Tương Quan Về Thực Hiện Công Tác Cán Bộ Với Hình Thức Cơ Động Xã Hội Trong Đội Ngũ Cán Bộ Nhà Nước


Bảng 4.3: Tương quan về thực hiện công tác cán bộ với hình thức cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước


Thực hiện công tác cán bộ

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động

ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên 2

cấp trở lên

Bố trí cán bộ

0,187

0,312*

0,020

0,350*

0,320*

Quy hoạch CB

0,203

0,321*

0,031

0,541**

0,311*

Đào tạo, bồi dưỡng CB

0,162

0,123

0,001

0,412*

0,313*

Nhận xét, đánh giá cán bộ hằng

năm/theo nhiệm kỳ

0,137

0,131

0,210

0,213

0,123

Luân chuyển CB

0,158

0,442*

0,101

0,520**

0,501**

Khen thưởng CB

0,121

0,134

0,016

0,210

0,201

Kỷ luật CB

0,123

0,201

0,028

0,213

0,156

Thực hiện chế độ, chính sách CB

0,308*

0,334*

0,013

0,601**

0,532**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Theo bảng tương quan trên đã thấy rằng, các cơ quan tổ chức đã thực hiện khá tốt các khâu trong công tác cán bộ. Do đó, đã là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là sự cơ động lên - sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Nhà nước. Theo bảng 4.3 có thể thấy rằng, có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự thực hiện các công việc trong công tác cán bộ với sự cơ động lên 1 cấp và 2 cấp như: Thực hiện tốt chế độ, chính sách cán bộ với r = 0,601; việc quy hoạch cán bộ với r = 0,541 và luân chuyển cán bộ với r = 0,520. Đồng thời, việc bố trí nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm/theo nhiệm kỳ cũng có sự tác động đến sự cơ động lên của cán bộ Nhà nước với r = 0,350 và r = 0,412. Trong khi, sự cơ động ngang của cán bộ Nhà nước cũng chịu sự tác động của yếu tố thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ như: Bố trí cán bộ với r = 0,312; quy hoạch cán bộ với r = 0,321; luân chuyển cán bộ với r = 0,442 và thực hiện chế độ, chính sách cán bộ với r = 0,334. Tróng đó, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự cơ động lên 1 cấp và 2 cấp (r = 0,601 và r = 0,532). Nhưng việc nhận xét, đánh giá cán bộ, khen thưởng và kỷ luật hầu như không ảnh hưởng đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước. Nghĩa là khi thực hiện tốt công tác cán bộ sẽ tác động tích cực đến sự cơ động xã hội, đặc biệt là việc bố trí cán bộ, quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, luân


chuyển và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ Nhà nước sẽ thúc đẩy được sự năng động trong sự thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Nhà nước.

“Theo tôi, những năm qua, cơ quan chúng tôi đã thực hiện khá tốt công tác cán bộ đặc biệt là việc bố trí, quy hoạch, luân chuyển và chế độ, chính sách đối với cán bộ. Điều đó đã thu hút được sự quan tâm của cán bộ, làm cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. Do vậy, cán bộ cũng có thành tích cao trong công việc và có sự thăng tiến nhiều hơn”. (Nữ, 40 tuổi, cán bộ ở Tỉnh Sa Văn Na Khệt).

Ý kiến khác cho biết: “Trong thực tế, nếu các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ công tác cán bộ đều làm tốt công việc của mình sẽ tác động tích cực đến tâm lý cũng như hiệu quả trong công việc của cán bộ. Bắt đầu từ việc bố trí cán bộ đúng việc đúng người và đúng theo quy hoạch sẽ giúp cho cán bộ phát huy được năng lực của mình; đồng thời nếu chúng ta thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng sẽ thu hút được nhân tài, cán bộ sẽ yên tâm làm việc và không phải lo lắng tìm kiếm nuôi sống, sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ”. (Nữ, 45 tuổi, Vụ trưởng Vụ Quản lý cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương).

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng, hiện nay điều kiện kinh tế - xã hội cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào có ảnh hưởng khá lớn đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước một cách tích cực và thúc đẩy sự năng động, phát triển của đội ngũ cán bộ Nhà nước trong bộ máy Đảng và Nhà nước Lào hiện nay.

4.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ CÁ NHÂN

4.2.1. Nguồn gốc xuất thân

Trong xã hội có phân chia giai cấp và đẳng cấp thì nguồn gốc xuất thân như nguồn gốc gia đình có vai trò quan trọng đối với tính cơ động xã hội. Theo lý thuyết cơ động xã hội thì không thể phủ nhận vai trò của nguồn gốc xuất thân đối với tính cơ động xã hội. Những người cán bộ có nguồn gốc xuất thân thuộc giai tầng xã hội cao hay dòng dòi gia đình thuộc tầng lớp trên thì người cán bộ đó chắc chắn sẽ có điều kiện để nắm giữ, giành được và thay đổi địa vị theo hướng thăng tiến. Điều này đã giải thích bằng một thực tế là cha mẹ ở địa vị xã hội càng cao thì càng có điều kiện để giáo dục và phát triển con cái của họ. Và ngược lại, những cha mẹ thuộc tầng lớp bên dưới thường ít có điều kiện để giúp con cái họ học tập và tìm kiếm việc làm được trả công cao. Hay nói một cách khác, những cán bộ có cha mẹ làm nghề nghiệp nào thì con cái thường đi theo con đường bố mẹ truyền cho. Đồng thời, những cha mẹ có chức vụ


hành chính cao, cha mẹ có hoàn cảnh kinh tế gia đình tốt thì con cái sẽ có khả năng cơ động lên và thăng tiến địa vị nghề nghiệp nhiều hơn.

Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của nguồn gốc xuất thân, dân tộc nghề nghiệp của bố mẹ đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%)

Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Tổng SL

Rất nhiều

Nhiều

Trung bình

Ít

Không ảnh hưởng

1. Nguồn gốc xuất thân

10,2

20,8

19

16,9

33,1

510

2. Dân tộc

8,2

23,9

24,5

11

32,4

510

3. Nghề nghiệp của bố, mẹ

2,4

21,2

22,9

20

33,5

510

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết quả khảo sát (Bảng 4.4), có hơn 60% cán bộ được hỏi cho rằng nguồn gốc xuất thân, dân tộc và nghề nghiệp của bố mẹ đều có ảnh hưởng nhất định đến sự cơ động xã hội của họ. Thậm chí có ảnh hưởng từ mức độ nhiều đến rất nhiều (Nguồn gốc xuất thân 40%, dân tộc 32,1% và nghề nghiệp của bố mẹ chiếm 23,6%). Chỉ có hơn 30% cho rằng không có ảnh hưởng đến sự cơ động xã hội của họ. Phân tích sâu hơn cho biết, nhìn chung bố mẹ của cán bộ Nhà nước có các nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đều có sự cơ động lên nhiều hơn tính cơ động khác chiếm từ 40% trở lên. Nhưng phần lớn cán bộ Nhà nước có sự cơ động lên và có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp thì nghề nghiệp của bố cũng là cán bộ Nhà nước và một số người cũng đã về hưu (Bố chiếm tỷ lệ 45,7% và mẹ 25,9%). Kế tiếp đó, bố mẹ là nông dân (Bố 35,6% và mẹ 37,3%). Nhưng số liệu này chưa khẳng định được là nguồn gốc xuất thân có ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước. Như vậy, phải xem xét cụ thể hơn nữa, và kết quả đã chỉ ra:

Bảng 4.5: Tương quan về nghề nghiệp của bố mẹ với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước Lào


Nghề nghiệp của bố mẹ

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên 2

cấp trơ lên

Công tác trong cơ quan Đảng, Nhà nước

Có chức vụ

0,012

0,312*

0,021

0,851**

0,530**

Không có chức

vụ

0,256

0,137

0,351*

0,303*

0,053

Ngoài cơ quan Nhà nước

0,301*

0,102

0,330*

0,191

0,032

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01


Theo kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 4.5), nghề nghiệp của bố, mẹ có ảnh hưởng khá lớn đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Trong đó, những cán bộ có bố mẹ công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước có sự ảnh hưởng mạnh đến sự cơ động lên của cán bộ Nhà nước hơn những cán bộ có bố mẹ công tác ngoài cơ quan Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là những cán bộ có bố mẹ có chức vụ hành chính có sự tương quan khá mạnh đến sự cơ động lên 1 cấp của cán bộ Nhà nước với r = 0,851 và 2 cấp với r = 0,530. Đồng thời, cũng có ảnh hưởng mức độ tương đối đến sự cơ động ngang - sự thay đổi lĩnh vực công tác với r = 0,312. Ngược lại, những người có bố mẹ làm việc ở ngoài các cơ quan Đảng, Nhà nước thì ít có sự cơ động lên hơn, phần lớn là không có sự thay đổi đặc biệt là đối với cơ động lên 2 cấp với r = 0,031 và cơ động lên 1 cấp với r = 0,191. Nghĩa là những cán bộ có bố mẹ công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước đặc biệt là bố mẹ có chức vụ hành chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cơ động lên - sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, tăng chức vụ nhiều hơn.

“Nhìn chung, phần lớn cán bộ Nhà nước hiện nay có bố hoặc mẹ công tác trong cơ quan Đảng, Nhà nước. Phần lớn tâm lý của bố mẹ là muốn con đi theo bố mẹ, bố mẹ làm công việc gì cũng muốn con đi theo con đường đó. Trong khi, bố mẹ cũng có thể tạo điều kiện cho con được trưởng thành, con cũng có bố mẹ làm gương mẫu. Đồng thời, họ cũng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và có sự ưu tiên về việc được đi đào tạo - bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhiều hơn. Do vậy, đã giúp cho họ có sự thăng tiến nhiều hơn người khác”. (Nam, 34 tuổi, cán bộ ở Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào).

Bảng 4.6: Tương quan về nơi sinh với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước



Nơi sinh

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên

2 cấp trở lên

Thành thị

0,128

0,256

0,031

0,534**

0,398*

Nông thôn

0,389*

0,221

0,217

0,268

0,267

Miền núi

0,595**

0,131

0,316*

0,098

0,053

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01


Theo kết quả trong bảng 4.6 có thể thấy, những cán bộ sinh tại thành thị sự cơ động lên nhiều hơn nhóm cán bộ sinh ở nông thôn và miền núi. Thể hiện rò nhóm cán bộ sinh ở thành thị có sự cơ động lên 1 cấp nhiều hơn với r = 0,534. Đồng thời, cũng có tương quan với sự cơ động lên 2 cấp với r = 0,390. Trong khi cán bộ có sự cơ động xã hội theo chiều ngang có tỷ lệ tương đương với nhau giữa cán bộ sinh ở thành thị, nông thôn và miền núi. Nhưng trong nhóm cán bộ có sự cơ động xuống xảy ra ở miền núi nhiều hơn cán bộ sinh ở thành thị và nông thôn với r = 0,316. Có tương quan khá mạnh giữa cán bộ sinh ở miền núi với việc không có sự cơ động lên, xuống hoặc ngang với r = 0,595. Điều đó, đã cho chúng ta thấy rằng, nơi sinh đã có ảnh hưởng khá lớn đến sự cơ động dọc của cán bộ Nhà nước đặc biệt là nhóm cán bộ sinh ở thành thị có sự cơ động lên nhiều hơn nhóm khác. Và ngược lại nhóm cán bộ sinh ở miền núi thì hầu như không có sự thay đổi, không có sự cơ động lên, nhưng cơ động xuống nhiều hơn.

“Theo tôi, những người sinh ở thành thị có cơ hội và điều kiện thuận lợi nhiều hơn những người sinh ở nông thôn và miền núi như tôi. Họ sẽ điều kiện được đi học nâng cao trình độ nhiều hơn. Đồng thời, họ cũng có khả năng tiếp thu nhanh hơn, hoàn cảnh kinh tế cũng tốt hơn. Do vậy, họ sẽ có cơ hội thăng tiến nhiều hơn”. (Nam, 45 tuổi, cán bộ ở Tỉnh Luang Pha Băng).

Bảng 4.7: Tương quan về hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước


Hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động lên

1 cấp

Cơ động lên 2

cấp trơ lên

Khá giả trở lên

0,228

0,354*

0,453

0,741**

0,511**

Trung bình

0,301*

0,121

0,198

0,367*

0,216

Khó khăn/rất khó khăn

0,598**

0,090

0,313*

0,017

0,011

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái cũng như sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước.


Trong lý thuyết đã đề cập “Những cha mẹ thuộc tầng lớp trên trung lưu và thượng lưu đều có điều kiện để duy trì địa vị của cha mẹ và có địa vị tương ứng trong xã hội. Trong khi đó, hầu hết các con em của các bậc cha mẹ nghèo khổ đều khó có cơ hội để thăng tiến, do vậy đều ở lại ví trí xã hội mà cha mẹ để lại cho họ”. Đúng như lý thuyết này, những cán bộ Nhà nước có bố mẹ có hoàn cảnh kinh tế khá giả trở lên đa số đều có sự cơ động lên nhiều hơn nhóm khác. Với nội dung này, khi xem xét sự tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ với sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước có thể thấy rằng, có tương quan khá mạnh của bố mẹ có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả trở lên đến sự cơ động lên 1 cấp của cán bộ Nhà nước với r = 0,741 và 2 cấp với r = 0,511. Đồng thời, nhóm này cũng có sự cơ động ngang nhiều hơn nhóm khác với r = 0,354. Trong khi, bố mẹ có hoàn cảnh kinh tế gia đình trung bình, khó khăn và rất khó khăn thì ít khi cơ động hơn, thậm chí những cán bộ có bố mẹ có hoàn cảnh rất khó khăn thì có sự cơ động xuống nhiều hơn. Thể hiện rò ở nhóm cán bộ có hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ khóa khăn/rất khó khăn không có sự thay đổi cả về cơ động ngang và cơ động dọc với r = 0,598.

“Tôi là một người có bố mẹ có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn. Từ trước đến nay, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như gia đình. Đặc biệt là cơ hội được đi học cũng ít hơn người khác, vì phải chăm lo gia đình, bố mẹ cũng không có tiền để cho con đi học, chưa nói đến việc đi học thêm hoặc đi nâng cao chuyên môn. Do đó, tôi phải tìm việc làm thêm để kiếm tiền nuôi dưỡng gia đình. Vì điều đó, làm cho tôi chưa tập trung vào công việc và ít thành tích hơn đồng thời cũng ít thăng tiến hơn người khác”.(Nam, 41 tuổi, cán bộ ở Tỉnh Khăm Muan).

Ý kiến khác cho biết: “Điều kiện kinh tế gia đình của bố mẹ rất quan trọng đối với con cái. Nếu bố mẹ có hoàn cảnh gia đình khá thì sẽ tạo điều kiện cho con cái được phát triển nhiều hơn. Con cái cũng không phải lo việc kinh tế gia đình chỉ tập trung vào công việc của mình và sẽ giúp cho có sự thăng tiến trong công việc nhiều hơn nhóm cán bộ có hoàn cảnh kinh tế gia đình bố mẹ khó khăn”. (Nữ, 37 tuổi, cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương).


Bảng 4.8: Tương quan về giai cấp với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước



Giai cấp

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động lên

1 cấp

Cơ động lên 2

cấp trơ lên

Công nhân

0,210

0,430*

0,221

0,432*

0,256

Nông dân

0,537**

0,284

0,382*

0,256

0,213

Tri thức

0,021

0,525**

0,045

0,672**

0,361*

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01; ***P=0,000

Khẳng định thêm yếu tố ảnh hưởng từ nguồn gốc xuất thân đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước đó là giai cấp. Trong bảng 4.8 cho thấy, tác giả đã phân chia giai cấp thành 3 nhóm: giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức. Số liệu trong bảng tương quan đã thể hiện đến mức độ tương quan giữa giai cấp với sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước. Trong đó, có thể thấy rằng, có sự tương quan giữa yếu tố giai cấp với sự cơ động xã hội, đặc biệt là có tương quan khá mạnh giữa nhóm tri thức với sự cơ động ngang với r = 0,430 và sự cơ động lên 1 cấp với r = 0,432. Đồng thời, nhóm công nhân cũng có tương quan khá rò với cơ động ngang và cơ động lên 1 cấp. Nhưng riêng tầng lớp nông dân thì ít cơ động lên, không có sự cơ động xuống với r = 0,382.

Như vậy, theo kết quả phân tích trên có thể thấy rằng, nguồn gốc xuất thân đã có ảnh hưởng khá lớn đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào như: nơi sinh, nghề nghiệp của bố mẹ, hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ, dân tộc, giai cấp…

4.2.2. Trình độ học vấn và chuyên môn được đào tạo

Theo quy luật, trình độ học vấn càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến của các cá nhân hay nhóm người. Ngược lại, trình độ học vấn càng thấp thì sự cơ động xã hội của người đó càng bị hạn chế và càng khó khăn. Trong các nước phát triển, trình độ học vấn được coi là tấm hộ chiếu vào đời giúp các cá nhân tìm kiếm việc làm và chiếm giữ được những địa vị xã hội cao sang trong xã hội. Ở Lào hiện nay, cũng là một xu hướng đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ Nhà nước. Một người muốn có chỗ làm tốt và công việc ổn định thì ít nhất người đó cũng phải có một bằng tốt nghiệp cử nhân. Ngoài ra, phải biết sử dụng máy vi tính và tiếng nước ngoài. Đồng thời, để có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp cũng phải dựa vào nhiều


yếu tố như: Trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo, trình độ lý luận chính trị và kiến thức về chuyên môn phù hợp…

Biểu đồ 4.3: Mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về chuyên môn đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Dựa theo kết quả khảo sát trong Biểu đồ 4.3 cho thấy, có hơn 70% cán bộ cho rằng trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo, bằng cấp lý luận chính trị và kiến thức về chuyên môn có ảnh hưởng rất nhiều đối với sự cơ động xã hội nói chung, sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước nói riêng. Trong khi có một ít người không đến 10% cho rằng những yếu tố này có chút ảnh hưởng thậm chí không có sự ảnh hưởng nào đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước.

Bảng 4.9: Tương quan giữa trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước


Trình độ học vấn/chuyên môn

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động lên

1 cấp

Cơ động lên 2

cấp trơ lên

Sơ cấp

0,524**

0,189

0,351*

0,038

0,023

Trung cấp

0,361*

0,198

0,346*

0,120

0,112

Cao đẳng

0,331*

0,327*

0,169

0,360*

0,167

Cử nhân

0,145

0,378*

0,156

0,411*

0,289

Thạc sĩ

0,210

0,432*

0,020

0,512**

0,348*

Tiến sĩ

0,130

0,372*

0,002

0,656**

0,456*

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí