Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu


sinh rừng nhiệt đới Châu Á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy phải đề ra các biện pháp lâm sinh cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (Nguyễn Duy Chuyên, 1995) [3].

Trong nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, nhiều nhà lâm học còn đặc biệt quan tâm tới các phương thức tái sinh của các loài cây mục đích. Thứ tự của các bước xử lý cũng như hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh rừng tự nhiên được G. Baur (1976) tổng kết khá đầy đủ trong tác phẩm “ Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa”[2].

2.1.3.2. Ở Việt Nam

Ở nước ta, vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới đã được tiến hành nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỉ XX. Với chuyên đề “ Tái sinh tự nhiên” do Viện Điều tra Qui hoạch rừng thực hiện tại một số khu rừng trọng điểm thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An (lưu vực sông Hiếu ), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê) và Quảng Bình (lưu vực sông Long Đại). Trên cơ sở các nguồn tài liệu và số liệu của các đoàn, đội điều tra tài nguyên thu thập, ghi nhận trong các báo cáo tài nguyên rừng hoặc báo cáo lâm học các khu rừng điều tra thuộc miền Bắc Việt Nam đã được Nguyễn Vạn Thường, 1991 [24] tổng kết và bước đầu đưa ra kết luận hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ (cấp H < 20cm) chiếm ưu thế rò rệt so với số cây ở các cấp tuổi khác. Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng mọc nhanh có khuynh hướng lan tràn và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh. Trong khi đó các loài cây gỗ cứng, sinh trưởng chậm chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp và phân bố tản mạn. Thậm chí một số loài hoàn toàn vắng bóng ở thế hệ sau trong những trạng thái tự nhiên. Trong thành phần cộng tác tái sinh, tác giả cũng cho rằng bất kỳ ở đâu có hiện tượng tái sinh tự nhiên thì ở đó có sự sống


chung của những cá thể khác loài, khác chi, thậm chí cả khác họ. Dựa vào thành phần loài cây mục đích chất lượng cây con, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới theo tiêu chuẩn 5 cấp dựa theo số cây non/ha: rất tốt (>12.000 cây/ha), tốt (8.000-12.000 cây/ha), trung bình (4.000- 8.000 cây/ha), xấu (2.000-4.000 cây/ha), rất xấu (<2.000 cây/ha).

Thái Văn Trừng (1978) [28] khi nghiên cứu thảm thực vật rừng Việt Nam đã nhấn mạnh ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của cây con và nhận định rằng: trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.

Nguyễn Văn Trương (1983) [27] đã đề cập đến mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên trong quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.

Hiện tượng tái sinh tự nhiên dưới lỗ trống ở các rừng thứ sinh vùng Hương Sơn - Nghệ Tĩnh đã được Phạm Đình Tam (1987) [16] làm sáng tỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Qua theo dòi tình hình tái sinh dưới các lỗ trống cho thấy số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.

Vũ Tiến Hinh (1991) [8] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên ở Lâm trường Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa số các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì tổ thành tầng cây tái sinh càng lớn. Qua tính toán cho thấy giữa hai hệ số tổ thành có quan hệ bậc nhất và tuân theo đường thẳng:

Nghiêm cứu đặc điểm, cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh tại xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 3

n = a + bN

Trong đó:

n và N lần lượt là hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao.


Đinh Quang Diệp (1993) [6] nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - Đắc Lắc kết luận độ tàn che của rừng, thảm mục, độ dày đặc của thảm tươi, điều kiện lập địa, lửa rừng là những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến số lượng và chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng, trong đó lửa rừng là nguyên nhân gây nên tái sinh cây đời chồi. Về qui luật phân bố cây trên mặt đất, tác giả nhận định khi tăng diện tích lên thì lớp cây tái sinh có phân bố theo cụm.

Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993) [10] cho rằng nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để hướng sự can thiệp của con người đi đúng hướng. Quá trình đó tuỳ thuộc vào mức độ tác động của con người mà ta thường gọi là xúc tiến tái sinh, với mức cao nhất là tái sinh nhân tạo. Theo tác giả thì quá trình tái sinh tự nhiên tuỳ thuộc vào 3 yếu tố chính sau:

- Nguồn hạt giống, khả năng phát tán hạt trên một đơn vị diện tích.

- Điều kiện để hạt có thể nảy mầm, bén rễ (nhiệt độ, độ ẩm, thảm tươi).

- Điều kiện để cây mạ, cây con sinh trưởng và phát triển: đất, nước, ánh sáng.

Nguyễn Duy Chuyên (1995) [5] cho thấy nhiều loài cây tái sinh tự nhiên dưới tán rừng có thể được biểu diễn bằng hàm toán học. Qua nghiên cứu cho thấy ở diện tích nhỏ (1x1m), (2x2m) phần lớn cây tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (Hà Tĩnh) có phân bố cụm, ở trạng thái rừng trung bình (IIIA2) cây tái sinh có phân bố Poisson.

Trần Đình Lý và các cộng sự (1995) [12], [13] nghiên cứu tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng tại đảo Kế Bào, Lâm trường Hoành Bồ (Quảng Ninh). Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên, diễn thế của thảm thực vật trên đất sau nương rẫy tại Chiềng Sinh (Sơn La). Kết quả nghiên cứu đã đề xuất quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Kết quả đề tài xây dựng quan niệm về phục hồi rừng và cơ sở lựa chọn đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng dựa trên kết quả nghiên cứu ở các vùng sinh thái .


Trần Xuân Thiệp (1995) [25] căn cứ vào số lượng cây tái sinh đã xây dựng bảng đánh giá tái sinh cho các trạng thái rừng (theo hệ thống phân loại của Loschau 1961-1966): tốt, trung bình, xấu. Phân cấp chiều cao cây tái sinh để điều tra gồm 6 cấp: (I): < 50cm; (II): 50-100cm; (III): 100-150cm; (IV): 150-200cm; (V): 200-300; (VI): > 300cm. Về phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có sự tương đồng giữa các trạng thái rừng, phân bố giảm theo hàm Mayer từ cấp I-V ( 300cm), cấp VI có chiều cao > 300cm do tính cộng dồn đến các cây có chiều cao tương ứng với đường kính dưới 10cm nên không thể hiện quy luật này nữa.

Đỗ Hữu Thư và cộng sự (1995) [20] cũng đã đưa ra kết luận tương tự về quy luật phân bố này đối với lớp cây tái sinh tự nhiên ở vùng núi cao Phan Si Pan.

Lâm Phúc Cố (1996) [3] nghiên cứu rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông, Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn và kết luận diễn thế thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông theo hướng đi lên tiến tới rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các giai đoạn phát triển, từ 4 loài ở giai đoạn I (dưới 5 năm), tăng lên 5 loài ở giai đoạn (trên 25 năm). Rừng phục hồi có 1 tầng cây gỗ giao tán ở giai đoạn 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4.

Lê Đồng Tấn (2000) [17] nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy tại Sơn La, tác giả kết luận: số lượng cây/ô tiêu chuẩn, mật độ cây giảm dần từ chân đồi lên sườn và đỉnh đồi. Mật độ cây giảm khi độ dốc tăng. Tổ hợp loài cây ưu thế trên cả 3 vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là giống nhau, sự khác nhau chính là hệ số tổ thành của các loài trong tổ hợp đó, tính chất này càng thể hiện rò trên cùng một địa điểm (một khu đồi). Độ cao có ảnh hưởng lên sự phân bố của các loài cây và sự hình thành thảm thực vật. Thoái hoá đất có ảnh hưởng đến: mật độ cây, số lượng loài cây và tổ thành loài cây.


Phạm Ngọc Thường (2002) [23] nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tác giả đã rút ra một số kết luận: Quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái: nguồn giống, địa hình, thoái hoá đất và con người. Khoảng cách rừng tự nhiên gieo giống đến đám nương càng gần thì khả năng gieo giống càng thuận lợi. Ở chân đồi số loài, mật độ cây gỗ tái sinh là lớn nhất và ít nhất là ở đỉnh, độ dốc càng lớn thì quá trình phục hồi rừng càng khó khăn. Mật độ cây gỗ giảm dần theo thời gian phục hồi rừng.

Lê Ngọc Công (2002) [4] trong nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên cho rằng ở giai đoạn đầu của quá trình diễn thế phục hồi rừng (giai đoạn 1-6 năm) mật độ cây tăng lên, sau đó giảm. Quá trình này bị chi phối bởi qui luật tái sinh tự nhiên, quá trình nhập cư và quá trình đào thải của các loài cây. Nhận xét được rút ra từ kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Lê Đồng Tấn [19], Phạm Ngọc Thường [23].

Tóm lại, trong quá trình tái sinh tự nhiên của các xã hợp tự nhiên nguyên sinh hay thứ sinh có hai phương thức:

- Thứ nhất, đó là phương thức tái sinh liên tục dưới tán rừng kín rậm của những loài cây chịu bóng mọc chậm. Phương thức tái sinh này thường thưa thớt và yếu ớt vì thiếu ánh sáng. Chỉ một số ít cây thoát khỏi giai đoạn đầu, còn lại đa số phải qua giai đoạn ức chế kéo dài chờ cơ hội vươn lên tầng cao khi có điều kiện sinh thái thích hợp.

- Thứ hai là phương thức tái sinh theo vệt để hàn gắn những lỗ trống trong tán rừng của các loài cây ưa sáng mọc nhanh. Dưới tán kín hay thưa của chúng, những loài cây định vị trong thành phần xã hợp cũ thường đòi hỏi bóng trong 1-2 năm đầu, sẽ mọc sau và dần dần vươn lên thay thế những loài


cây tiên phong tạm thời có tuổi thọ ngắn. Những cây tiên phong sẽ tự tiêu vong, hoặc sẽ bị tiêu diệt bởi tán kín rậm của các loài cây định vị mọc sau, chỉ trừ một số ít loài cây tiên phong định cư có tuổi thọ dài có thể tồn tại trong thành phần của các xã hợp đã tái sinh tự nhiên.

Yếu tố chủ đạo đối với quá trình tái sinh dưới tán rừng là ánh sáng, còn đối với quá trình tái sinh trên các lỗ trống là mức độ thoái hoá của đất .

Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững theo mục tiêu đề ra, tiết kiệm được thời gian, tiền của chỉ khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất qui luật của hệ sinh thái rừng, trước hết là quá trình tái sinh tự nhiên [11], [12].

Qua tổng quan nghiên cứu được trích dẫn ở trên cho thấy:

Hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu tình hình tái sinh dưới các trạng thái rừng tự nhiên (số lượng, mật độ cây tái sinh, đặc điểm lớp cây tái sinh và vai trò của ánh sáng đối với quá trình tái sinh tự nhiên) mà chưa đề cập đến tái sinh ở các trạng thái thực bì khác nhau như: thảm cỏ, thảm cây bụi, rừng thứ sinh nhân tác (rừng sau nương rẫy, sau khai thác kiệt). Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Những kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số vùng. Đặc biệt là sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh tự nhiên để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững. Tuy thiên, thảm thực vật rừng nhiệt đới rất đa dạng và phức tạp, đời sống của nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở từng vùng địa lý. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu quy luật tái sinh tự nhiên của các hệ sinh thái rừng ở các vùng địa lý khác nhau là cần thiết.


2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tái sinh

Các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm thống nhất là: Các chỉ tiêu đánh giá tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, đặc điểm phân bố và thời kỳ tái sinh rừng.

Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubréville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert,1954; Joné,

1955 - 1956; Schultz, 1960; Baur, 1946; Rollet, 1969).

Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài cây có giá trị nên trong thực tiễn lâm sinh người ta chỉ tập trung khảo sát những loài cây mục đích có giá trị kinh tế nhất định.

Để xác định mật độ cây tái sinh người ta dùng các phương pháp khác nhau. Lowdermilk (1927) đề xuất phương pháp điều tra theo ô dạng bản (có diện tích từ 1 - 4m2, hoặc ô có kích thước lớn từ 10 - 100m2), điều tra theo dải ô hẹp với ô có kích thước từ 10 - 100m2. Povarnixbun (1934), Yurkevich (1938) đề nghị điều tra trong các ô hệ thống có diện tích từ 0,25 - 1,0ha.

Để giảm sai số trong khi thống kê, Barnard Rollet (1950) đã đề nghị phương pháp “điều tra chuẩn đoán” mà kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau.

V. Gnexterov(1954, 1960) đề nghị dùng 15 - 26 ô kích thước từ 1 - 2 m2 cho cây con tuổi nhỏ hơn 5 năm, 10 - 15 ô kích thước từ 4 -5m2 thống kê cây con tuổi từ 5-10 năm. A. V. Pobedinxki (1961) đề nghị 25 ô dạng bản 1x1m cho một khu tiêu chuẩn 0,5-1,0ha. X. V. Belov (1983) nhấn mạnh phải áp dụng thống kê toán học trong điều tra và đánh giá tái sinh rừng. Các phương pháp thống kê đã được trình bày rò trong các công trình của Geig Smith (1967) và

V. I. Vasilevich (Nguyễn Văn Thêm, 1992) [22].


Tóm lại, để nghiên cứu tái sinh rừng công việc quan trọng là xác định phương pháp điều tra thu thập số liệu ở thực địa. Phương pháp sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả và các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Trên thế giới có nhiều phương pháp nghiên cứu tái sinh khác nhau, nhưng nhìn chung các phương pháp đều thu thập số liệu tái sinh trên ô dạng bản. Tuy nhiên, tuỳ theo đối tượng và mục đích nghiên cứu cụ thể mà lựa chọn phương pháp, kích thước ô dạng bản cho phù hợp.

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích

Liêm Phú là xã thuộc vùng III cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Nam của huyện Văn Bàn.

Các mặt tiếp giáp:

Từ 21059'00'' đến 2207'09'' vĩ độ Bắc.

Từ 104023'10'' đến 104027'54'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp xã Chiềng Ken.

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Đông giáp xã Nậm Tha.

- Phía Tây giáp xã Khánh Yên Hạ.

Toàn xã có 13 thôn bản và tuyến đường Liêm Phú - Khánh Yên Hạ, Liêm Phú - Chiềng Ken chạy qua địa phận xã. Liêm Phú có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn.

Đất đai:

Xã Liêm phú huyện Văn Bàn có tổng diện tích quản lý là 12.580 ha. Đây là một địa điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên, xây dựng các mô hình phục hồi rừng, sau khai thác, tái sinh sau nương rẫy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022