 2003, Điều 4, khoản 22 và khoản 1 Luật DNNN năm 2005 quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Như vậy, đối tượng doanh nghiệp thuộc diện DNNN đã được mở rộng ra, trong mọi trường hợp, dù doanh nghiệp được hình thành dưới bất kì hình thức nào, chỉ cần có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước sẽ được coi là DNNN. Đặc biệt, điểm mới ở đây là sự giải phóng về mặt quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp khi loại bỏ điều kiện về “Cổ phần vốn góp chi phối” và “giữ quyền chi phối” đối với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 1
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 2
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Cổ Phần Hóa Ở Trung Quốc
- Giai Đoạn Thí Điểm Mở Rộng (7/5/ 1996 – 27/6/ 1998)
- Đánh Giá Chung Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Như vậy, khái niệm DNNN ở Việt Nam chỉ dựa trên cơ sở phần vốn điều lệ mà Nhà nước nắm giữ. Tuy nhiên, do đặc thù nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tỷ lệ này vẫn còn khá cao (50%) so với các nước khác trên thế giới.
1.2 Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước
DNNN tồn tại như là một tất yếu khách quan trong bất kì hình thức nền kinh tế nào. Trong cơ chế cũ xã hội chủ nghĩa các doanh nghiệp Nhà nước tồn tại tràn lan và nay trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các DNNN nhà nước vẫn nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và hệ thống kinh tế quốc doanh cần phải củng cố và phát triển trong ngành và lĩnh vực then chốt, quan trọng, có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò chủ đạo theo nghĩa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò chủ đạo của nó gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Đây là yêu cầu có tình quy luật chung của sự phát triển kinh tế xã hội, vì bản thân nền kinh tế chứa đựng những khuyết tật mà muốn khắc phục nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước.
Các doanh nghiệp NN bao gồm những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và những doanh nghiệp hoạt động công ích được củng cố và phát triển trong các ngành và lĩnh vực then chốt, tạo cơ sở hạ tầng và tiền đề tốt cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua DNNN, Nhà nước tạo nguồn dự trữ đủ mạnh để có thể can thiệp vào thị trường, thực hiện điều chỉnh các cân đối cơ bản của nền kinh tế. DN thực hiện việc đầu tư có định hướng để khắc phục bản chất của nền kinh tế thị trường, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống xu hướng độc quyền của tập đoàn tư nhân, đi đầu trong đổi mới công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng năng suất – chất lượng – hiệu quả.
Như vậy, vai trò chủ đạo của DNNN xuất phát từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường nước ta và được ghi thành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Vai trò luật định này là yếu tố quan trọng chi
phối sự điều chỉnh pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của DNNN. Để thực hiện được vai trò đó trước hết phải kiên quyết đổi mới hệ thống DN này. Việc đổi mới phải được đặt trong sự phát triển tổng thế nền kinh tế quốc dân và phải xuất xứ từ thực trạng DNNN nước ta.
1.3 Hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và hạn chế
1.3.1 Khái quát về hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước
Các DNNN ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 ở miền Bắc, từ năm 1975 ở miền Nam và từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn viện trợ hoặc đi vay hoặc là quốc hữu hoá xí nghiệp của các nhà tư sản. Tính tới thời điểm trước đại hội Đảng lần thứ VI (1986), DNNN đã hình thành và phát triển với một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, ở tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế quốc dân như hàng không, hàng hải, bưu điện, đường sắt, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá đến các dịch vụ đơn giản. Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và nắm 100% các ngành then chốt như điện khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, nhiên liệu, xi măng, bưu điện viễn thông, giao thông đường sắt, đường thuỷ, ngoại thương, ngân hàng, quốc phòng và an ninh. Trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, lực lượng doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm tỉ trọng tuyệt đối lớn hoặc phần lớn đối với các sản phẩm chủ yếu như: 100% hàng dệt kim, thuốc chữa bệnh, bia.
Các DNNN chiếm khoảng 85% vốn cố định của nền kinh tế, 90% lao động có kỹ thuật, cán bộ khoa học và quản lý được đào tạo của nước. Nhà nước cũng ưu tiên dành nhiều nguồn lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước. Chỉ tính riêng trong khoảng mười năm, từ 1976 tới 1985, Nhà nước đã phân bố từ 60% - 70% vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và trên 90% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tính cho tới thời điểm sau cải cách năm 1991, số lượng doanh nghiệp Nhà nước còn
khoảng 5800 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 30% là doanh nghiệp Nhà nước do các bộ ngành trung ương quản lý và khoảng 70% doanh nghiệp do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quản lý.
1.3.2 Hạn chế
Mặc dù số vốn doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế là rất lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh rất thấp. Chỉ có số ít DNNN hoạt động có hiệu quả, trong đó thực sự làm ăn có lãi và lâu dài chỉ chiếm có 30%. Trên thực tế, DNNN nộp ngân sách nhà nước chiếm 80 – 85% tổng doanh thu, nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì DNNN chỉ đóng góp được trên 30% ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, nếu tính đủ chi phí và TSCĐ, đất tính theo giá thị trường thì các DNNN hoàn toàn không tạo ra được tích luỹ.
DNNN tồn tại là những chủ thể quan trọng nhất trong nền kinh tế nhưng đánh giá về trên các khía cạnh tổng quát có thể thấy thực trạng hoạt động và quy mô của khối những DN này như sau.
Thứ nhất là vốn: quy mô vốn vẫn chưa lớn, còn nhiều doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối.
Thứ hai là trình độ công nghệ của DNNN còn lạc hậu, một số DN còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao. Nhiều tài sản cố định của các DNNN đã lỗi thời, nhiều máy móc thiết bị đầu tư hoạt động không hiệu quả hoặc tổng vốn đầu tư lớn dẫn đến chi phí khấu hao, chi phí lãi vay trong giá thành sản phẩm cao. Nhiều DNNN năng suất lao động và hiệu quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; còn khoảng 15% số DN làm ăn thua lỗ.
Thứ ba là kết quả sản xuất kinh doanh của DNNN nói chung và Tổng công ty Nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN còn khá cao, một số công ty có số nợ phải trả gấp 5 lần vốn Nhà nước tại công ty, có Công ty vay gấp hơn 20 lần vốn, dẫn đến
độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp. Trong năm 2008, nhiều công ty NN còn ngập trong nợ nần, gần 181,000 tỉ đồng1.
Thứ tư là các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm, nhiều DNNN và doanh nghiệp cổ phần hoá chưa có điều kiện thay đổi cơ bản quản trị công ty một phần do Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ tỷ lệ Cổ phần lớn trong các DN CPH. Một số Tổng công ty Nhà nước chưa phát huy được vai trò chi phối trong ngành, lĩnh vực hoạt động. Một số công ty hoạt động còn kém hiệu quả.
1.4 Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam
Để đổi mới và phát triển có hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường, việc Cổ phần hoá DNNN là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho nền kinh tế, nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Ở nước ta, Cổ phần hoá DNNN không phải là tư nhân hoá mà là quá trình tăng cường sức mạnh kinh tế của đất nước, làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Đồng thời Cổ phần hoá cũng phải là biện pháp và phương hướng để thực hiện công bằng xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VIII (1986) đã khẳng định: “Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá DNNN để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên chứ không phải tư nhân hoá”.
Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính Phủ về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần đã nêu rõ: chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu:
Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ tạo
1 Theo kết quả báo cáo kiểm toán Nhà nước 2008.
thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.
Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Điều 1 Nghị định 109/2007/ NĐ-CP quy định rõ mục tiêu của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như sau:
Chuyển đổi những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Qua những văn bản đó có thể khẳng định các mục tiêu của cổ phần hóa đã được xác định một cách rõ ràng. Mục tiêu huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay vốn kinh doanh là một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp. Để huy động vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó khả năng kinh doanh có hiệu quả là điều kiện tiên quyết. Việc huy động vốn quan là quan trọng nhưng cần phải kết hợp với quản lý sử dụng vốn tốt để thực sự nâng cao được hiệu quả của nền kinh tế mới là mục tiêu hàng đầu.
2. Động lực cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Động lực của quá trình cổ phần hóa có thể được xem xét từ ba góc độ: Nhà nước, người lao động và ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, việc CPH các DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các DN kinh doanh hiệu quả hơn, phù hợp với quá trình đổi mới, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. Nhưng cũng có vấn đề đặt ra cần quan tâm đâu là động lực để có thể tiến hành quá trình này một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Động lực để cổ phần hóa có thể được xem xét từ ba góc độ: Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động.
Ở cấp độ vĩ mô, cổ phần hóa xuất phát từ động cơ tài chính mà cụ thể là giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Theo số liệu thống kê, các DNNN có hiệu quả kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có lợi, nợ xấu của các Doanh nghiệp còn lớn, khả năng thanh toán nợ còn hạn chế. Trừ những Doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt là có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, còn lại nhìn chung là thấp. Và khi hoạt động sản xuất kinh doanh có bị thua lỗ hay không hiệu quả thì việc nhận hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản và Nhà nước là điều hiển nhiên. Nhưng hiện nay ngân sách Nhà nước không có khả năng cấp vốn và bao cấp các DN như trước đây. Việc phát hành Cổ phiếu của Công ty Cổ phần và việc tự do chuyển nhượng cổ phiếu góp phần làm cho tiền vốn trong xã hội được lưu thông liên lục, thu hút vốn từ nhiều kênh lớn nhỏ đổ vào các Công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, vào những ngành và lĩnh vực có triển vọng, nhờ đó góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Chính vì vậy, việc tiến hành cổ phần hóa, để cho Doanh nghiệp có được khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước là một chủ trương hết sức đúng đắn.