Mối Liên Hệ Giữa Giới Tính, Nơi Công Tác Và Sự Thay Đổi Địa Vị Nghề Nghiệp Của Cán Bộ Nhà Nước Lào (%)


công tác từ 21-30 năm chiếm 40,9%. Trong khi nhóm cán bộ chiếm tỷ lệ cao về cơ động xuống hay giảm sút, giáng chức vụ hành chính thậm chí không có sự thay đổi về vị trí công tác là nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 30 năm trở lên (Xem biểu đồ 3.5). Có thể lý giải vấn đề này là do nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 30 năm trở lên đều là những cán bộ nhiều tuổi (hơn 55 tuổi), rất ít có sự thay đổi về các mặt, đặc biệt là về trình độ chuyên môn, là tuổi chuẩn bị về hưu nên họ đã không có sự năng động, hăng hái trong công việc cũng như trong việc nâng cao kiến thức của bản thân, họ không mong muốn thay đổi công việc.

“Như chúng ta biết hiện nay, các bộ, cơ quan chức năng đều đã và đang thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ là phải trẻ hóa cán bộ. Nhưng thực tế thấy rằng, những cán bộ trẻ có ít thâm niên công tác lại ít kinh nghiệm chưa đủ sức để thực hiện chức vụ cao. Nhưng những cán bộ có thâm niên công tác nhiều phần lớn lại là những người cao tuổi, có trình độ chuyên môn không cao thậm chí chuyên môn được đào tạo không khớp với lĩnh vực công tác, cách làm việc cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm, thậm chí họ lại có tâm lý không muốn nâng cao trình độ chuyên môn của mình, không muốn thay đổi công việc thậm chí không năng động làm việc, cho nên nhóm cán bộ này ít được nâng cấp, tăng chức”.(Nam, 46 tuổi, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ).

Ý kiến khác: “Bác công tác được hơn 35 năm rồi. Hiện tại là 57 tuổi, còn mấy năm nữa là về hưu. Bác ngại đi tập huấn, ngại đi công tác xa, chỉ đợi đến khi về hưu thôi. Bác đã hài lòng với chức vụ hiện nay rồi, dù được tăng chức nữa cũng không có sức để đảm nhiệm đâu”.(Nam, 57 tuổi, cán bộ ở Tỉnh Sa Văn Na Khệt).

Nơi công tác, lĩnh vực công tác và sự cơ động theo chiều dọc


Biểu đồ 3 6 Mối liên hệ giữa giới tính nơi công tác và sự thay đổi địa 1

Biểu đồ 3.6: Mối liên hệ giữa giới tính, nơi công tác và sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước Lào (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019


Cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào phần lớn tập trung ở nhóm cán bộ làm việc ở cấp Tỉnh chiếm 48,6%, kế tiếp là cán bộ công tác tại cấp Huyện chiếm 31,9%. Còn cán bộ công tác ở Trung ương/các bộ và các cơ quan ngang bộ có sự thay đổi về địa vị hành chính ít hơn so với 2 nhóm kia (19,6%). Khi phân tích sâu hơn cho thấy có sự khác biệt đáng kể về sự thay đổi chức vụ hành chính giữa cán bộ nam và cán bộ nữ công tác ở nơi khác nhau. Nhóm cán bộ công tác tại Trung ương/các bộ/cơ quan ngang bộ có sự khác biệt một chút về sự thay đổi chức vụ hành chính của cán bộ nam và nữ (nam 18,9% và nữ 22,1%). Một điều rất thú vị, sự thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ nam cao hơn cán bộ nữ khi công tác tại Huyện (nam 35,3% và nữ 19,1%). Và ngược lại, sự thay đổi chức vụ hành chính của đội ngũ cán bộ nữ có tỷ lệ cao hơn cán bộ nam khi công tác tại cấp Tỉnh (nam 45,8% và nữ 58,8%). Như vậy, có thể thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào giữa cán bộ nam và cán bộ nữ ở nơi công tác khác nhau. Đồng thời sự thay đổi chức vụ hành chính giữa hai nhóm này tại Trung ương ít hơn địa phương. Giải thích vấn đề này là do ở Trung ương có rất nhiều người tài giỏi cả nam và nữ, có sự cạnh tranh rất lớn, phải dùng nhiều thời gian để lên được bậc cao hơn.

“Chúng tôi thực hiện công tác cán bộ theo sự lãnh đạo dựa trên các văn bản,

chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban ra. Các cơ quan chức năng đã thực hiện công tác cán bộ một cách nghiêm khắc. Để bổ nhiệm, đề bạt, tăng chức cho cán bộ cũng dựa trên quy hoạch của cơ quan đó. Đảm bảo tính công bằng, không phân biệt nam nữ thậm chí đặc biệt xem xét và ưu tiên cán bộ nữ. Nhưng do cán bộ nam và nữ có sự khác biệt nhau nhiều mặt đặc biệt là vấn đề về trình độ chuyên môn, vượt qua khó khăn trong gia đình…để vươn lên. Như ở trung ương, các bộ thì không có vấn đề nam nữ đồng đều nhiều người tài giỏi sự cạnh tranh cũng nhiều còn ở cấp tỉnh và huyện còn có sự khác biệt nhiều về nguồn nhân lực, người tài giỏi cũng ít hơn, ít cạnh tranh hơn làm cho sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, được bổ nhiệm, đề bạt của cán bộ có tính cơ động mạnh hơn”.(Nữ, 54 tuổi, Vụ trưởng vụ quản lý cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương).

Ý kiến khác: “Đối với tỉnh của chúng tôi, dù đã thực hiện chính sách bình đẳng giới trong mọi công việc nhưng do sự thiếu cán bộ, cán bộ có đủ điều kiện đúng tiêu chuẩn các chức vụ là khá ít, chức vụ càng cao càng ít người đủ điều kiện đặc biệt là cán bộ nữ ở cấp huyện càng hiếm như trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có trình độ lý luận chính trị, gặp sự khó khăn về gia đình và các yếu tố khác đã làm trở ngại đối


với chị em để phấn đấu trong công việc. Do vậy, đã làm cho tỷ lệ cán bộ nữ trong chức vụ hành chính ở các cấp của tỉnh chúng tôi sẽ ít hơn cán bộ nam, đồng thời chức vụ hành chính càng cao càng ít cán bộ nữ”.(Nam, 64 tuổi, Ủy viên Đảng, Trưởng Ban tổ chức tỉnh Sa Văn Na Khết).

Bảng 3.7: Mối liên hệ giữa các bộ phận công tác và sự cơ động theo chiều dọc (%)


Hình thức cơ động xã hội

Các bộ phận công tác


Tổng

Cơ quan Nhà nước

Cơ quan Đảng

Lực lượng vũ trang

Tổ chức chính trị-xã

hội

Doanh nghiệp Nhà

nước

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cơ động

lên

158

54,5

70

24,1

22

7,6

38

13,1

2

0,6

290

100

động xuống

8

30,7

250

46,1

51

10,0

41

8,0

15

3,0

26

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết quả khảo sát (Bảng 3.7) có thể thấy rằng, sự cơ động theo chiều dọc đặc biệt là sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp, bổ nhiệm, đề bạt chức vụ hành chính chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm cán bộ công tác ở cơ quan Nhà nước, là các Bộ và cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ (Không tính Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh) chiếm 54,5%. Tiếp theo là ở các cơ quan Đảng, các cơ quan Trung ương tham mưu và trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội (Cơ quan Đảng chiếm 24,1% và tổ chức chính trị - xã hội chiếm 13,1%). Trong khi cán bộ trong lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước thì ít cơ động lên hơn nhóm khác (Lực lượng vũ trang chiếm 13,1% và doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,6%). Ngược lại, cán bộ công tác ở cơ quan Đảng lại có sự cơ động xuống nhiều hơn cán bộ công tác ở cơ quan Nhà nước (Cơ quan Đảng 46,1% và cơ quan Nhà nước 30,7%).

Theo lý thuyết cho rằng, không thể phủ nhận vai trò của nguồn gốc xuất thân đối với tính cơ động xã hội. Những người có nguồn gốc xuất thân thuộc giai tầng xã hội cao hay dòng dòi gia đình thuộc tầng lớp trên thì người đó chắc chắn có điều kiện để nắm giữ, giành được và thay đổi địa vị theo hướng tăng lên. Ngược lại, người có nguồn gốc xuất thân thuộc tầng lớp thấp kém thường ít có cơ hội để thăng tiến. Do đó,


yếu tố nguồn gốc xuất thân là nói đến tình trạng của bố mẹ như nghề nghiệp, chức vụ, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế gia đình của họ. Khi bố mẹ có nghề nghiệp càng tốt, trình độ học vấn càng cao, nơi sinh của cán bộ và hoàn cảnh kinh tế gia đình càng tốt càng làm cho con cái có cơ hội cơ động xã hội nhiều hơn.

Xét theo tiêu chí về mức sống cho thấy cơ động xã hội theo chiều dọc diễn ra mạnh hơn ở nhóm cán bộ có mức sống trung bình và khó khăn. Trong đó chiều hướng cơ động ở mức sống trung bình cao hơn so với mức sống khó khăn và ngược lại. Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy có 69,0% số cán bộ cơ động lên có mức sống gia đình trung bình và 26,5% số có mức sống khó khăn; ở hình thức cơ động xuống có 34,6% ở mức sống trung bình còn lại 65,4% ở mức sống khó khăn [Bảng 3.8]. Kết quả trên cho thấy mức sống có những tác động nhất định đến tính cơ động xã hội của cán bộ nhà nước, đặc biệt là khi điều kiện kinh tế gia đình khó khăn sẽ tác động đến tư tưởng, tâm lý và sự yên tâm của đội ngũ cán bộ trong quá trình công tác nên tính cơ động đi lên của cán bộ sẽ hạn chế, thậm chí còn rơi vào trạng thái cơ động đi xuống

Bảng 3.8: Mối liên hệ giữa hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ và sự cơ động xã hội theo chiều dọc của cán bộ Nhà nước Lào (%).


Hình thức cơ động xã hội

Hoàn cảnh gia đình

Tổng

Giàu có

Khá giả

Trung

bình

Khó khăn

Rất

khó khăn


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cơ động lên

1

0,3

4

1,4

200

69,0

77

26,5

8

2,7

290

100

Cơ động xuống

0

0

0

0

9

34,6

17

65,4

0

0

26

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Khi đi sâu vào vấn đề này có thể thấy rằng, những cán bộ có sự thay đổi về chức vụ hành chính là những nhóm cán bộ có thu nhập hàng tháng trên 3.000.000 kíp (tương đương 8.000.000 đồng/tháng) chiếm 62,8%. Còn lại là nhóm có thu nhập hàng tháng dưới 3.000.000 kíp chiếm 37,2%. Đồng thời, theo kết quả thu được cho thấy, trong nhóm có sự cơ động dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp có sự khác biệt về chi tiêu hàng tháng, phần lớn là nhóm cán bộ có mức độ chi tiêu hàng tháng tạm đủ đến dư giả chiếm 66,8%. Còn nhóm cán bộ có mức thu nhập ít và mức chi tiêu hàng tháng còn thiếu thốn, khó khăn chiếm 33,1%. Nhưng có một điều đáng suy nghĩ về mỗi quan hệ giữa mức thu nhập hàng tháng của gia đình và sự cơ động dọc của họ thì đã phát hiện vấn đề không đến một nửa nhóm cán bộ có sự cơ động dọc và sự thăng tiến địa vị nghề


nghiệp đi làm thêm để tạo thu nhập hàng tháng cho gia đình (41,3%). Đồng thời, họ cũng chỉ có nguồn thu nhập từ tiền lương (98,7%), chỉ có một số ít người có nguồn thu nhập khác như trồng trọt, chăn nuôi, làm nông nghiệp (30%); Buôn bán, kinh doanh (20,2%); Làm thêm liên quan đến chuyên ngành 7,9%; Làm dịch vụ (5,4%) và đi làm thuê (0,9%). Như vậy, có thể nói rằng hoàn cảnh kinh tế gia đình đã có ảnh hưởng không ít đến cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Nhưng tại sao cán bộ Lào ít người đi làm thêm chỉ nhờ vào nguồn thu nhập từ tiền lương.

“Tôi không đi làm thêm vì không đủ thời gian để đi, đồng thời cũng không biết phải đi làm thêm gì? Tôi chỉ biết tiết kiệm và kiềm chế mức chi tiêu hàng thàng của gia đình bằng cách làm nông nghiệp nhỏ tại nhà như: trồng cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi để phục vụ cho gia đình mà thôi”.(Nữ, 50 tuổi, cán bộ ở Tỉnh Hóa Phăn).

Ý kiến khác cho biết: “Ngày xưa tôi thường xuyên đi dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay đã tạm dừng vì điều đó đã ảnh hưởng đến công việc đang đảm nhiệm đặc biệt là ảnh hưởng đến thời gian làm việc và chất lượng công việc và làm cho tôi mất nhiều năm mới được tăng chức”.(Nam, 55 tuổi, cán bộ ở Bộ Giáo dục và Thể thao).

Biểu đồ 3 7 Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính của bố mẹ và sự thay 2

Biểu đồ 3.7: Mối liên hệ giữa chức vụ hành chính của bố mẹ và sự thay đổi địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước Lào (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Mặt khác về vấn đề nguồn gốc xuất thân, phần lớn bố mẹ của cán bộ Nhà nước có sự thay đổi chức vụ hành chính có trình độ học vấn cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (Bố chiếm 53,2%, mẹ chiếm 47,8%). Trong khi bố có trình độ chuyên môn từ cấp cơ sở trở lên chiếm 26,3%, mẹ chiếm 16,2%. Ngoài ra là mẹ mù chữ chiếm tỷ lệ khá cao, cao hơn bố


mù chữ (mẹ chiếm 36%, bố 20,4%). Đồng thời, phần lớn cán bộ Nhà nước có sự cơ động lên và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp có bố mẹ là cán bộ Nhà nước và một số cũng đã về hưu (Bố chiếm tỷ lệ 45,7% và mẹ chiếm 25,9%). Nhưng cũng có tỷ lệ không nhỏ cán bộ có sự thay đổi chức vụ hành chính và sự thăng tiến nghề nghiệp có bố mẹ là nông dân (Bố 35,6% và mẹ 37,3). Còn nghề nghiệp khác có tỷ lệ rất ít như chủ doanh nghiệp, nông nghiệp, buôn bán, làm thuê, nhân dân… Trong khi, phân tích sâu hơn cũng phát hiện ra, có khá nhiều cán bộ có sự cơ động lên và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp là bố có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước cũng như các cơ quan của Đảng. Theo biểu đồ

3.7 có thể thấy, có tới 48,2% của cán bộ Nhà nước có sự cơ động lên là bố có chức vụ trong cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước. Số liệu này là số liệu khá lớn nhưng cũng có rất nhiều cán bộ có bố mẹ không có chức vụ nào trong cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước. Như vậy, có thể nói rằng, hiện nay nguồn gốc xuất thân như nơi sinh và dòng dòi vẫn còn có ảnh hưởng đáng kể đến sự cơ động xã hội theo chiều dọc đặc biệt là sự cơ động lên và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cán bộ Nhà nước như nơi sinh, chức vụ của bố mẹ, trình độ học vấn, hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ...

“Theo tôi, tôi nghĩ là một số cán bộ có chức vụ trong cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước Lào hiện nay là con cháu của các ông bác chiến sỹ anh hùng, có bố mẹ là cán bộ có công trong công cuộc giải phóng đất nước nhưng những người đó cũng có năng lực, trí tuệ cao, có khả năng trong lãnh đạo-quản lý mới có thể đảm nhận các chức vụ hiện nay như các cán bộ lãnh đạo cấp cao hiện nay hơn 60% là có trình độ chuyên môn rất cao, trong đó có hơn 30% có trình độ chuyên môn cấp tiến sỹ”. (Nữ, 41 tuổi, cán bộ Nhà nước ở tỉnh Luang Pra Băng).

Trình độ chuyên môn và sự cơ động theo chiều dọc


Cơ động lên

Cơ động xuống

79.4 80

58.3

72

48

30.6

11.1

42

46.2 38.5

15.3

25

10

16.9

3.7

20

3

0

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ


Biểu đồ 3.8: Mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn và sự cơ động xã hội theo chiều dọc của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (%).

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019


Nhằm tìm hiểu sâu hơn nữa, có thể thấy học vị, trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ Nhà nước là một vấn đề quan trọng đối với sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi chức vụ hành chính tập trung trong nhóm cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm 67,1% (Cử nhân 35,6%, thạc sĩ 31,5%, tiến sĩ 2,5%) và sự thay đổi này giảm dần theo hướng tỷ lệ thuận với trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ (Cao cấp 15,1%, trung cấp 13,6% và sơ cấp 1,6%).

Phân tích sâu từng nhóm trình độ chuyên môn với hình thức cơ động xã hội có thể thấy rằng, đội ngũ cán bộ Nhà nước có trình độ chuyên môn càng cao càng có sự cơ động lên và thăng tiến địa vị nghề nghiệp nhiều. Như trong biểu đồ 3.8 cho thấy, có tới 80% cán bộ có trình độ chuyên môn tiến sỹ có sự cơ động lên và chỉ có 20% không có sự thay đổi về chức vụ hành chính của họ trong 7 năm qua. Đồng thời nhóm cán bộ Nhà nước có trình độ chuyên môn cử nhân và thạc sỹ cũng có sự cơ động lên và thăng tiến địa vị nghề nghiệp, đề bạt nhiều hơn cơ động xuống. Ngược lại, sự cơ động xuống hay suy giảm, giáng chức, giáng cấp đã tập trung trong nhóm cán bộ Nhà nước có trình độ chuyên môn thấp hơn đại học như nhóm cán bộ có trình độ chuyên môn cao cấp chiếm 15,3%; Sơ cấp chiếm 11,1% và trung cấp chiếm 10%. Một điều khá thú vị khi phân tích sâu vấn đề này cho thấy, có hơn một nửa của nhóm cán bộ có trình độ chuyên môn sơ cấp không có sự thay đổi về chức vụ hành chính của mình, không có sự thay đổi kể cả thăng tiến, suy giảm hoặc dịch chuyển lĩnh vực công tác (chiếm 58,3%).

Trong nhóm cán bộ Nhà nước có sự cơ động lên và thay đổi địa vị nghề nghiệp phần lớn là những người có chuyên môn đào tạo về chuyên ngành nhóm kinh tế và nhóm chính trị-hành chính (Nhóm chuyên ngành Kinh tế chiếm 31,5%; Nhóm chuyên ngành Chính trị và Hành chính chiếm 30,9%). Kế tiếp là nhóm chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn chiếm 20,5%; Và nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ chiếm 11,7%. Còn nhóm khác chiếm tỷ lệ rất ít như nhóm chuyên ngành về an ninh, quốc phòng (2,8%) và nông lâm ngư, môi trường (2,5%). Đồng thời, những cán bộ có sự cơ động lên và thay đổi địa vị nghề nghiệp đều có trình độ lý luận chính trị. Đặc biệt là những cán bộ được qua lớp đào tạo cao cấp lý luận (2 năm) chiếm 40,5% và lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 5 tháng chiếm tỷ lệ 24,1%. Ngoài đó là các lớp trung cấp, sơ cấp chiếm tỷ lệ rất ít.


3.4.1.2. Sự thay đổi về trình độ chuyên môn của cán bộ Nhà nước

Khi nghiên cứu về cơ động xã hội theo chiều dọc, ngoài sự cơ động lên và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp rồi còn phải nói tới sự thay đổi về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và kỹ năng khác của cán bộ Nhà nước.

Bảng 3.9: Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ Nhà nước %



Mức độ sử dụng

Tổng

SL

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Yếu/kém

Không sử dụng được

Trình độ ngoại ngữ

2,1

8,7

34

30

25,2

291

Trình độ tin học/IT

5,6

24,7

44

21

4,7

291

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Có một điều đáng quan tâm trong kết quả nghiên cứu đã thu được là những cán bộ có sự thay đổi chức vụ hành chính dù có trình độ chuyên môn cao, đều qua lớp đào tạo - bồi dưỡng lý luận chính trị nhưng phần lớn lại gặp vấn đề về trình độ sử dụng ngoại ngữ và tin học/IT kém. Có tới 64% của cán bộ Nhà nước có trình độ sử dụng ngoại ngữ từ mức trung bình - yếu và thậm chí không sử dụng được chiếm tới 25,2%. Chỉ có 10,8% cán bộ có sự thay đổi chức vụ hành chính có trình độ sử dụng ngoại ngữ được khá tốt trở lên. Đồng thời, có tới 65% cán bộ có trình độ tin học/IT mức trung bình-yếu. Sử dụng được khá tốt chiếm 30,3% và chỉ có một số ít người không sử dụng được chiếm 4,7%. Đây là một vấn đề đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực của Lào nói chung, đội ngũ cán bộ Nhà nước nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Lý giải cho vấn đề này, dựa trên kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, phần lớn cán bộ Nhà nước có sự thay đổi chức vụ hành chính là được đào tạo trong nước chiếm 89% và chỉ có hơn 10% tốt nghiệp từ nước ngoài; trong đó đa phần là tốt nghiệp từ Việt Nam. Điều đó đã ảnh hưởng đến trình độ ngoại ngữ của cán bộ Nhà nước hiện nay.

Biểu đồ 3 9 Tần suất sự nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng của 3

Biểu đồ 3.9: Tần suất sự nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào (%).

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí