chế độ ưu đãi khi mua cổ phiếu)… Ở hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước trước đây, nay là doanh nghiệp cổ phần, đều diễn ra thực tế này. Chẳng hạn, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyển nhượng
3.000.000 cổ phần ưu đãi sai với giá trị 15,6 tỉ đồng; Vinaconex bán cổ phần ưu đãi sai cho bảy nhà đầu tư không đáng là “chiến lược” hơn 10.000.000 cổ phần, trị giá trên 53 tỉ đồng.
Tất cả những dạng thức sai phạm trong quá trình CPH đã phần nào cho thấy thực trạng xác định giá trị các DNNN đã và đang tiến hành CPH còn nhiều bất cập làm thất thoát tài sản của Nhà nước cũng như việc làm chậm lại tiến độ CPH.
2.3 Chưa đa dạng chủ sở hữu
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của việc cổ phần hóa là nhằm đa dạng hóa chủ sở hữu. Quan điểm nằm đằng sau mục tiêu đa dạng hóa chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, thông qua cổ phần để nâng cao vai trò “làm chủ thực sự”, đồng thời “tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp” và bằng cách ấy, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động8. Quan điểm này phù hợp với định hướng
xã hội chủ nghĩa, và vì vậy thường được sử dụng như một lập luận cho chương trình cổ phần hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế điều tra trong số gần 3000 DN đã cổ phần hóa thì chỉ có 30% DN mà Nhà nước không giữ tỉ lệ vốn nào; 29% Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 51%9. Cũng trong số gần 3000 DN thì Nhà nước cũng nắm 46,5% vốn điều lệ. Điều này cho thấy mặc dù đã cổ phần hóa nhưng
Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất, đồng thời phần lớn các công ty cổ phần được thành lập này đang được Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Điều đáng nói là tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước còn nắm tại các công ty cổ phân này
8 http://www.nscerd.org.vn/DMDN/tqcs.asp
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Thí Điểm Mở Rộng (7/5/ 1996 – 27/6/ 1998)
- Đánh Giá Chung Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Tác Động Của Cổ Phần Hóa Tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Định Hướng Của Nhà Nước Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Cổ Phần Hóa Phải Kết Hợp Với Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 11
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
9 Báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp 2006
không giảm mà lại tăng. Nếu thời kì đầu (1992 – 1998) tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước nắm trong các công ty cổ phần là 28% thì đến thời kì 2001 – 2004 tỷ lệ này lên tới 49,8% và hiện nay bình quân là 46,5%. Một thực tế khác, cổ đông là người lao động chỉ chiếm 15%. Cũng gần 3000 DN nói trên, chỉ có 25 DN có Nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì đây là một cơ chế không thỏa đáng. Theo rất nhiều chuyên gia kinh tế, việc đa dạng hóa chủ sở hữu là một yếu tố thiết yếu trong việc quyết định hiệu quả sản xuất của công ty, đặc biệt là việc bán cổ phần ra bên ngoài nhiều. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng ở các nền kinh tế chuyển đổi, sở hữu nội bộ (sở hữu của lao động và giám đốc) và sở hữu của người lao động trong doanh nghiệp sau CPH là những hình thức sở hữu kém hiệu quả nhất (được thể hiện qua hình 1).
công nhân Tư nhân Giám đốc Nội bộ Bên ngoài Nhà nước Ngân hàng Nước
Tư Quỹ đầu
viên (phân tán) ngoài
nhân(tập trung)
tư
0.1
0.08
0.06
0.04
0.02
0
-0.02
-0.04
Hình 2: Ảnh hưởng của loại hình chủ sở hữu tới hoạt động
của doanh nghiệp sau cổ phần hóa10
100%
90%20%
80%
70%
60%
25%
16% 18% 12% 10% 15%
34.60%
NĐT bên ngoài
BGĐ và công nhân Nhà nước
35%
57% 53% 58%
35%
51%
50%
40%
30%
55.40% 50%
20%
29%
10%
0%
30%
27% 29%
30%
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Hình 3: Cổ phần hóa từng phần11.
Nguồn: Vietnam investment Review 2005, số 28.2005
Hình 4: Cơ cấu vốn điều lệ của các DN sau cổ phần hóa tính tới 2007
Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước.
Việc Nhà nước duy trì tỷ lệ cổ phần đa số gây nhiều khó khăn cho việc điều hành công ty của các DN cổ phần hóa cũng như làm nảy sinh một số vấn đề pháp lý mới. Cụ thể là CPH vẫn chưa tạo ra sự rạch ròi giữa quản lý Nhà
10 Công trình nghiên cứu công phu và có ảnh hưởng sâu rộng của Djankoe và Murrell(2002)
11 Tỷ lệ vốn của những NĐT nước ngoài tại Việt Nam cho tới năm 2004 chưa chiếm tới 0.5%.
nước và quyền sở hữu vì Nhà nước vừa là người ban hành các quy định vừa là cổ đông lớn. Khi sở hữ đa số cổ phần, Nhà nước có quyền phủ quyết các quyết định quản lý và đầu tư quan trọng. Ở tầm vĩ mô, vai trò kép của Nhà nước vừa là người sở hữu các DNNN và các DN CPH vừa là cơ quan hành pháp tối cao tạo ra khả năng và nguồn lực của cơ quan quản lý vốn. Vì vậy, trong một số trường hợp, cho dù trở thành cổ đông lớn trong nhiều DN thì Nhà nước cũng không thể sử quyền điều hành và giám sát một cách đúng đắn.
2.4 Hạn chế về mặt quản trị công ty
Sau CPH, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ để xác định được hướng đi của mình và hoạt động hiệu quả hơn. Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới mạnh mẽ trong quản trị công ty, phương pháp quản lý, tư duy quản lý vẫn còn ảnh hưởng bởi phương thức cũ trong doanh nghiệp Nhà nước nên hiệu quả thấp. Đa số lãnh đạo các công ty cổ phần đều là cán bộ cũ của DNNN chuyển sang, không có thêm những khuôn mặt mới với lối tư duy mới để đem lại phương cách mới cho công ty cổ phần. Việc Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ tại khá nhiều công ty cổ phần là một cái cớ để các cơ quan quản lý Nhà Nước tiếp tục can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần, bộ máy quản lý vẫn như cũ, vẫn “Bình mới nhưng rượu cũ”. Theo số liệu điều tra, sau khi CPH 81,5% giám đốc doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ; 78% chức danh Phó Giám đốc và kế toán trưởng không có sự thay đổi. Rất ít doanh nghiệp sau CPH sử dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành. Tình trạng này sẽ làm giảm sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Hội đồng quản trị không thực hiện hết chức năng của công ty cổ phần theo luật định mà chủ yếu tập trung theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Lãnh đạo công ty không đại diện cho cổ đông có sở hữu vốn lớn mà chủ yếu Nhà nước định hướng tham
gian quản lý. Những điều đó dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp cổ phần hóa mà bị Nhà nước chi phối sẽ có khả năng hoạt động sẽ không hiệu quả.
2.5 Cổ phần hóa mang tính nội bộ khép kín
Một đặc điểm nổi bật khác của cổ phần hóa ở Việt Nam là có tính khép kín và nội bộ cao. Nhà nước và nội bộ doanh nghiệp nắm giữ đa số cổ phần, còn lượng cổ phần được bán ra bên ngoài chỉ khoảng 15%. Trong số 2224 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, 860 doanh nghiệp chưa bao giờ bán cổ phần ra bên ngoài12. Lý do chủ yếu của hiện tượng này là do ở đây có sự bất cân xứng về thông tin (asymmetric information) rất lớn giữa những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về giá trị thực và giá trị tương lai của doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa. Khi thông tin không minh bạch, đồng thời quyền lợi của các nhà đầu tư thiểu số không được bảo vệ một cách thích đáng thì hệ quả là đa số các nhà đầu tư bên ngoài sẽ không chấp nhận rủi ro và không mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Kết quả là trong nhiều trường
hợp, cổ phiếu tập trung vào tay ban giám đốc, họ hàng và người quen của họ, tức là những người có biết về thông tin nội bộ. Ngoài ra, việc khống chế tỷ lệ cổ phần bán cho các nhà đầu tư nước ngoài càng làm cho việc cổ phần trở nên phổ biến hơn. Điều này giải thích tại sao ban giám đốc của nhiều DNNN không muốn tiết lộ thông tin chân thực về doanh nghiệp của mình.
Chính cổ phần hóa nội bộ là nguyên nhân của sự thất bại trong việc thu hút lượng vốn vô cùng lớn từ nguồn tiết kiệm trong nước13. Thêm vào đó, không có sự tham gia hiệu quả của các chủ sở hữu ở bên ngoài (đặc biệt là các cá nhân và tổ chức nước ngoài), chất lượng quản trị doanh nghiệp hậu cổ phần hóa sẽ rất khó được cải thiện14. Đáng chú ý, một cuộc điều tra 261 doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện vào năm 2004 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) cho biết ban giám đốc cũ được duy trì
12 “ Chưa đạt mục tiêu cơ cấu”, Việt Nam investment Review, số 28, 7/3/20005.
13 Tiết kiệm nội bộ ròng ở Việt Nam năm 2002 bằng 28% GDP ( World Development Indicators 2004)
14 Thảo luận của Trần Tiến Cường về quản trị DN sau cổ phần hóa.
trong gần 90% DNNN trong thời gian cổ phần hóa, và trong hơn 80% DNNN sau khi cổ phần hóa15.
2.6 Chính sách đối với người lao động
Thực tế là nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động, không lo được việc làm cho họ. Ngược lại, ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phúc lợn để giải quyết chính sách trợ cấp mất việc do sắp xếp lại thì người lao động lại không muốn nghỉ theo chế độ. Chính vì vậy, tỷ lệ người lao động được giải quyết nghỉ theo chế độ sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần vẫn còn rất thấp so với số lượng cần phải giải quyết.
Bên cạnh đó, trong một số DNNN đã cổ phần hóa, đặc biệt là trong những DN có những lợi thế về vị trí địa lý đã xuất hiện hiện tượng một số kẻ đầu cơ đã tìm cách mua lại những cổ phiếu mà người lao động trong doanh nghiệp được mua với giá ưu đãi. Trong những quy định của chính phủ về chủ trương cổ phần hóa, không có một nghị định nào về việc lập quỹ hỗ trợ cho người lao động vay mua cổ phiếu, mà chỉ có một vài ưu đãi. Cụ thể là: Nghị định số 64/ND- CP, năm 2002, quy định: người lao động được mua tối da 10 cổ phiếu trong mỗi năm làm việc với giá giảm 30% so với mệnh giá (mệnh giá 100.000d/cổ phiếu) và phải nắm giữ trong 3 năm. Mà người công nhân thường có ít vốn tích lũy nên khi có nhu cầu về chi tiêu thì họ lại bán cổ phiếu. Người lao động do chưa ý thức được ý nghĩa của việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, đồng thời cũng không nắm được giá trị thực của cổ phần mà mình nắm giữ nên đã bán cổ phần lại cho những người đầu cơ để ăn chênh lệch. Điều này không những gây thiệt hại cho Nhà nước, cho bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến một trong những mục đích quan trọng của cổ phần hóa là tạo động lực quản lý cho DN khi người lao động thực sự là cổ đông của DN.
15 Nghiên cứu của Nguyễn Gia Hảo (2005)
3. Nguyên nhân
3.1 Nguyên nhân từ phía Chính phủ
Cổ phần hóa diễn ra rất chậm ở từng doanh nghiệp cũng như trên phạm vi cả nước. Cổ phần hóa chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó, một phần trách nhiệm thuộc về Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu quan sát diễn biến của toàn bộ quá trình cổ phần hóa từ năm 1992 cho tới nay thì chúng ta sẽ thấy rằng mỗi khi ý chí đẩy mạnh cổ phần hóa của Chính phủ được tăng cường, thể hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan, thì tiến độ cổ phần hóa có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên sự phức tạp, thậm chí có khi mâu thuẫn và thiếu đồng bộ, của các văn bản hướng dẫn thi hành cùng với sự chỉ đạo nhiều khi lung túng của chính phủ đã tác động tiêu cực tới tiến trình cổ phần hóa.
Trong năm 2008 tiến trình cổ phần hóa với số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa (74/262) giảm hẳn so với năm 2007 (116), bộ tài chính cho rằng nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán có nhiều biến động nên hoạt động sắp xếp và CPH DNNN thời gian vừa qua bị ảnh hưởng.
3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
Nhiều chuyên gia cho rằng Cổ phần hóa ở Việt Nam là một quá trình rắc rối, phức tạp và tốn thời gian, làm hao tổn các nguồn lực tài chính và làm giảm sút sự kiên nhẫn của các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam chưa có một phương pháp đánh giá tài sản doanh nghiệp thống nhất theo đúng chuẩn mực quốc tế. Sự phức tạp này còn gia tăng bởi nhiều yếu tố đi kèm như: việc xử lý nợ khó đòi, thẩm định giá nhà xưởng máy móc thiết bị và quyền sử dụng đất. Ở các doanh nghiệp cổ phần hóa, việc “mặc cả” về giá trị doanh nghiệp kéo dài giữa ban giám đốc và hội đồng định giá là nguyên nhân quan trọng nhất làm chậm tiến độ cổ phần hóa. Việc định giá mất nhiều thời gian là do thiếu cơ sở để đánh giá một cách chính xác giá trị thị trường của doanh
nghiệp, đồng thời cũng do không ai phải chịu trách nhiệm cá nhân cho kết quả và tiến độ hoạt động này. Theo các văn bản pháp lý liên quan, trước khi tiến hành các bước cổ phần hóa, DN phải bắt buộc phải xử lý xong các khoản nợ. Tuy nhiên, việc xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng trong DNNN để tiếp tục tiến hành các bước cổ phần hóa là vấn đề không đơn giản, bởi do đặc thù của môi trường kinh doanh tập trung, hầu hết các khoản nợ đều là nợ lòng vòng và không có tài sản đảm bảo giữa các DN với nhau, hoặc giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Thậm chí, nhiều khoản nợ đã kéo dài qua nhiều thời gian, con nợ giải thế, hoặc ngừng hoạt động. ngoài ra, còn có những khoản nợ do vay theo chỉ định, kế hoạch của Nhà nước cho các chương trình phát triển kinh tế… Đây là nguyên nhân khiến nợ tồn đọng được tích tụ với quy mô lớn và cả con nợ lẫn chủ nợ cũng không có động lực để xử lý triệt để. Do đó, việc định giá tài sản doanh nghiệp thường là khâu kéo dài và không mang tính hiệu quả cao. Và do việc đánh giá tài sản không mang tính quốc tế cao khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư nước ngoài, một yếu tố không thể xem nhẹ khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại Quốc tế. Đó là chưa kể tới những vấn đề có liên quan khác như giải quyết vấn đề người lao động dôi dư phổ biến cũng làm chậm quá trình cổ phần hóa.
3.3 Những vướng mắc về pháp luật và cơ chế chính sách
Các quy định về cổ phần hóa hoặc là chế độ với doanh nghiệp đã Cổ phần hóa vẫn chưa rõ ràng. Các quy định được sửa đổi và bổ sung thường xuyên, các văn bản đã ban hành cũng có nhiều điểm cần xem xét lại. Các nghị định, thông tư trong mỗi giai đoạn lại thay đổi để được hoàn thiện hơn, chính vì vậy cũng tạo ra những mặt không đồng bộ giữa những việc đã được hoàn thành rồi nhưng sau lại phải tuân theo quy định khác. Ở nước ta chưa có pháp luật cụ thể về công ty, cho tới năm 2005 thì luật Doanh nghiệp mới ra đời điều chỉnh hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp trong đó có công ty cổ