Mức Độ Ảnh Hưởng Của Lứa Tuổi Và Thâm Niên Công Tác Đến Tính Cơ Động Xã Hội Của Cán Bộ Nhà Nước (%)


Dựa trên bảng tương quan trên (Bảng 4.9) có thể thấy rằng, nhìn chung sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay chịu sự ảnh hưởng của trình độ học vấn/chuyên môn khá nhiều. Khi xem xét sâu hơn vấn đề có thể thấy rằng, trình độ học vấn/trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên có sự cơ động theo chiều hướng lên, nghĩa là có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp cao hơn nhóm cán bộ khác. Trong đó, thể hiện rò ở sự tương quan khá mạnh giữa trình độ thạc sĩ và tiến sĩ với sự cơ động lên 1 cấp của cán bộ Nhà nước với r = 0,512 và r = 0,656. Trong khi, sự cơ động xã hội theo chiều ngang thì có sự tương đương với nhau giữa các nhóm trình độ học vấn; trong đó, cán bộ có trình độ chuyên môn trung cấp và sơ cấp hầu như không có tương quan với sự cơ động ngang với r = 0,198 và 0,189. Thậm chí, có sự cơ động xuống chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm khác, sơ cấp với r = 0,351 và trung cấp với r = 0,346. Ngoài ra, cán bộ có trình độ học vấn sơ cấp có tương quan khá rò với không có sự thay đổi về chức vụ hành chính cũng như dịch chuyển lĩnh vực công tác với r = 0,524.

Như vậy, có thể nói rằng, yếu tố về trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo có ảnh hưởng lớn đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Có xu hướng thay đổi theo quy luật cũng như đã đề cập trong lý thuyết sự phân tầng xã hội hợp thức. Trình độ học vấn/chuyên môn càng cao cán bộ càng có cơ hội thăng tiến nhiều hơn và ngược lại, trình độ học vấn/chuyên môn thấp thì tính cơ động lên sẽ bị hạn chế hơn.

“Trình độ học vấn/chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến sự thăng tiến, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ - giảng viên của Học viện chúng tôi. Vì trong tiêu chí của từng chức vụ hành chính đều yêu cầu trình độ chuyên môn nào đó ví dụ như: Vụ trưởng thì phải có trình độ chuyên môn cấp thạc sĩ trở lên, còn trưởng khoa thì phải là tiến sĩ mới. Do đó, tại học viện của chúng tôi 2 nhóm cán bộ - giảng viên này có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp cao hơn nhóm khác”. (Nam, 54 tuổi, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào).

4.2.3. Lứa tuổi và thâm niên nghề nghiệp

Lứa tuổi và thâm niên công tác là những yếu tố có ảnh hưởng nhất định tới tính cơ động xã hội. Trong thực tế, các đặc điểm này thường liên quan đến trình độ học vấn/chuyên môn của mỗi người với kinh nghiệm hiểu biết và vị trí của họ. Dựa theo lý thuyết, phần lớn những người có độ tuổi từ 30 đến 55 có tính cơ động xã hội cao. Vì trong độ tuổi này, các cá nhân thường trải qua các khóa đào tạo, huấn luyện nhất định.


Họ đã trải nghiệm và tích lũy được nhiều kiến thức thực tế trong lớp học cũng như trong lao động sản xuất, công tác. Nhờ vậy, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn và có khả năng nắm bắt được các cơ hội mỗi khi chúng xuất hiện.

Biểu đồ 4 4 Mức độ ảnh hưởng của lứa tuổi và thâm niên công tác đến 1

Biểu đồ 4.4: Mức độ ảnh hưởng của lứa tuổi và thâm niên công tác đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Qua khảo sát cho thấy (Biểu đồ 4.4), có hơn một nửa cán bộ được hỏi cho rằng lứa tuổi và thâm niên công tác có ảnh hưởng khá nhiều đến mức rất nhiều tới sự cơ động xã hội - sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của họ. Có hơn 20% cán bộ cho rằng có ảnh hưởng ở mức trung bình. Chỉ có hơn 10% cán bộ cho rằng không có sự ảnh hưởng nào. Xem xét cụ thể hơn có thể thấy:

Bảng 4.10: Tương quan về lứa tuổi với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước



Lứa tuổi

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên 2

cấp trơ lên

Dưới 31 tuổi

0,520**

0,034

0,023

0,011

0,080

Từ 31-40

0,328*

0,233

0,191

0,321*

0,245

Từ 41-50

0,092

0,356*

0,184

0,567**

0,531**

Từ 51-60

0,080

0,324*

0,195

0,512**

0,267

Trên 60

0,509**

0,223

0,317*

0,091

0,012

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01


Khi phân tích sâu hơn tương quan giữa lứa tuổi với sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước có thể thấy, nhóm cán bộ có độ tuổi từ 41-60 tuổi là nhóm cán bộ có sự cơ động xã hội lên và ngang nhiều hơn nhóm khác. Trong đó, nhóm cán bộ có tuổi từ 41-50 tuổi có sự tương quan mạnh nhất với sự cơ động lên 1 cấp với r = 0,567 và 2 cấp với r = 0,531. Còn sự cơ động xuống là tập trung ở nhóm cán bộ có độ tuổi trên 60 tuổi với r = 0,317, còn nhóm khác hầu như không có sự cơ động xuống. Trong khi, nhóm cán bộ ít có sự cơ động xã hội, không có sự thay đổi về chức vụ hành chính cũng như lĩnh vực công tác của mình là nhóm cán bộ có độ tuổi dưới 31 tuổi với r = 0,520 và trên 60 tuổi với r = 0,509. Để lý giải vấn đề này, có thể thấy rằng, những nhóm cán bộ dưới 31 tuổi là nhóm cán bộ mới vào nghề, cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm làm việc và chưa đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm cũng như dịch chuyển nơi công tác. Đồng thời, nhóm cán bộ có độ tuổi trên 60 tuổi, là nhóm cán bộ tuổi cao đến tuổi về hưu, không thể bổ nhiệm, đề bạt, đồng thời họ cũng không muốn thay đổi công việc. Ngoài ra, nhóm này, còn có sự cơ động xuống vì một số người có chức vụ kiêm nghiệm và không được làm quản lý mà chỉ làm chuyên môn nên số lượng giáng chức sẽ nhiều hơn nhóm khác. Còn nhóm cán bộ 41-50 tuổi là nhóm cán bộ trung niên, vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có kinh nghiệm trong công việc nên họ có cơ hội thăng tiến địa vị nghề nghiệp, thay đổi chức vụ hành chính cũng như lĩnh vực công tác nhiều hơn nhóm khác.

Bảng 4.11: Tương quan giữa thâm niên công tác với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước


Lứa tuổi

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên

2 cấp trơ lên

Từ 5-10 năm

0,517**

0,013

0,237

0,156

0,056

Từ 11-20 năm

0,245

0,331*

0,252

0,310*

0,302*

Từ 21-30 năm

0,201

0,511**

0,231

0,761**

0,565**

Trên 30 năm

0,228

0,237

0,302*

0,534**

0,124

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01


Cùng với lứa tuổi là thâm niên công tác của cán bộ Nhà nước có ảnh hưởng nhất định với tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước. Trong đó, có tương quan mạnh giữa nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 21-30 năm với sự cơ động lên 1 cấp với r = 0,761 và 2 cấp với r = 0,565. Đồng thời cũng tương quan khá mạnh đến cơ động xã hội theo chiều ngang, nghĩa là nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 21-30 năm vừa có sự cơ động lên vừa có sự cơ động ngang với r = 0,551. Kế tiếp là nhóm cán bộ có thâm niên công tác trên 30 năm cũng có tương quan khá mạnh với sự cơ động lên 1 cấp với r = 0,565 và cũng là nhóm cán bộ này vừa có sự cơ động xuống với r = 0,302. Trong khi, nhóm cán bộ có thâm niên công tác dưới 10 năm thì ít có sự cơ động hơn nhóm khác với r = 0,517.

