Lĩnh Vực Công Tác Được Dịch Chuyển Đến (N=269)


Do vấn đề trên, cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho những cán bộ trong nhóm cán bộ có sự thay đổi chức vụ hành chính đi nâng cao trình độ chuyên môn, đi bồi dưỡng trong và ngoài nước chiếm tỷ lệ 66,9%. Trong đó, phần lớn là đi bồi dưỡng có liên quan đến chuyên môn, lĩnh vực công tác chiếm 30,3%; Đào tạo-bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính chiếm 24,3%; Bồi dưỡng về ngoại ngữ chiếm 12,6%; Bồi dưỡng không liên đến chuyên môn chiếm 12,3% và ngoài ra còn được đi bồi dưỡng tin học/IT 4,4% (Xem biểu đồ 3.9).

Như vậy, dựa theo kết quả nghiên cứu trên có thể nói, sự thay đổi chức vụ hành chính cũng như sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào có liên quan đến trình độ chuyên môn và chuyên môn được đào tạo của học. Nhưng trình độ sử dụng ngoại ngữ, tin học và nơi tốt nghiệp thì không có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay.

“Chúng tôi dựa trên Nghị quyết, nghị định chung của cấp trên để ban hành ra Quyết định riêng của Học viện chúng tôi. Trong đó đã ghi rò các điều kiện và tiêu chuẩn của từng chức vụ hành chính. Ví dụ như chức Vụ trưởng, tránh văn phòng phải là cán bộ có trình độ chuyên môn đúng và từ thạc sỹ trở lên, nhưng nếu là phía các Trưởng khoa thì ghi rò là phải có trình độ chuyên môn Tiến sỹ.Còn trình độ lý luận chính trị là phải có chứng chỉ cao cấp lý luận. Đồng thời về phí trình độ ngoại ngữ cũng có nêu nhưng không bắt buộc chỉ cần mức độ cấp cơ sở trở lên”.(Nam, 54 tuổi, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào).

Ý kiến khác cho biết: “Chúng tôi không có quy định riêng của cơ quan, chỉ dựa và nghị quyết chung. Nhưng khi xem xét bổ nhiệm cũng như tăng chức cho cán bộ thì chúng tôi cũng có dựa vào nhiều yếu tố như về tư tưởng chính trị, phong cách, cách làm việc, hiệu quả của công việc, trình độ lý luận chính trị v.v… đồng thời cũng có xem xét về trình độ học vấn, chuyên môn được đào tạo nhưng về trình độ ngoại ngữ hay trình độ tin học thì chúng tôi cũng không bắt buộc. Nhưng trong thực tế, ở địa phương như chúng tôi cũng khó đòi hỏi cao về các vấn đề này đặc biệt là trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Rất ít người có trình độ chuyên môn cao và giỏi tiếng nước ngoài. Do đó, chúng tôi cũng chỉ xem xét về mặt khác hơn đặc biệt là tư tưởng chính trị, kinh nghiệm và hiệu quả của công việc. Nhưng những người đó phải có trong quy hoạch của chúng tôi cũng như trong cơ quan phụ thuộc của họ”.(Nam, 64 tuổi, Ủy viên Đảng, Trưởng Ban tổ chức tỉnh Sa Văn Na Khết).

Ngoài những phân tích trên, còn có một số vấn đề phát hiện trong nghiên cứu


là không có sự khác biệt đáng kể giữa các dân tộc, tôn giáo đối với sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay.

3.4.2. Cơ động xã hội theo chiều ngang

Cơ động xã hội theo chiều ngang là sự chuyển dịch vị trí của một cá nhân cán bộ hay một nhóm xã hội (nhóm cán bộ) sang một vị trí khác nằm trên cùng một thang bậc trong cơ cấu xã hội (cơ cấu nghề nghiệp). Ở đây mới chỉ có sự thay đổi về mặt vai trò chưa có sự thay đổi về mặt vị thế xã hội - nghề nghiệp. Tính cơ động này thể hiện ở hai hình thức:

(1) Cá nhân cán bộ có thể chuyển dịch lĩnh vực công tác của mình trong tổ chức, cơ quan mà mình đang công tác và cũng có thể chuyển dịch sang lĩnh vực công tác khác nhưng sự chuyển dịch đó không làm thay đổi vị thế xã hội (chức vụ hành chính) của cá nhân cán bộ đó.

(2). Cán bộ Nhà nước có thể dịch chuyển từ một lĩnh vực chuyên môn này sang lĩnh vực chuyên môn khác. Lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ chuyển tới có thể gần hoặc cũng có thể khác với lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ thực hiện.

3.4.2.1. Sự dịch chuyển lĩnh vực công tác

Trong 510 cán bộ Nhà nước được hỏi cho biết, có hơn một nửa số đó có sự cơ động ngang, nghĩa là có sự dịch chuyển lĩnh vực hoạt động công tác của mình trong 7 năm qua (52,7%). Trong khi, trong số đó, có tới 38,8% cán bộ vừa có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, thay đổi chức vụ hành chính vừa có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác - tức là nhóm cán bộ này vừa có sự cơ động dọc và cơ động ngang trong thời gian 7 năm qua. Chỉ có 13,9% cán bộ chỉ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác, cơ động ngang, có sự thay đổi vị trí công tác nhưng không có sự thay đổi về địa vị xã hội, chức vụ hành chính không có sự thay đổi.

Bảng 3.10: Lĩnh vực công tác được dịch chuyển đến (N=269)


Nơi dịch chuyển đến

Số lượng

Tỷ lệ

Cơ quan Đảng

159

36,8

Cơ quan Nhà nước

99

59,1

Lực lượng vũ trang

10

3,7

Doanh nghiệp Nhà nước

1

0,4

Tổng

269

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019


Trong số cán bộ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác thì có tới 59,1% cán bộ có sự dịch chuyển sang cơ quan Nhà nước. Trong đó, có sự dịch chuyển từ cơ quan Đảng, các tổ chức quần chúng, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời cũng có sự dịch chuyển trong cùng cơ quan Nhà nước. Trong khi cũng có khá lớn tỷ lệ cán bộ có sự dịch chuyển từ các bộ phận khác sang cơ quan Đảng công tác chiếm 36,8%. Chỉ có một số ít cán bộ có sự dịch chuyển sang lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước công tác (Lực lượng vũ trang chiếm 3,7% và doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,4%). Theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn cán bộ dịch chuyển lĩnh vực công tác chuyển sang cơ quan khác là những cán bộ có chức vụ từ chức vụ loại 4 ở cấp tỉnh và loại 3 cấp Bộ trở lên. Nghĩa là từ chức vụ phó vụ trưởng ở cấp Bộ và cơ quan ngang bộ ở trung ương và phó trưởng ban, phó giám đốc sở ở cấp Tỉnh trở lên; trong đó sự dịch chuyển này thường xuyên xảy ra ở các cơ quan cấp tỉnh đặc biệt là chức vụ trưởng ban, giám đốc sở.

Ngoài ra, sự dịch chuyển lĩnh vực công tác cũng thể hiện ở sự dịch chuyển trong cùng cơ quan như: chuyển từ một vụ này sang vụ khác, phòng này sang phòng khác cùng một cơ quan. Trong số người có sự cơ động ngang, dịch chuyển lĩnh vực công tác, có hơn 40% có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác trong cùng một cơ quan. Trong đó, cán bộ có sự dịch chuyển này là ở chức vụ loại 4 cấp Bộ và loại 5 cấp tỉnh trở xuống. Nghĩa là từ chức vụ trưởng phòng thuộc Vụ của Bộ và cơ quan ngang bộ, và chức vụ trưởng phòng thuộc Ban, Sở của Tỉnh. Nghĩa là có sự dịch chuyển từ trưởng phòng này sang trường phòng khác cùng ban, cùng sở, cùng Bộ. Đồng thời, có tới 20% cán bộ là chuyên viên có sự cơ động ngang, dịch chuyển từ lĩnh vực công tác cũ sang lĩnh vực công tác mới trong cùng một cơ quan.

“Việc luân chuyển cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Đối với Bộ của chúng tôi đã dựa trên Nghị định của cấp trên, của Bộ Nội vụ ban ra, những chức vụ dưới chức vụ loại 2 - Phó vụ trưởng và chức vụ tương đương là không được dịch chuyển sang nơi công tác khác. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt như sự cần thiết của bộ phận đó, yêu cầu khó khăn cũng gia đình của cán bộ đó v.v cũng phải cho phép họ chuyển đi. Trong khi, sự luân chuyển cán bộ ở trong Bộ của chúng tôi là một việc cần thiết khi bộ phận đó thiếu người. Nhưng sự luân chuyển cán bộ trong thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện dựa trên quy hoạch của Bộ, yêu cầu


thực tế của từng bộ phận, năng lực, khả năng và chuyên môn của người cán bộ sẽ luân chuyển. Làm được như vậy mới đảm bảo được chất lượng của công việc”.(Nữ, 42 tuổi, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và môi trường).

Ý kiến khác: “Tình tỉnh của chúng tôi hiện nay gặp nhiều khó khăn về việc thực hiện công tác cán bộ. Đặc biệt là việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ ở cấp huyện, cấp sở, ban của tỉnh. Vì chúng tôi đang thiếu cán bộ đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm các chức vụ đặc biệt là chức vụ chủ tịch huyện, trưởng ban, giám đốc sở, phó giám đốc sở. Có một số huyện, chủ tịch huyện hiện nay đã đến tuổi về hưu mà chúng tôi phải tìm người có đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để chuyển sang huyện đó, đặc biệt là các phó chủ tịch huyện cũng phải sắp xếp dịch chuyển, có khi cũng phải phân sang các huyện để làm cán bộ kế tiếp. Đồng thời, có khi huyện đó, sở đó đã đủ người đảm nhiệm các chức vụ rồi, chúng tôi cũng có sự luân chuyển cán bộ tài giỏi, đủ điều kiện sang huyện khác, sở khác để bổ nhiệm cho phù hợp và hiệu quả nhất”.(Nam, 57 tuổi, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh Khăm Muan).


Biểu đồ 3.10: Mức độ dịch chuyển lĩnh vực công tác (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Trong số cán bộ Nhà nước có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác trên, có tới 60,6% cán bộ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác một lần, kế tiếp là có sự thay đổi 2 lần chiếm tỷ lệ 23,8%, còn lại là 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ 15,6%. Khi nghiên cứu sâu hơn có thể thấy rằng, phần lớn cán bộ 3-5 năm mới có sự dịch chuyển một lần chiếm 55,4%, kế tiếp là dưới 3 năm dịch chuyển lĩnh vực công tác một lần chiếm 31,2%, có tới 13,4% cán bộ 5 năm mới có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác một lần.


Bảng 3.11: Mối liên hệ giữa độ tuổi và thâm niên công tác với sự dịch chuyển lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước Lào (n= 269).

Tiêu thức

Thuộc tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Độ tuổi

Dưới 31

0

0

Từ 31-40 tuổi

51

19

Từ 41-50 tuổi

109

40,5

Từ 51-60 tuổi

104

38,6

Hơn 60 tuổi

5

1,9

Tổng

269

100


Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

0

0

Từ 5-10 năm

3

1,1

Từ 11-20 năm

37

13,8

Từ 21-30 năm

108

40,1

Từ 30 trở lên

121

45

Tổng

269

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Khi so sánh giữa hai nhóm nam và nữ có thể thấy rằng, cán bộ nam có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác nhiều hơn cán bộ nữ rất nhiều (nam chiếm 82,5% và nữ 17,5%). Phân tích sâu hơn có thể thấy rằng, giữa hai nhóm cán bộ nam và nữ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác thì hai nhóm đều có sự dịch chuyển sang cơ quan Đảng là tương đương (nam 36,9% và nữ 36,2%). Trong khi nhóm cán bộ nam có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác sang bộ phận lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước nhiều hơn cán bộ nữ thì cán bộ nữ lại có sự dịch chuyển sang cơ quan Nhà nước nhiều hơn cán bộ nam (nam 56,1% và nữ 63,8%). Ngoài ra, những cán bộ có độ tuổi từ 41-50 tuổi có sự dịch chuyển nghề nghiệp nhiều nhất chiếm 40,5%. Kế tiếp là nhóm cán bộ có độ tuổi từ 51-60 tuổi chiếm 38,7%; có tới 19% là cán bộ 31-40 tuổi. Chỉ có 1,9% là cán bộ 60 tuổi trở lên. Đồng thời, những cán bộ mới vào nghề có độ tuổi từ 31 trở xuống thì hầu như không được dịch chuyển lĩnh vực công tác của mình. Để lý giải vấn đề này, trong Nghị định của chính phủ đã ghi rò cán bộ mới vào nghề phải làm việc hơn 5 năm mới có quyền chuyển nơi công tác và được xét bổ nhiệm chức vụ hành chính. Trong bảng 3.11 cho thấy, hơn 80% cán bộ có thâm niên công tác từ 20 năm trở lên có sự dịch chuyển rất cao. Và có sự giảm dần khi thâm niên công tác thấp xuống.


Thậm chí, không có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác khi chưa có thâm niên công tác đến 5 năm. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu trên, có thể nói rằng, thâm niên công tác càng cao, sự dịch chuyển lĩnh vực càng nhiều.

“Việc chuyển nơi công tác cũng là một mong muốn của nhiều người để có cơ hội tốt hơn cho họ nhưng đối với tôi thì không thể chuyển đi được ví dụ như hiện nay tôi đang làm ở huyện này mà cho tôi chuyển sang huyện khác làm cũng hơn khó đối với phụ nữ như tôi. Tôi phải chăm sóc gia đình, đưa đón con cái nếu chuyển đi huyện khác thì hơi xa nhà không tiện đi lại nên tôi xin ở lại chỗ cũ”. (Nữ, 42 tuổi, cán bộ Nhà nước ở Thủ đô Viêng Chăn).

Ý kiến khác cho biết: “Trong thời gian qua tôi được dịch chuyển lĩnh vực công tác 2 lần. Theo tôi, tôi nghĩ là do tôi còn trẻ phải tìm kiếm nhiều kinh nghiệm và vì là nam giới nên không khó khăn về vấn đề chăm sóc gia đình. Đồng thời, tôi nghĩ là nơi tôi chuyển đến đang thiếu người đủ điều kiện tại đây nên ban tổ chức mới cho tôi đi đảm nhiệm trước một thời gian”.(Nam, 51 tuổi, cán bộ cấp huyện ở Tỉnh Khăm Muan).

Biểu đồ 3 11 Mối liên hệ giữa nơi công tác và sự dịch chuyển lĩnh vực 1

Biểu đồ 3.11: Mối liên hệ giữa nơi công tác và sự dịch chuyển lĩnh vực công tác (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, những cán bộ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác nhiều nhất là nhóm cán bộ công tác ở cấp Tỉnh/thủ đô/thành phố chiếm 45,4%. Kế tiếp là cán bộ ở cấp Huyện chiếm tỷ lệ 34,2% và chỉ có 20,4% của cán bộ công tác ở cấp Trung ương/các bộ/cơ quan ngang bộ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác. Khi phân tích sâu hơn có thể thấy, những cán bộ có sự dịch chuyển lĩnh


vực công tác nhiều nhất là ở miền Bắc chiếm 43,1% còn ở miền Trung, miền Nam và Thủ đô Viêng Chăn là tương đương với nhau (Thủ Đô Viêng Chăn 20,4%, miền Trung 16,4% và miền Nam 20,1%). Đồng thời, trong nhóm cán bộ Nhà nước có sự dịch chuyển nhiều ở cấp Trung ương/các bộ/cơ quan ngang bộ đã có sự dịch chuyển từ các cơ quan khác sang cơ quan Nhà nước nhiều nhất chiếm tỷ lệ 70,9%. Trong khi ở cấp Tỉnh/thủ đô/thành phố và cấp Huyện thì có sự tương đương với nhau giữa sự dịch chuyển lĩnh vực công tác đến cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước. Nhưng tình hình dịch chuyển lĩnh vực công tác sang lực lượng vũ trang nhiều nhất là ở cấp Tỉnh/thủ đô/thành phố còn sự dịch chuyển sang lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước thì cán bộ công tác ở cấp Trung ương/các bộ/cơ quan ngang bộ chiếm tỷ lệ nhiều hơn (Xem biểu đồ 3.11).

Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính và sự dịch chuyển lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước (n=269)

STT

Chức vụ hành chính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Chức vụ cán bộ cấp cao

1

0,4

2

Loại 1

4

1,5

3

Loại 2+3

126

46,8

4

Loại 4+5

116

43,1

5

Loại 6+7

18

6,7

6

Chuyên viên

4

1,5

Tổng

269

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019)

Bên cạnh những đặc trưng về nơi công tác, vùng miền, giới tính, độ tuổi và thâm niên công tác đã có sự ảnh hưởng không ít đến tình hình dịch chuyển lĩnh vực công tác của đội ngũ cán bộ Nhà nước thì chức vụ hành chính của họ cũng có sự khác biết đáng kể. Đặc biệt là cán bộ có chức vụ loại 2 và 3 là cán bộ cấp Vụ trưởng, phó vụ trưởng và chức vụ ngang bằng cấp Tỉnh như chủ tịch huyện… chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 46,8%. Tương đương với chức vụ này là chức vụ hành chính loại 4 và 5 là chức vụ cấp Trưởng phòng, phó trưởng phòng ở cấp Bộ và các chức vụ ngang bằng ở cấp Tỉnh chiếm tỷ lện 43,1%. Ngoài chức vụ này thì có ít có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác nghĩa là ít có sự cơ động xã hội theo chiều ngang.


3.4.2.2. Sự dịch chuyển lĩnh vực chuyên môn


Biểu đồ 3 12 Mức độ liên quan giữa chuyên ngành chuyên môn được đào tạo 2

Biểu đồ 3.12: Mức độ liên quan giữa chuyên ngành/chuyên môn được đào tạo và lĩnh vực công tác chuyển đi (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Vấn đề khác liên quan đến sự cơ động xã hội theo chiều ngang là vấn đề cá nhân cán bộ có thể dịch chuyển từ một lĩnh vực chuyên môn này sang một lĩnh vực chuyên môn khác. Lĩnh vực chuyên môn họ chuyển tới có thể gần hoặc cũng có thể khác nhiều với lĩnh vực chuyên môn mà họ đang theo đổi. Theo kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, cán bộ Nhà nước Lào có sự dịch chuyển chuyên môn của mình khá nhiều. Đồng thời, có tới 82,4% cán bộ có sự dịch chuyển lĩnh vực chuyên môn khác nhiều với lĩnh vực chuyên môn mà họ đang theo đổi. Trong đó, có sự dịch chuyển lĩnh vực chuyên môn trong đội ngũ cán bộ Nhà nước đáng chú ý trong 7 năm qua là đã có sự tăng lên của chuyên môn thuộc nhóm chuyên ngành chính trị - hành chính từ 27,1% lên đến 86,7%. Còn chuyên môn khác như nhóm chuyên ngành kinh tế giảm từ 35,7% còn 12,1% và nhóm khoa học xã hội - nhân văn giảm từ 19,8% còn 1,2%. Nghĩa là cán bộ Nhà nước Lào có xu hướng dịch chuyển chuyên môn mà họ đang theo đổi sang nhóm chuyên ngành chính trị - hành chính.

Vì cán bộ có sự thay đổi về trình độ chuyên môn và lĩnh vực chuyên môn mà họ theo đổi đã ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lĩnh vực công tác chuyển sang lĩnh vực khác mà không liên quan đến lĩnh vực công tác cũ của mình chiếm tỷ lệ khá lớn chiếm 77,4%. Nhưng khi phân tích sâu hơn có thể thấy rằng, phần lớn cán bộ có sự dịch chuyển lĩnh vực công tác có tới 33,5% chuyển sang đúng chuyên môn được đào tạo của mình. Kế tiếp là 22,4% có liên quan mật thiết với chuyên môn được đào tạo; 18,2% liên quan mức độ trung bình; 8,6% có liên quan một chút đến chuyên môn được đào tạo. Chỉ có một số ít cán bộ trả lời không có sự liên quan giữa chuyên môn được đào tạo và lĩnh vực công tác được chuyển đến (6,9%). Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí