Giai Đoạn Thí Điểm Mở Rộng (7/5/ 1996 – 27/6/ 1998)

Tùy tính chất, loại hình DN mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân, viên chức làm việc tại DN để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Phải tới năm 1992, sau khi Đại hội Đảng lần thứ VII nhận định kinh doanh đang nắm các vị trí then chốt, nhưng điểm yếu của kinh tế quốc doanh là hoạt động nhìn chung còn thấp nên Đại hội đề ra nhiệm vụ khẩn trương sắp xếp và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh.

Do vậy, vấn đề cổ phần hóa được chú ý một cách đầy đủ và rõ ràng bằng quyết định 202/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ phần. Sau đó, ngày 4/3/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp chỉ thị số 84/TTg về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN và các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với DNNN.

Quyết định số 202/CP đã chọn 7 DNNN làm thí điểm, đồng thời giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuốc TW chọn từ 1 tới 2 doanh nghiệp để tổ chức thí điểm chuyển thành công ty cổ phần.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 202/CT và chỉ thị số 84/TTg

(1992 – 1996) cả nước chỉ cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp bao gồm: 3 doanh nghiệp Trung Ương và 2 doanh nghiệp địa phương. Đó là:

Công ty Đại lý Liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ GTVT – ngày thực hiện Cổ phần hóa là 1/7/1993.

Công ty Cơ điện lạnh thuộc UBND TP Hồ Chí Minh – ngày 1/10/1994.

Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu thuộc UBND tỉnh Long An.

Công ty giày Hiệp An

Công ty chế biến thức ăn gia súc

Đã có hơn 30 DN đã đăng ký với Bộ tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hóa và 3 DN xin chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng kết quả không đáng khả quan, tuy số lượng các DNNN chuyển thành công ty cổ phần còn ít song giai đoạn thí điểm đem lại một số kết quả đáng lưu ý:

Quá trình thí điểm cổ phần hóa đã huy động được một lượng vốn quan trọng trong nhân dân. Qua bán cổ phiếu, Nhà nước đã thu được 14.165 tỷ đồng tiền mặt nộp vào ngân sách. Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước để đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN.

Tại các DN đã cổ phần hóa, 100% cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phiếu. Khi người lao động có vốn trong công ty, lợi ích của họ gắn với lợi ích công ty vì vậy họ làm việc với trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình; mặt khác họ cũng yêu cầu hội đồng quản trị và giám đốc điều hành chỉ đạo và tổ chức để công ty hoạt động có hiệu quả.

Hiệu quả hoạt động của các công ty này tăng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm, lợi nhuận tăng 70,2%; nộp ngân sách tăng 89%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,10%.

Vốn của các DN này tăng lên đáng kể. Tính bình quân vốn của các DN mỗi năm tăng 45%.

Người lao động trong các doanh nghiệp này tăng 46,8%, thu nhập của người lao động tăng 20%/năm.

Nhà nước vẫn giữ được vai trò lãnh đạo doanh nghiệp nhờ duy trì tỷ lệ cổ phiếu chi phối, giám sát các hoạt động bằng luật pháp và nội dung các điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nhà nước.



Tên DN

Vốn (tỉ VND)

Cấu trúc sở hữu (%).

Nhà

nước

Người

lao động

NDT bên

ngoài.

Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển

6,200

18.0

77.0

5.0

Công ty Cơ điện lạnh.

16,000

30.0

50.0

20.0

Công ty giày Hiệp An

4,793

30.0

35.2

34.8

Công ty chế biến thức ăn

gia súc.

7,912

30.0

50.0

20.0

Công ty chế biến sản phẩm xuất khẩu Long An

3,540

30.2

48.6

21.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 5

Bảng 1: Vốn và cấu trúc sở hữu của 5 DN.

Nguồn: Vietnam investment Review số 28,7.5.2003.

2. Giai đoạn thí điểm mở rộng (7/5/ 1996 – 27/6/ 1998)

Trên cơ sở đánh giá kết quả triển khai thí điểm cổ phần hóa, năm 1996 chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành, Trung Ương và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương lập danh sách DNNN do mình quản lý sẽ được cổ phần hóa cho đến năm 1997. Tinh thần của Nghị Định là chọn những DN mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định này đã xác định rõ mục tiêu, đối tượng thực hiện cổ phần hóa, quy định cụ thể nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi đối với DNNN và người lao động. Trong giai đoạn này đã có nhiều DNNN được cổ phần hóa hơn trong giai đoạn trước nhờ chính phủ đã quan tâm hơn đến công tác cổ phần hóa DNNN.

Tiếp theo đó, Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 26/3/1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc

tiến hành cổ phần hóa các DN được chọn làm thử. Theo đó, đối với DN có vốn từ 10 tỷ động trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định 25/NĐ-CP. Nghị định 25/NĐ-CP nhằm sửa đổi một số điều trong NĐ 28/NĐ-CP và chỉ thị 658/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tướng chính phủ về thúc đẩy triển khai vững chắc công tác cổ phần hóa. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế đối với chính sách này, nên tốc độ cổ phần hóa chững lại trên cả nước.

Mục tiêu huy động vốn chưa được khai thác tốt. NĐ 28/CP chưa quy định việc bán cổ phần cho người nước ngoài và giới hạn đầu tư vốn của các nhà đầu tư trong nước từ 5 – 10% giá trị doanh nghiệp dẫn đến chủ yếu là cổ phần hóa nội bộ, rất ít doanh nghiệp cổ phần hóa rộng rãi ra công chúng.

Việc hướng dẫn, giải thích các tiêu thức để lựa chọn DNNN làm cổ phần hóa trong NĐ 28 còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng (thế nào là quy mô vừa và nhỏ, thế nào là không thuộc diện Nhà nước cần thiết giữ 100 % vốn đầu tư, tiêu chí gì để xác định? Ai xác định? Xí nghiệp tự xác định hay là Nhà nước xác định…) NĐ 28 đưa ra 3 hình thức cổ phần hóa, tuy nhiên chưa có tiêu thức rõ ràng: thế nào là đủ điều kiện để cổ phần hóa một bộ phận, cách thức tách và tổ chức cổ phần hóa theo hình thức này? Việc giải quyết các chế độ ưu đãi cho người lao động ở trong cùng doanh nghiệp nhưng không làm việc ở bộ phận này như thế nào? Sẽ giải quyết ra sao đối với phần còn lại, đặc biệt khi phần còn lại hoạt động kinh doanh không có hiệu quả?...

Về định giá: thiếu một hệ thống văn bản pháp quy quy định và hướng dẫn việc định giá doanh nghiệp và thiếu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ để công tác định giá.

Chưa chú ý đúng mức quyền lợi của người mua: chưa tuân theo quy định luật thị trường (ở đây người bán là Nhà nước định trước, người mua định sau); giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn còn chứa đựng những yếu tố rủi ro cao, hoặc người mua không có nhu cầu (như tài sản không cần dùng,

chờ thanh lý, các khoản công nợ dây dưa chưa được xử lý…). Những phương pháp xác định giá trị lợi thế (quy định tại NĐ 28 và thông tư 50 TC/TCDN) còn nhiều hạn chế:

Khi xác định tỷ suất lợi nhuận của 3 năm liền kề với thời điểm cổ phần hóa là dựa trên vốn Nhà nước cấp hiện hành. Nhưng khi xác định lợi thế lại dựa trên vốn Nhà nước đã đánh giá lại. Sự không đồng nhất này đã làm thiệt hại cho người mua nếu phần vốn Nhà nước đánh giá tăng lên và thiệt hại cho nhà nước nếu phần vốn Nhà nước đánh giá lại giảm đi.

Lợi thế mới chỉ dựa vào kết quả kinh doanh thực tế trong quá khứ, nhưng tương lai của DN còn chịu ảnh hưởng của nhiều biến động khác, đặc biệt là cạnh tranh cao thì giá trị siêu ngạch do lợi thế mang lại sẽ giảm đi. Vì vậy có tính cả 100% giá trị lợi thế vào giá trị doanh nghiệp để bán thì người mua cổ phần sẽ bị thiệt thòi.

Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp quá phức tạp, phải qua tới 3 giai đoạn: hội đồng thẩm định giá của DN, kiểm toán, hội đồng thẩm định của Bộ tài chính và sau đó cơ quan có thẩm quyền mới công bố giá.

Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và cho người lao động khi tiến hành cổ phần hóa chưa hấp dẫn: theo NĐ 28 có 6 ưu đãi cho DN chuyển đổi, song không quy định rõ các giải pháp để thực hiện các ưu đãi nên thực tế thực hiện rất khó khăn, có khi không thực hiện được như theo như chính sách ưu đãi về tín dụng hoặc ưu đãi thuế theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chưa có giải pháp tích cực để hỗ trợ và tạo điều kiện cho DN sau khi chuyển thành công ty cổ phần ổn định và phát triển sản xuất.

Việc ưu đãi cho người lao động như cấp một số cổ phần theo thâm niên và chất lượng công tác bộc lộ những điểm chưa hợp lý:

Cổ phần cấp cho người lao động chỉ có ý nghĩa sử dụng để lĩnh tiền lãi cổ tức do công ty cổ phần trả hàng năm. Cổ phần cấp không thuộc quyền

sở hữu của người lao động, không được chuyển nhượng trên thị trường, bị hạn chế khi thừa kế nên cũng ít hấp dẫn cho người lao động.

Tổng giá trị cổ phiếu cấp cho người lao động giới hạn không quá 6 tháng lương cấp bậc, chức vụ theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước ban hành và tổng số cổ phiếu cấp không quá 100% giá trị doanh nghiệp, trên thực tế giá trị cổ phiếu cấp cho người lao động là rất thấp, chỉ khoảng 4% giá trị doanh nghiệp.

Việc bán chịu cổ phần cho người lao động trên thực tế không phải là ưu đãi cho người nghèo.Việc vừa cấp không cổ phiếu, vừa bán chịu cổ phần cho người lao động làm phức tạp thêm việc quản lý cổ phiếu.

Hệ thống chính sách cho cổ phần hóa còn thiếu và bất cập: các vấn đề liên quan đến xác định phẩm cấp tài sản, mẫu đề án, hệ thống chỉ tiêu kinh tế thuộc diện buộc phải công khai hóa, xử lý lao động dôi dư,…, thiếu các văn bản hướng dẫn hoạt động sau cổ phần hóa.

Kết quả trong giai đoạn này, một lần nữa kết quả thu được không đáp ứng được kỳ vọng. Từ 1996 đến giữa 1998, chỉ có thêm 28 DNNN được cổ phần hóa.2

3. Giai đoạn tăng tốc chương trình cổ phần hóa (6/1998 – 5/2002)

Từ tháng 6 năm 1998, chương trình thí điểm được thay thế bằng một kế hoạch cổ phần hóa kiên quyết hơn với sự ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Đây có thể coi là khuôn khổ pháp lý chặt chẽ đầu tiên về sự cổ phần hóa ở Việt Nam. Các DNNN lúc này không còn quyền lựa chọn có tham gia vào chương trình cổ phần hóa hay không mà Chính Phủ tự động phân loại tất cả DNNN thành ba nhóm theo mức độ quan trọng của nó.


2 Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương ( 2006), cải cách, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của DNNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.

Nhóm thứ nhất bao gồm những DNNN có tầm quan trọng chiến lược và vì vậy Nhà nước cần nắm quyền sở hữu và kiểm soát hoàn toàn. Những DNNN trong nhóm này không là mục tiêu của cổ phần hóa. Nhóm thứ hai bao gồm những DNNN thuộc lĩnh vực công nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần kiểm soát (hay là cổ phần đặc biệt) nếu nó được cổ phần hóa. Nhóm thứ ba bao gồm tất cả các DNNN còn lại và là đối tượng của cổ phần hóa.

Nhìn chung, đến thời điểm này, chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước đã được các ngành, các bộ, địa phương nhận thức đầy đủ hơn. Bản thân người lao động cũng có phần yên tâm hơn, vì thế công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt được nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu cổ phần hóa 450 doanh nghiệp cho các bộ, Tổng công ty 91 và các địa phương, nhưng chỉ thực hiện được 220 doanh nghiệp, đạt 49% kế hoạch nhưng lại gấp 8 lần so với những năm trước cộng lại, đây là một con số ấn tượng ngay từ đầu giai đoạn tăng tốc chương trình cổ phần hóa. Năm 2000, chỉ tiêu cổ phần hóa DNNN là 692 doanh nghiệp, trong đó 337 doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định 44/1998/NĐ- CP và các DN còn lại giao, bán, khoán, cho thuê theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP, nhưng chỉ thực hiện được 250 doanh nghiệp cổ phần hóa3 đạt gần 37,6% kế hoạch đề ra. Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 44 thì tiến trình cổ phần hóa các DNNN thực sự có bước chuyển mạnh mẽ cả về

số lượng và chất lượng. Các DN cổ phần hóa trong giai đoạn này chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là thương mại, công nghiệp và xây dựng và được phân bố ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Tiến độ cổ phần hóa trong giai đoạn này rất ấn tượng, từ tháng 6/1998 đến tháng 5/2002, cả nước cổ phần hóa được khoảng 845 DNNN. Như vậy, cho đến tháng 5/2002, chính phủ Việt Nam đã cổ phần hóa được


3 Vietnam Investment Review.

khoảng 15% tổng số DNNN. Tuy nhiên, vốn của các DN này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số vốn của khu vực DNNN.

4. Giai đoạn cổ phần hóa trên diện rộng (7/2002 – 2005)

Chính phủ dự kiến đến cuối năm 2005, tức là trước khi Việt Nam gia nhập trọn vẹn vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, số DNNN sẽ chỉ còn khoảng 2.000. Nhận thấy tốc độ cổ phần hóa đang chững lại năm 2002, chính phủ quyết định đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa bằng cách ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP để hoàn thiện khung pháp lý cho cổ phần hóa. Có nhiều điểm đáng chú ý trong nghị định mới này. Thứ nhất, chính phủ cho phép các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các công ty có nhiều thẩm quyền hơn trong quyết định cổ phần hóa. Thứ hai, các quỹ phúc lợi được thành lập để trợ cấp hoặc đào tạo lại lao động bị sa thải. Thứ ba, những DNNN không có tầm quan trọng chiến lược và có vốn dưới 5 tỷ có khả năng đóng cửa nếu không chịu cổ phần hóa. Thứ tư, giới hạn trần của tỷ lệ cổ phần dành cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài được điều chỉnh tăng từ 20% lên 30% cho các DN thuộc nhóm 2 và 3. Thứ năm, các phương thức định giá và bán DNNN được phép linh hoạt hơn.

Trong giai đoạn 2001 – 2005, cải cách DNNN được đẩy mạnh, 3.349 đã được tái cơ cấu trong số 5.544 doanh nghiệp4. Nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông lớn trong các DN CPH. Cải cách DNNN đã góp phần củng cố khu vực tư nhân và làm giảm nợ công. Theo Bộ Tài chính, có gần 20% vốn nhà nước đã được CPH, trung bình trong các công ty CPH, nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữ gần 30% và số còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Nhà nước nắm giữ hơn 50% cổ phần trong 33% các công ty đã CPH5.


4 Theo báo cáo của chính phủ về cổ phần hóa, trên http://www.chinhphu.vn/

5 Theo tài liệu của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển Doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022