“Đối với tỉnh của chúng tôi, những nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 5- 10 là nhóm cán bộ mới, trẻ, có sức khỏe tốt, năng động, sáng tạo nhưng họ là nhóm chưa có kinh nghiệm làm việc, một số người cũng chưa có tư tưởng chính trị vững vàng, chưa đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm, đề bạt. Còn nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 10-30 năm là nhóm cán bộ đã chín muồi cả về năng lực, kinh nghiệm và tư tưởng chính trị vững mạnh rồi. Là nhóm có thể đề bạt hoặc bổ nhiệm một chức vụ hành chính nào đó trong cơ quan. Còn những người công tác hơn 30 thì phần lớn là người có tuổi khá cao, không còn năng động sáng tạo, nhưng nhóm này phần lớn đã có chức vụ hành chính rồi, một số người cũng không có sức để đảm nhiệm nhưng chưa đến tuổi về hưu thì phải luân chuyển sang bộ phận khác công tác để cho cán bộ trẻ, có đủ điều kiện thay thế. Một số người cũng có chức vụ cao trong tỉnh, như tỉnh ủy, huyện ủy… sau khi Đại hội của tỉnh thì họ không qua bầu cử thì cũng phải luân chuyển sang bộ phận khác công tác, do đó đã làm cho nhóm cán bộ này có sự cơ động xuống, giáng chức nhiều hơn nhóm khác”. (Nam, 59 tuổi, Phó trưởng Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh Chăm Pa Sắc).

4.2.4. Yếu tố giới

Giới tính có ảnh hưởng tới tính cơ động xã hội thông qua những điều kiện xã hội gán cho mỗi giới. Về mặt giới tính, phụ nữ và nam giới có những khác biệt nhất định. Sự khác biệt này bị khuếch đại và tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội. Các nhà xã hội học gọi sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ là những khác biệt về giới. Rất nhiều sự khác biệt nhau đến mức bất bình đẳng xã hội giữa nam và nữ đã được phát hiện. Trong thực tế, có nhiều số liệu cho thấy những


khác biệt nhau về tỷ lệ đi học, trình độ học vấn chuyên môn, mức lương, tính chất lao động, vị trí xã hội giữa hai giới. Tương đương với số liệu đó, trong lý thuyết về cơ động xã hội cũng cho rằng, nam giới có tính cơ động xã hội cao hơn nữ giới. Sự khác biệt nhau này có nguồn gốc tự nhiên thì ít mà chủ yếu là do sự khác biệt về mặt xã hội. Ở Lào nói riêng và ở các nước phương Đông nói chung vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên nam giới thường được ưu ái hơn so với nữ với về nhiều mặt như: ưu tiên hơn trong học tập, được khuyến khích để phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết cho sự năng động như mạnh mẽ, quyết đoán (kể cả đối với cán bộ nhà nước)… nên nam giới có khả năng di động xã hội tốt hơn so với nữ giới.


Biểu đồ 4.5: Mức độ ảnh hưởng của giới tính đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Trong số người cán bộ được hỏi cho biết, có 27,6% cho rằng giới tính có ảnh hưởng nhiều đến sự cơ động xã hội của họ, đặc biệt là sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước. Trong khi cũng có khá nhiều người cho rằng, giới tính có ảnh hưởng từ mức độ ít đến trung bình tới sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (trung bình 20,8% và ít ảnh hưởng 15,7%). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy vẫn còn bộ phận không nhỏ số người cho rằng giới tính không có ảnh hưởng gì đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước Lào hiện nay chiếm 26,9% (Biểu đồ 4.5).


Bảng 4.12: Tương quan giữa giới tính với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước


Giới tính

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên

2 cấp trở lên

Nam

0,331*

0,491*

0,342*

0,589**

0,467*

Nữ

0,389*

0,073

0,132

0,302*

0,009

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Khi phân tích sâu hơn vấn đề có thể thấy rằng, cán bộ nam có sự cơ động xã hội nhiều hơn so với cán bộ nữ. Trong đó, tương quan mạnh nhất là giữa cán bộ nam với sự cơ động lên 1 cấp với r = 0,589. Đồng thời, cán bộ nam cũng có sự cơ động lên 2 cấp với r = 0,467, cơ động xuống với r = 0,491 và cơ động ngang nhiều hơn cán bộ nữ với r = 0,342. Trong khi, cán bộ nữ hầu như không có sự cơ động ngang và cơ động lên 2 cấp trong thời gian 7 năm qua với r = 0,389 và r = 0,009. Như vậy, có thể nói rằng, có sự khác biệt rò rệt giữa nam và nữ về sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay.

4.2.5. Nơi cư trú và nơi công tác

Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Khu vực mà con người sinh sống có ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội. Về mặt lý thuyết cho thấy, nơi cư trú và gắn liền với nó là điều kiện sống có ảnh hưởng đáng kể tới tính cơ động xã hội. Những người sống ở đô thị thường có nhiều điều kiện để thăng tiến hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những người sống ở khu vực trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa, các đầu mối dịch vụ, giao thông, thương mại có tính năng động xã hội hơn so với những người sống ở vùng sâu vùng xa. Trong cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước Lào thì nơi cư trú và nơi công tác cũng có những tác động đến quá trình cơ động của đội ngũ cán bộ, tuy nhiên mức độ tác động có sự khác biệt nhau. Thực tế quan sát cho thấy, thường những cán bộ cư trú ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, công tác ở những cơ quan cấp cao có khả năng cơ động tốt hơn với những cán bộ cư trú ở địa phương và ở khu vực nông thôn.


Biểu đồ 4.6: Mức độ ảnh hưởng của nơi cư trú đến tính cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết quả khảo sát cho thấy, có gần 70% cán bộ được hỏi cho rằng nơi cư trú có ảnh hưởng từ mức độ ít đến rất nhiều tới sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước. Trong đó, có tới 26,3% cho rằng có ảnh hưởng nhiều; 26,9% cho rằng ảnh hưởng ở mức trung bình. Nhưng vẫn có khá lớn cán bộ cho rằng, nơi cư trú không có ảnh hưởng gì đến sự cơ động xã hội của họ chiếm tỷ lệ 32%. Phân tích sâu hơn vấn đề kết quả chỉ ra:

Bảng 4.13: Tương quan giữa nơi cư trú với sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước


Nơi cư trú

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên

2 cấp trơ lên

Thành thị

0,137

0,346*

0,242

0,524**

0,316*

Nông thôn

0,349*

0,211

0,256

0,181

0,102

Miền núi

0,372*

0,049

0,356*

0,063

0,031

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Đúng như lý thuyết đã đề cập ở phần trên, những cán bộ sinh sống ở thành thị có tỷ lệ cơ động lên nhiều hơn nhóm cán bộ khác. Đồng thời, tỷ lệ cơ động xuống cũng rất ít, không đáng kể. Trong khi, những cán bộ sinh sống ở nông thôn có tỷ lệ không có sự cơ động xã hội khá cao. Song, nhóm cán bộ sinh sống ở miền núi cũng có sự cơ động xuống chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm cán bộ khác. Với nội dung


này, khi xem xét mức ý nghĩa thống kê có thể thấy rằng (Bảng 4.13), có sự tương quan khá mạnh giữa nơi cư trú ở thành thi với sự cơ động lên 1 cấp với r = 0,524; Đồng thời, cũng có sự tương quan giữa nơi cư trú thành thị với sự cơ động lên 2 cấp với r = 0,316 và cơ động ngang với r = 0,346; Trong khi, cán bộ sinh sống ở nông thôn và miền núi ít cơ động hơn, thậm chí không có sự thay đổi và cơ động xuống nhiều hơn. Thể hiện rò là cán bộ ở miền núi không có sự thay đổi gì với r = 0,372 và thậm chí cơ động xuống với r = 0,356.

Bảng 4.14: Tương quan giữa nơi công tác với sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước (n=510)


Nơi công tác

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động dọc

Cơ động

xuống

Cơ động

lên 1 cấp

Cơ động lên

2 cấp trở lên

Trung ương

0,175

0,573**

0,134

0,372*

0,230

Địa phương

0,156

0,335*

0,121

0,512**

0,250

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Nơi công tác là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 4.14), những cán bộ công tác ở địa phương có sự cơ động lên và thăng tiến địa vị nghề nghiệp nhiều hơn ở nội dung cơ động lên một cấp. Ngược lại, những cán bộ công tác ở Trung ương có sự cơ động ngang, dịch chuyển lĩnh vực công tác nhiều hơn so với địa phương. Điều đó cho thấy ở khi công tác ở cấp Trung ương, việc đảo đổi, luân chuyển các vị trí, chức vụ công tác của cán bộ diễn ra thuận lợi hơn so với địa phương Khi xem xét cụ thể hơn khi phân tích tương quan giữa yếu tố nơi công tác với sự cơ động xã hội có thể thấy rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nơi công tác ở địa phương với sự cơ động xã hội lên 1 cấp với r = 0,512 và giữa trung ương với sự cơ động ngang với r = 0,573. Với số liệu này có thể nói rằng, những người công tác ở địa phương có điều kiện cơ động xã hội lên tốt hơn những người công tác ở Trung ương, có sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, đề bạt, tăng chức vụ nhiều hơn và ngược lại những người công tác ở Trung ương có điều kiện cơ động ngang nhiều hơn, có sự dịch

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí