Năng Lực, Sự Phấn Đấu Và Sự Nỗ Lực Của Bản Thân


chuyển lĩnh vực công tác sang các cơ quan khác và dịch chuyển trong một cơ quan nhiều hơn. Đối với sự cơ động xuống thì hầu như nơi công tác không ảnh hưởng đến vấn đề này (Trung ương với r = 0,134 và địa phương với r = 0,121.

“Nơi công tác là một yếu tố quan trọng đối với sự thay đổi chức vụ hành chính cũng như sự dịch chuyển lĩnh vực công tác, đặc biệt là môi trường làm việc, việc thực hiện chính sách, công tác cán bộ và đồng nghiệp. Theo tôi, ở Trung ương có nhiều người giỏi, tài năng, trình độ chuyên môn cũng cao hơn, có sự cạnh tranh lớn hơn ở địa phương. Còn địa phương ít người giỏi nên sự cạnh tranh ít hơn. Do vậy, những cán bộ ở trung ương ít sự cơ động lên hơn cán bộ ở địa phương, song, vì nhiều người giỏi nên có xu hướng và cơ hội dịch chuyển lĩnh vực công tác dễ hơn nhóm cán bộ ở địa phương”. (Nam, 50 tuổi, cán bộ ở Bộ Năng lượng và Mỏ).

4.2.6. Năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân

Ngoài những yếu tố cá nhân đã đề cập ở phần trên, năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân cán bộ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với sự vươn lên cũng như sự cơ động xã hội theo chiều hướng đi lên của cán bộ Nhà nước..

Biểu đồ 4 7 Mức độ ảnh hưởng của năng lực sự phấn đấu và sự nỗ 1

Biểu đồ 4.7: Mức độ ảnh hưởng của năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước (%) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết quả nghiên cứu cho biết (Biểu đồ 4.7), có hơn 80% cán bộ được hỏi cho rằng, năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân có ảnh hưởng từ mức độ nhiều đến rất nhiều tới sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của bản thân nói riêng, cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước nói chung. Chỉ có một số ít người không đáng kể


cho rằng yếu tố năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân không có ảnh hưởng gì đến sự cơ động xã hội của cán bộ Nhà nước Lào.

Sự thăng tiến của bản thân được cấu thành từ nhiều nội dung như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, công tác quy hoạch cán bộ, sự ủng hộ của gia đình, sự ủng hộ của đồng nghiệp, sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên, sự ủng hộ của bạn bè, sức khoẻ bản thân, sự đầu tư về tài chính… Mỗi nội dung có những ảnh hưởng khác nhau đối với sự thăng tiến của bản thân, trong đó các nội dung thuộc về phẩm chất, năng lực, uy tín của bản thân cán bộ nhà nước là những yếu tố quyết định đến sự thăng tiến trong nghề nghiệp của cán bộ nhà nước

Bảng 4.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước (%)


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


Tổng

Rất nhiều

Nhiều

Bình thường

Ít

Không ảnh

hưởng

1. Kinh nghiệm làm việc

27,5

52,4

10,6

5,3

4,3

100

2. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

26,9

51,2

11

5,5

5,5

100

3. Có trong quy hoạch cán bộ

17,3

50,6

15,5

5,1

11,6

100

4. Sự ủng hộ của gia đình

22,2

45,9

12,7

6,1

13,1

100

5. Sự ủng hộ của đồng nghiệp

17,6

49,8

19,4

3,5

9,6

100

6. Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp

trên

23,1

49

12,7

6,5

8,6

100

7. Thời gian dành cho công việc

30,2

47,5

8,6

4,7

9

100

8. Sự ủng hộ của bạn bè

13,9

43,5

25,7

4,5

12,4

100

9. Sức khỏe của bản thân

19

43,7

15,7

5,5

16,1

100

10. Sự rủi ro/may mắn

5,5

22,4

25,1

20

27,1

100

11. Sự đầu tư về tài chính

6,5

20,8

19,6

22,7

30,4

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết khảo sát chỉ ra, hơn 60% cán bộ cho rằng các yếu tố sau đây có ảnh hưởng nhiều đến mức rất nhiều tác động tới sự cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước như: Kinh nghiệm làm việc (nhiều 52,2% và rất nhiều 27,5%); Kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý (nhiều 51,2% và rất nhiều 26,9%); Đồng thời cũng phải có trong quy hoạch cán bộ (nhiều 50,6% và rất nhiều 17,3%); Ngoài ra cũng phải nhận


được sự ủng hộ của đồng nghiệp (nhiều 49,8% và rất nhiều 17,6%); Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên (nhiều 49% và rất nhiều 23,1%); Sự ủng hộ của gia đình (nhiều 45,9% và rất nhiều 22,2%); Sự ủng hộ của bạn bè (nhiều 43,5% và rất nhiều 13,9%); Song, thời gian dành cho công việc cũng có ảnh hưởng nhất định (nhiều 47,5% và rất nhiều 30,2%); Đồng thời, sức khỏe của bản thân cán bộ cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự cơ động xã hội của họ (nhiều 43,7% và rất nhiều 19%). Nhưng cũng có một số yếu tố có ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội từ mức độ trung bình trở lên như: Sự rủ ro/may mắn và sự đầu tư tài chính của họ (xem Bảng 4.15).

So sánh tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào có thể thấy rằng:

Trong cơ động xã hội theo chiều dọc, có sự tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố tác động đến sự cơ động lên của cán bộ Nhà nước như trình độ học vấn với r = 0,812; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với r = 0,701; nguồn gốc xuất thân với r = 0,623; điều kiện kinh tế - xã hội với r = 0,614; thâm niên công tác với r = 0,613 và lứa tuổi với r= 0,581. Đồng thời, cũng có sự ảnh hưởng mức độ trung bình của nơi công tác với r= 0,446; năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân với r= 0,408; giới tính với r= 0,303 và nơi cư trú với với r = 0,301. Trong đó, có thể thấy rằng, trình độ chuyên môn có ảnh hưởng mạnh nhất với r = 0.812, còn giới tính và nơi cư trú có ảnh hưởng yếu nhất đến sự cơ động lên, sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, tăng chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (Giới tính với r = 0,303 và nơi cư trú với r = 0,301). Trong khi, có sự tương quan mạnh giữa năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân cán bộ với sự cơ động xuống với r = 0,529. Đồng thời, cũng có sự tương quan mức độ trung bình giữa điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn gốc xuất thân và nơi công tác đến sự cơ động xuống của cán bộ Nhà nước (Điều kiện kinh tế - xã hội với r = 0,426; nguồn gốc xuất thân với r = 0,330 và nơi công tác với r = 0,321). Ngoài ra, các yếu tố khác hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến sự cơ động xuống. Nói một cách khác, năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân có ảnh hưởng mạnh nhất và nơi công tác có ảnh hưởng yếu nhất đến sự cơ động xuống của cán bộ Nhà nước.


Bảng 4.16: Tương quan giữa các yếu tố tác động đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào


Các yếu tố tác động

Hình thức cơ động xã hội

Không có sự

thay đổi

Cơ động ngang

Cơ động theo chiều dọc

Cơ động

xuống

Cơ động lên

Trình độ chuyên môn

0,361*

0,502**

0,012

0,812**

Chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước

0,207

0,412*

0,045

0,701**

Nguồn gốc xuất thân

0,315*

0,337*

0,330*

0,623**

Điều kiện kinh tế - xã hội

0,136

0,755**

0,426*

0,614**

Thâm niên công tác

0,019

0,361*

0,153

0,613**

Lứa tuổi

0,243

0,707**

0,167

0,581**

Nơi công tác

0,412*

0,429*

0,321*

0,446*

Năng lực, sự phấn đấu và sự

nỗ lực của bản thân

0,349*

0,123

0,529**

0,408*

Giới tính

0,400*

0,234

0,212

0,303*

Nơi cư trú

0,217

0,112

0,210

0,301*

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019 Mức độ ý nghĩa thống kê: *P=< 0,05; **P=<0,01

Sự cơ động ngang, sự dịch chuyển lĩnh vực công tác sang các cơ quan khác hoặc thay đổi vị trí công tác trong cùng một cơ quan thì có thể thấy rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa điều kiện kinh tế - xã hội, lứa tuổi và trình độ chuyên môn với sự cơ động ngang (điều kiện kinh tế - xã hội với r = 0,755; Lứa tuổi với r = 0,707; và trình độ chuyên môn với r = 0,502). Đồng thời, cũng có mối liên quan mức trung bình giữa nơi công tác; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thâm niên công tác và nguồn gốc xuất thân với sự cơ động theo chiều ngang (Nơi công tác với r = 0,429; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với r = 0,412; thâm niên công tác với r = 0,361 và nguồn gốc xuất thân với r = 0,337. Trong đó, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất với r = 0,755 và nguồn gốc xuất thân có ảnh hưởng yếu nhất đến sự cơ động ngang. Trong khi, giới tính, nơi cư trú và năng lực, sự phấn đấu và sự nỗ lực của bản thân hầu như không có ảnh hưởng gì đến sự cơ động ngang của cán bộ Nhà nước Lào.


Tiểu kết chương 4

Chương này đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra một số khuyến nghị nhằm điều chỉnh luồng cơ động xã hội thích hợp, tạo điều kiện phát triển nhân lực đội ngũ cán bộ Nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Lào trong tương lai.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Lào đã được phát hiện trong nghiên cứu này. Có một số yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề nghiên cứu nhưng cũng có một số yếu tố ảnh hưởng không đáng kể. Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; điều kiện kinh tế - xã hội; thâm niên công tác và lứa tuổi có ảnh hưởng khá lớn đến cơ động xã hội theo chiều dọc.

Ngoài yếu tố về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước thì, còn có một số yếu tố thuộc về cá nhân cán bộ như: nguồn gốc xuất thân có ảnh hưởng khá lớn đối với sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (Nơi sinh, nghề nghiệp của bố mẹ, trình độ học vấn của bố mẹ, hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ, chủng tộc, giai cấp…); Yếu tố về trình độ học vấn/chuyên môn được đào tạo và các kiến thức khác đã có ảnh hưởng mạnh nhất đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Có xu hướng thay đổi theo quy luật cũng như đã đề cập trong lý thuyết sự phân tầng xã hội hợp thực.

Đồng thời, lứa tuổi và thâm niên công tác là những yếu tố có ảnh hưởng nhất định tới tính cơ động xã hội. Trong thực tế, các đặc điểm này thường liên quan đến trình độ và học vấn của mỗi người với kinh nghiệm hiểu biết và vị trí của họ. Đúng theo lý thuyết, phần lớn những người có độ tuổi từ 30 đến 55 có tính cơ động xã hội cao. Trong khi đã phát hiện ra, xu hướng biến đổi của tính cơ động xã hội đang có xu hướng bình đẳng giới trong sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Lào hiện nay.

Ngoài những yếu tố đó, còn có yếu tố về nơi cư trú, nơi công tác, năng lực, sự chiến đấu và sự nỗ lực của bản thân cán bộ là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với sự vươn lên cũng như sự cơ động xã hội theo chiều hướng đi lên của cán bộ Nhà nước. Dù hoàn cảnh kinh tế-xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước tốt biết mấy nếu bản thân cán bộ thiếu năng lực, sự nỗ lực của từng cán bộ cũng khó để tự mình vươn lên và có sự cơ động xã hội tốt hơn. Và có một số vấn đề phát hiện trong nghiên cứu là không có


sự khác biệt đáng kể giữa các dân tộc, tôn giáo đối với sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay.

Dựa trên thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đã phát hiện, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nhằm điều chỉnh luồng cơ động xã hội thích hợp, tạo điều kiện phát triển nhân lực đội ngũ cán bộ Nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Lào trong tương lai như: Khuyến nghị đối với Đảng và Nhà nước, cơ quan chức năng và xã hội về các vấn đề như xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến cán bộ Nhà nước. Và một số khuyến nghị đối với bản thân cán bộ để nâng cao năng lực, trí tuệ, sự sáng tạo và vươn lên trong xã hội đảm bảo sự công bằng xã hội cũng như sự cơ động xã hội thích hợp hơn.


KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” được khảo sát toàn quốc được thực hiện với mẫu nghiên cứu 510 người cán bộ Nhà nước là cựu học viên của HVCT-HCQG Lào đại diện cho cán bộ Nhà nước tại Trung ương và địa phương gồm các bộ và cơ quan ngang bộ có 35 bộ phận và 17 tỉnh. Nghiên cứu tập trung tìm hiểm thực trạng tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào, đồng thời cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát thực tế thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước, có một số phát hiện và kết luận được rút ra từ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, thực trạng cơ động xã hội nói chung, trong đội ngũ cán bộ Nhà nước nói riêng đã diễn ra đa dạng và ngày càng phức tạp hơn đặc biệt trong nhóm xã hội này đã có đặc thù riêng. Trong nghiên cứu đã phát hiện ra, hiện tượng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước có nhiều loại hình cơ động xã hội. Trong đó, nổi bật nhất là cơ động xã hội theo chiều dọc - sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp. Đồng thời, cũng có tính cơ động xã hội theo chiều ngang - sự dịch chuyển, thay đổi lĩnh vực công tác, sự chuyển dịch từ một lĩnh vực chuyên môn này sang chuyên môn khác. Trong khi, đã phát hiện hiện tượng cơ động xã hội liên thế hệ có xu hướng biến đổi một cách tích cực hơn. Qua đây, khẳng định giả thuyết 1:“Hiện tượng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của Lào diễn ra khá đa dạng nhưng nổi bật là cơ động xã hội theo chiều dọc”.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội bao gồm điều kiện kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước. Đặc biệt là sự thực hiện chính sách cán bộ của các cơ quan chức năng đã ảnh hưởng lớn đến sự cơ động xã hội nói chung, sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước nói riêng. Đồng thời, khi nghiên cứu sâu hơn có thể phát hiện rằng, nguồn gốc xuất thân của cán bộ Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào như nơi sinh, nghề nghiệp của bố mẹ, trình độ học vấn của bố mẹ, hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ, dân tộc, giai cấp. Cán bộ sinh ở thành thị, hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ tốt hơn, trình độ học vấn của bộ mẹ càng cao càng làm cho con có cơ hội và điều kiện thăng tiến nhiều hơn nhóm cán bộ khác. Điều đó đã khẳng định giả thuyết 2 là đúng: “Điều kiện kinh tế - xã hội cùng với nhân tố xã


hội, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Hai là nguồn gốc xuất thân của cá nhân cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào.

Thứ ba, nghiên cứu đã phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng khác đến tính cơ động xã hội như lứa tuổi, thâm niên công tác, nơi cư trú hiện nay, hoàn cảnh kinh tế gia đình, trình độ học vấn, chuyên môn được đào tạo… Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ có độ tuổi 41-50 tuổi có sự cơ động xã hội nhiều hơn nhóm khác, đặc biệt là sự cơ động lên. Đồng thời, những cán bộ có thâm niên công tác từ 21-30 năm là nhóm cán bộ có sự cơ động dọc cao hơn nhóm khác và trình độ học vấn/chuyên môn càng cao càng có sự cơ động xã hội lên cao hơn nhóm khác. Ngoài ra, những cán bộ cư trú ở thành thị có sự cơ động xã hội lên nhiều hơn nhóm ở nông thôn và miền núi nhưng những người cán bộ công tác ở Trung ương, các bộ và cơ quan ngang bộ lại có sự cơ động lên ít hơn nhóm cán bộ công tác ở địa phương, các tỉnh. Nhưng lại có sự cơ động ngang nhiều hơn nhóm cán bộ công tác tại địa phương. Cùng với yếu tố trên, năng lực và sự phấn đấu của bản thân cán bộ cũng hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự cơ động xã hội và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của họ như sự chiến đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý đào tạo, tin học, tiếng nước ngoài…

Ngoài những kết quả nghiên đã nêu ở phần trên, nghiên cứu này đã phát hiện ra một vấn đề quan trọng nữa là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự cơ động xã hội theo chiều dọc đặc biệt là sự cơ động lên - sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước là yếu tố trình độ chuyên môn. Ngược lại yếu tố tác động yếu nhất là yếu tố nơi sinh sống hiện nay và giới tính. Trong khi, lứa tuổi có ảnh hưởng mạnh nhất và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng yếu nhất đến sự cơ động ngang, sự dịch chuyển nơi công tác, lĩnh vực công tác của cán bộ Nhà nước. Như vậy, có thể khẳng định rằng, xu hướng biến đổi của sự cơ động xã hội theo chiều dọc - sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước có sự tăng lên theo sự tăng lên của trình độ học vấn và ngày càng ít sự phân biệt nam và nữ. Qua đây nghiên cứu đã chứng minh đúng đắn giả thuyết thứ 3: “Cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào có xu hướng bình đẳng giới nhưng sẽ có sự gia tăng theo trình độ học vấn/trình độ chuyên môn của cán bộ Nhà nước”. Như vậy, cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào đang có xu hướng phát triển theo hướng phân tầng xã hội hợp thức.

Ngày đăng: 15/07/2022