Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Cho Thuê Môi Trường Rừng Tại Vqg


tồn. Để đảm bảo hài hoà cả hai chức năng này đòi hỏi phải xác định được sức chứa tại khu vực cho thuê. Xác định sức chứa là cơ sở xác định giới hạn có thể cảm nhận sự thay đổi môi trường sống gây ra bởi hoạt động du lịch, đảm bảo tính bền vững của khu vực. Các nhà quản lý du lịch, quản lý các khu bảo tồn và chính quyền địa phương đều có chung một điểm là họ thường xuyên tìm kiếm lợi nhuận kinh tế từ DLST, nhưng do chức năng của VQG nên lợi ích kinh tế cần đảm bảo hài hoà với chức năng bảo tồn, đặt chức năng bảo tồn lên hàng đầu.

- Quy định về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLST tại VQG: quy định việc đầu tư này phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy định của Luật doanh nghiệp, Luật BV&PTR, không được làm thay đổi cảnh quan của khu rừng.

- Quy định về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phát triển DLST với các đối tượng: cán bộ quản lý, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, nhân dân sống hợp pháp tại vùng đệm của VQG và KBTTN. Hướng dẫn DLST khó hơn du lịch thông thường bởi phải hiểu biết tường tận về quy luật tự nhiên, phải là người diễn giải môi trường, giải thích về thiên nhiên cho du khách…

- Cần quy định cụ thể mức bồi thường cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng vào VQG khi Nhà nước thu hồi đất làm công trình khác và mức đầu tư bắt buộc của doanh nghiệp đối với việc bảo tồn rừng để có hiệu quả. Xác định tỷ lệ phần trăm cho phép bị tác động (tiếng ồn, khói, bụi, rác thải…) do du khách gây ra phải có văn bản pháp luật quy định.

- Quy định về phối hợp và xây dựng mối quan hệ giữa các thành phần tham gia để sử dụng rừng một cách bền vững: Tuyên truyền, thuyết phục để người dân địa phương hiểu rõ, làm đúng, ủng hộ các doanh nghiệp hoạt động DLST tại địa phương, bởi ảnh hưởng đến một bộ phận lợi ích trước mắt của họ như xây dựng hệ thống đường giao thông đến các khu du lịch phải di dời, chuyển đổi một số diện tích của dân, người dân không còn được chăn thả gia súc tự do lên các KDL…

- Quy định về cơ chế thu, chi: trên cơ sở đảm bảo cơ chế tự thu tự chi cho các VQG để đơn vị có thể chủ động trong công tác đầu tư, phát triển. Lợi ích tiềm tàng của chính sách cho thuê môi trường rừng kinh doanh DLST là tạo ra nguồn kinh phí


cho các khu bảo tồn thiên nhiên, tạo công ăn việc làm cho những người dân sống gần khu bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy giáo dục môi trường và nâng cao giá trị của rừng. Nhiệm vụ của các nhà quản lý tại các khu bảo tồn là phải nhìn nhận hoạt động cho thuê môi trường rừng để kinh doanh DLST như một cơ hội để có thêm nguồn thu cho bảo tồn và phát triển, khai thác lợi ích kinh tế từ nguồn tài nguyên do mình quản lý và tìm ra công nghệ quản lý hoạt động này nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, tăng tối đa những mặt tích cực.

4.3.2. Giải pháp thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

4.3.2.1. Phân cấp quản lý VQG

Phân cấp quản lý VQG là một trong những yêu cầu trong chính sách phân cấp quản lý Nhà nước về rừng, đây là xu hướng tất yếu trong thực tiễn. Do chính sách phân cấp quản lý nên hệ thống quản lý các VQG có một cơ chế quản lý rõ ràng, gắn trách nhiệm với từng cấp quản lý. Cả nước có 30 VQG thì có 06 Vườn là thuộc Bộ, còn lại trực thuộc UBND tỉnh và sở NN&PTNT. Tuy nhiên, sự phân cấp này cũng gặp một số trở ngại trong việc quản lý các VQG, mỗi nơi có cách làm riêng, không tạo sự liên kết các vùng, thống nhất trong chính sách quản lý tại mỗi địa phương, đặc biệt là ảnh hưởng đến cơ chế đầu tư tại mỗi VQG. Thực tế cho thấy những VQG trực thuộc tỉnh quản lý thì những nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế tiếp cận rất ít, quan hệ với các tổ chức này cũng bị hạn chế. Cơ chế tài chính đối với các hoạt động kinh doanh du lịch ở các VQG do Thủ tướng quy định sau khi có ý kiến trình thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT trên nguyên tắc không bao cấp, tự hạch toán, cân đối lợi ích kinh tế - xã hội, giữa khai thác du lịch với bảo tồn, gắn với quyền lợi của cộng đồng địa phương. Trong cơ chế phân cấp này đảm bảo gắn trách nhiệm với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng cấp. Đặc biệt, cần tăng cường cần thu hút và có nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, đặc biệt cấp huyện và xã.

Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En - 21

4.3.2.2. Rà soát và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các VQG

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các VQG có ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ sở để các VQG nắm chắc và quản lý chặt chẽ hơn nguồn tài nguyên đất và thực hiện tốt các biện pháp quản lý đất đai. Đồng thời tạo sự yên tâm đầu tư,


khai thác các tiềm năng của rừng và môi trường rừng, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiều VQG chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây khó khăn rất lớn trong việc quản lý đất đai và làm giảm tiến độ thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho các VQG có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện, ký hợp đồng thuê với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng.

4.3.2.3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chính sách tại VQG

a) Hoàn thiên cơ cấu tổ chức VQG, xác định quyền và trách nhiệm của Ban quản lý VQG đối với hoạt động cho thuê môi trường rừng

Để thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng cần kiện toàn bộ máy quản lý các VQG từ trung ương đến địa phương trên cơ sở thống nhất, hiệu lực, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa các ngành các cấp có liên quan, giữa trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau, giữa ban quản lý VQG với chính quyền địa phương và cộng đồng. Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý trực tiếp các VQG ở địa phương mình, Bộ NN&PTNT quản lý Nhà nước đối với VQG và quản lý các VQG đóng trên nhiều tỉnh, phối hợp với các ngành liên quan ban hành các chính sách, quy chế quản lý và trợ giúp kỹ thuật cho các địa phương, các VQG. Trong từng VQG cần hoàn hiện cơ cấu tổ chức theo định hướng mới là kết hợp bảo tồn với khai thác DLST tại Vườn trong đó cần có bộ phận quản lý các hoạt động cho thuê môi trường rừng kết hợp với việc tư vấn, hướng dẫn, kiểm soát các đơn vị thuê. Trong ban quản lý VQG cần xác định quyền và trách nhiệm của ban quản lý đối với hoạt động cho thuê môi trường rừng.

Chính sách cho thuê môi trường rừng là một chính sách mới, đòi hỏi phải có sự nhất trí, đồng thuận của nhiều bên, của xã hội. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền còn hạn chế, các VQG chưa quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của mình để thu hút các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch. Vì vậy, đòi hỏi cần quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thông qua nhiều hình thức khác nhau, qua các phương tiện khác nhau. Tổ chức tuyên truyền phổ biến cần thực hiện bằng những


hoạt động thiết thực, bằng những cán bộ được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế.

b) Đào tạo nguồn nhân lực phát triển DLST

Để phát triển DLST cũng như quản lý có hiệu quả các hoạt động thuê môi trường rừng tại các VQG đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng. Mỗi nhóm tham gia cần có nhưng yêu cầu riêng để đảm bảo phát triển DLST bền vững và nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn. Hiện nay, cán bộ tham gia hoạt động DLST, quản lý các hoạt động thuê môi trường rừng đều làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo một cách bài bản. Để chính sách cho thuê môi trường rừng trước tiên cần quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ quản lý sau đến những người trực tiếp tham gia quản lý các đơn vị thuê môi trường rừng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ. Bên cạnh đó cần coi trọng các biện pháp khuyến khích thích hợp với cán bộ này để họ phát huy tối đa trách nhiệm và khả năng của mình đảm bảo cho sự thành công khi triển khai thực hiện.

Cần xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể, chương trình cần thiết kế nội dung cụ thể phù hợp với đối tượng đào tạo, cụ thể:

Ban quản lý VQG cần được đào tạo về các lĩnh vực như quản lý du lịch bền vững, tiếp thị du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quy trình quản lý các hoạt động thuê, kiến thức phối hợp các bên liên quan trong công tác bảo tồn và khai thác du lịch.

Nhân viên VQG cần trang bị kiến thức về bảo tồn, kiến thức về DLST, hỗ trợ khách du lịch đến VQG, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho khách du lịch về công tác bảo tồn.

Các công ty du lịch cần tăng cường đào tạo các kiến thức về quản lý du lịch, khai thác giá trị môi trường rừng, phát triển sản phẩm du lịch, kiến thức về bảo tồn và phát triển bền vững.

Cộng đồng địa phương cần được tham gia các khoá tập huấn về kiến thức bảo tồn, về giao tiếp với khách du lịch, hướng dẫn DLST.

Các chương trình đào tạo cần đa dạng hoá về nội dung, về thời gian, về đối tượng tham gia trên cơ sở vừa có sự hỗ trợ cùa Nhà nước vừa có sự đầu tư của địa


phương, VQG và các công ty du lịch. Công tác đào tạo cần tiến hành thường xuyên nhằm phát triển liên tục nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý, tham gia và có vị trí nhất định trong ngành du lịch.

c) Xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực VQG để thu hút các nhà đầu tư thuê môi trường rừng

Cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng rất lớn đến phát triển DLST cũng như thu hút các nhà đầu tư đến với VQG. Cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cơ học cần thiết cho sự phát triển và hoạt động DLST tại VQG. Thiết kế các công trình hạ tầng cần thiết và chuyển giao hạ tầng cẩn trọng sẽ có tác dụng lâu dài trong quá trình khai thác và phát triển du lịch. Đầu tư hạ tầng phát triển DLST tại các VQG cần vừa đảm bảo tuân thủ chức năng bảo tồn vừa đảm bảo mục tiêu quy hoạch phát triển DLST bền vững, bảo tồn di sản và phát triển du lịch có chất lượng. Do đặc điểm của VQG nên bất kỳ công trình hạ tầng nào xây dựng trong VQG đều phải phù hợp với quy định hiện hành, theo phân vùng tại VQG và có đánh giá tác động môi trường, giảm thiểu tác động. Các công trình đảm bảo nguyên tắc giảm thiểu tác động vật lý, nhưng đảm bảo tính hiệu quả và thẩm mỹ với quy mô phù hợp, tức là coi trọng chất lượng hơn số lượng. Sự đầu tư cần dựa trên cơ sở sự phối kết hợp đầu tư của Chính phủ, địa phương và các công ty du lịch một cách hợp lý.

Để thu hút các thành phần ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào VQG đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu vực phải tương đối đồng bộ nhất là hệ thống giao thông. Tuy nhiên, việc xây dựng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương và bản thân VQG cũng phải dành một phần kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực VQG. Kinh nghiệm cho thấy VQG nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư và khách du lịch.

d) Bảo tồn đa dạng sinh học nhằm tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư và khách du lịch

Phần lớn các VQG hiện nay đang phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ Ngân sách Trung ương và địa phương. Các nguồn ngân sách này thường không đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động và duy trì của các VQG. Phần lớn các nguồn ngân sách này


được cấp theo kế hoạch hàng năm và dựa trên cân đối ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh. Liên quan đến vấn đề tài chính cho các VQG được đánh giá vừa thiếu, vừa không ổn định và mất cân đối về cơ cấu đầu tư, mới tập trung đầu tư cho xây dựng hạ tầng còn đầu tư cho bảo tồn còn thiếu nhiều so với yêu cầu. Chính vì nguồn vốn đầu tư có hạn nên hiện tượng suy giảm tính đa dạng sinh học đang diễn ra tại các VQG làm giảm tính hấp dẫn của VQG với các nhà đầu tư và khách du lịch.

Vì vậy, để khuyến khích các VQG thực hiện khai thác dịch vụ môi trường rừng kinh doanh DLST và cho thuê môi trường rừng cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và của địa phương, bên cạnh đó đa dạng hoá các nguồn tài trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học như tìm kiếm các nhà tài trợ nước ngoài, tư nhân, các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại.

e) Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và tham gia phối hợp của cộng đồng dân cư

Khi VQG được thành lập, người dân địa phương thường bị hạn chế hoặc không còn được sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các VQG từ đó gây ra những khó khăn về kinh tế cho các hộ dân sống gần VQG. Tuy nhiên, hiện tượng khai thác trái phép vẫn diễn ra hàng ngày tại các VQG. Chỉ hạn chế được hiện tượng này khi các cộng đồng thấy được các lợi ích từ VQG cho cuộc sống của mình. Hơn nữa, người dân địa phương không có tiếng nói chính thức trong việc quản lý VQG tuy các quyết định quản lý VQG tác động đến đời sống của họ. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy để quản lý bền vững VQG đòi hỏi các cộng đồng địa phương phải thấy được lợi ích của họ trong việc bảo tồn các khu này và có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết định quản lý.

Để du lịch trong VQG được thực hiện bền vững hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho phát triển của địa phương thì người dân, của cộng đồng địa phương xung quanh cần phải được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch. Điều này có thể đạt được thông qua tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tạo điều kiện để họ có thể tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, ... Một trong những hỗ trợ tốt là tham gia vào hoạt động du lịch và có công việc ổn định trong các khu du lịch.


Bên cạnh đó, do mục tiêu của DLST là sử dụng các nguồn lực địa phương, qua đó dân cư địa phương phải phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước và lâu dài. Một mặt phải giáo dục nâng cao ý thức đạo đức môi trường của người dân địa phương một mặt phải chia sẻ những lợi ích kinh tế để hỗ trợ họ đảm bảo cuộc sống thường ngày và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý VQG.

4.3.2.4. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết để triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng tại VQG

a) Đảm bảo tính pháp lý và tính chặt chẽ của hợp đồng thuê môi trường rừng

Hợp đồng cho thuê môi trường rừng là điều kiện pháp lý ràng buộc trách nhiệm và quyền hạn của bên thuê và cho thuê, đặc biệt là thuê môi trường rừng tại VQG. Hiện nay, để thực hiện cho thuê các VQG đã xây dựng hợp đồng thuê tuy nhiên trong hợp đồng chưa quy định rõ trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho thuê, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, cơ sở pháp lý để xử lý các tranh chấp, gây khó khăn cho cơ quan chủ quản trong việc quản lý nhà nước đối với diện tích đã cho thuê làm DLST. Chưa có cơ sở pháp lý để xử lý các tranh chấp, khiến rất khó huỷ hợp đồng thuê. Điều này cũng dẫn đến tình trạng VQG không quản lý được diện tích đã cho thuê và mất luôn vai trò là người chủ rừng trên những diện tích này. Vì vậy, các hợp đồng cho thuê cần được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng. Trong đó phải đảm bảo vai trò của chủ sở hữu và không làm mất đi vai trò của chủ sở hữu Nhà nước đối với VQG.

b) Sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn để triển khai chính sách

Để triển khai thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG cần sửa đổi, bổ sung một số quy định, hướng dẫn thực hiện như sau:

+ Bổ sung các yêu cầu về bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường của các hoạt động thuê.

+ Hướng dẫn các VQG xây dựng quy hoạch chi tiết các khu vực cho thuê môi trường để đảm bảo vừa không gây tác động xấu đến môi trường rừng nhưng


vừa đảm bảo hấp dẫn các doanh nghiệp kinh doanh DLST. Trong quá trình xây dựng quy hoạch chi tiết cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia, chính quyền địa phương và đặc biệt với cộng đồng địa phương những người sống xung quanh khu vực VQG.

+ Trong hợp đồng thuê môi trường rừng cần đưa vào phần nghĩa vụ của các đơn vị thuê là phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ và gìn giữ giá trị truyền thống địa phương.

+ Cần xây dựng quy chế quản lý các hoạt động thuê môi trường rừng để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai và giám sát. Các quy chế cần gắn với đặc thù riêng của từng Vườn và không trái với các quy chế quản lý rừng của Nhà nước và ngành ban hành.

+ Cần phải thay đổi quan điểm về bảo tồn theo hướng mở nghĩa là bảo tồn bao gồm: Bảo vệ, sử dụng hợp lý và sử dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp. Cần có những quy định liên quan đến khai thác sử dụng môi trường rừng riêng cho từng phân khu cụ thể.

+ Chính sách quản lý vùng đệm cần phải được thống nhất giữa địa phương và ban quản lý VQG, cần phải có sự phối hợp tốt trong quản lý. Đầu tư phát triển vùng lõi cần phải gắn liền với đầu tư phát triển vùng đệm, nếu vùng đệm không được quản lý tốt thì việc quản lý và bảo vệ rừng ở vùng lõi rất khó khăn.

+ Bổ sung quy định công khai các thông tin về quy hoạch để thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, nhiều VQG chưa công khai hoặc do không quan tâm đến việc công khai các thông tin quy hoạch nên các nhà đầu tư không biết hoặc ngại thực hiện đầu tư vào VQG. Đây là một yếu tố làm quá trình thực hiện chính sách cho thuê môi trường rừng tại các VQG chậm được thực hiện và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

+ Bổ sung hành lang pháp lí theo hướng khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để kinh doanh kết hợp bảo vệ rừng. Đặc biệt cần bổ sung chính sách khuyến khích khu vực tư nhân, tổ chức nước ngoài thuê môi trường rừng kinh doanh DLST.

4.2.3.5. Huy động các thành phần tham gia khai thác môi trường rừng trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia và đảm bảo phát triển bền vững của môi trường rừng

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí