Sự Nỗ Lực Của Cán Bộ Nhà Nước Để Đạt Được Chức Vụ Hành Chính Hiện Nay (%)


MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề ra một số khuyến nghị nhằm điều chỉnh luồng cơ động xã hội thích hợp, tạo điều kiện phát triển nhân lực đội ngũ cán bộ Nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Lào trong tương lai:

Với Đảng và Nhà nước, cơ quan chức năng và xã hội:

Trước hết phải quan tâm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cán bộ Nhà nước. Xây dựng và thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính sách cán bộ nhằm thúc đẩy sự thu hút cán bộ có tri thức cao, tài giỏi vào làm việc ở các cơ quan Đảng và Nhà nước; Cán bộ yên tâm và tập trung làm việc hơn như: chính sách nâng cao thu nhập cho cán bộ Nhà nước; Chính sách hỗ trợ cán bộ học tập và nâng cao trình độ chuyên môn; Chính sách khen thưởng, chính sách lương; Chính sách nhằm nâng cao chất lượng sống cho cán bộ; Các quyết định, Nghị định về sự phát triển và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp….

Thứ hai, nên tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động công tác cán bộ, xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thoáng mở, thực hiện dân chủ, phát huy tính năng động sáng tạo; Nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách về cán bộ nhằm thúc đẩy hoạt động trong đội ngũ cán bộ có hiệu quả hơn.

Thứ ba, định hướng, tạo “Luồng cơ động xã hội” thích hợp đáp ứng nhu cầu của xã hội, của từng đơn vị cơ quan tổ chức. Tạo điều kiện cho cá nhân thăng tiến trong con đường công tác; Phát huy nội lực, tạo sự thăng tiến qua đào tạo bồi dưỡng, lao động trong công việc tích lũy lợi thế. Xóa bỏ “cơ chế xin cho”, “con cháu”, thực hiện xét chọn công bằng, dân chủ, bình đẳng giữa các cá nhân.

Thứ tư, khắc phục tình trạng bất bình đẳng quá lớn giữa nông thôn-đô thị, trung ương-địa phương, nam và nữ. Thực hiện sự công bằng giữa nam và nữ, không phân biệt giữa nông thôn và đô thị. Khắc phục hơn nữa sự khác biệt về sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ Nhà nước tại giữa Trung ương và địa phương; nông thôn và đô thị, nam và nữ.

Thứ năm, thực hiện tốt, có hệ thống và khoa học công tác cán bộ để thu hút được sự tham gia và chọn được cán bộ giỏi vào trong các chức danh, đồng thời sẽ tránh được sự so sánh, sự thiệt thòi và sự mất công bằng trong đội ngũ cán bộ.

Với cán bộ Nhà nước Lào:

Bản thân cán bộ cũng phải nâng cao hơn nữa tri thức, sự sáng tạo, học hỏi, nâng


cao học vị, trình độ chuyên môn, tiếng nước ngoài, IT, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước, và các kiến thức khác để đáp ứng nhu cầu thực tế của đơn vị công tác, cũng như xã hội hiện nay. Đặc biệt là chiến lược trẻ hóa cán bộ, cán bộ trẻ phải học hỏi kinh nghiệm tốt của cán bộ đi trước, và ngược lại cán bộ có đi trước cũng phải tận tình dạy bảo cán bộ trẻ, nhằm khắc phục được tình trạng cán bộ trẻ không đủ điều kiện và không thể thay thế cán bộ già đến tuổi về hưu nhưng vẫn phải kéo dài thời gian về hưu như ở các cơ quan Tỉnh địa phương gặp phải vấn đề này rất nhiều. Cụ thể là:

Bảng 4.17: Sự nỗ lực của cán bộ Nhà nước để đạt được chức vụ hành chính hiện nay (%)


CCác hoạt động

Mức độ nỗ lực


Tổng

Rất

nhiều

Nhiều

Bình

thường

Ít

Rất ít

1. Học tập để nâng cao trình độ học vấn

38,4

53,9

6,7

1

0

100

2. Học tập để nâng cao trình độ chuyên môn

34,5

56,9

8

0,4

0,2

100

3. Học tập để nâng cao trình độ lý luận

chính trị

41,2

51,6

6,5

0.8

0

100

4. Học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ,

tin học

10

30,6

43,9

13,3

2,2

100

5. Học tập các kỹ năng mềm trong lãnh đạo

quản lý

31,2

61,8

6,7

0,4

0

100

6. Hoàn thành công việc được giao

55,3

44,1

0,6

0

0

100

7. Đầu tư nhiều thời gian cho công việc

40,4

54,3

5,3

0

0

100

8. Tận tụy hết lòng vì công việc

55,9

41,4

2,7

0

0

100

9. Quan hệ tốt với cấp trên

26,5

60,2

12,7

0,6

0

100

10. Quan hệ tốt với đồng nghiệp

44,3

53,7

1,8

0,2

0

100

11. Tạo dựng uy tín cá nhân

37,3

57,8

4,9

0

0

100

12. Luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao

sức khỏe

12

42,7

40

5,1

0,2

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 21

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả phục vụ luận án năm 2019

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 4.17), để cán bộ có sự cơ động xã hội hợp thức và có sự thăng tiến nghề nghiệp tốt hơn thì cán bộ phải nỗ lực thêm mấy vấn đề sau: nỗ lực học tập để nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao hơn, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học. Đồng thời, cũng phải hỏi kinh nghiệm của cán bộ đi trước và kỹ năng mền trong lãnh đạo, quản lý. Nỗ lực


vào công việc, hoàn thành tốt các công việc được giao, đầu tư nhiều thời gian cho công việc mình đang đảm nhiệm, tận tụy hết lòng vì công việc. Cùng với sự nỗ lực đó, cũng phải tạo quan hệ tốt với cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp, giữ gìn đoàn kết trong và ngoài cơ quan. Tạo uy tín cá nhân để cấp trên tin tưởng và quan trong hơn nữa là phải giữ gìn sức khỏe, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao…


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Ketmany INTHAVONG (2019), "Cơ động xã hội theo chiều dọc trong đội ngũ cán bộ nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Xây dựng Đảng, (12), tr.60-62; 65.

2. Ketmany INTHAVONG (2020), "Nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhà nước tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (08), tr 69-71.

3. Ketmany INTHAVONG (2020), "Cơ động xã hội theo chiều ngang trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Giáo dục lý luận, (308), tr.81-88.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2009), Lao động - việc làm trong thời kỳ hội nhập, Nxb Lao động và Xã hội.

2. Vũ Hoàng Công (2020), Hệ thống công chức và đào tạo công chức với sự phát triển của đất nước Hà Quốc, Tạp chí Tổ Chức Nhà nước (online), ngày 16/09/2020.

3. Bùi Thế Cường (2010), Từ điển Xã hội học Oxford, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Lê Vinh Danh (2016), Di động xã hội của công nhân trong quá trình phát triển xã hội thời kỳ đổi mới, Tổng luận kết quả nghiên cứu khoa học, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, TP. HCM.

5. Lê Đăng Doanh (2004), Phát triển các thể chế thị trường và giảm nghèo ở Việt Nam: Những thể chế nào là quan trọng đối với sự tăng trưởn dài hạn bền vững ở Việt Nam, Ngân hàng phát triển châu Á.

6. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia.

7. Nguyễn Thanh Dũng (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

8. Gunter Endreweit chủ biên (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới, Hà Nội.

9. Harold Koontz, Cyril o’donnell và Heinz Weihrich (Vũ Thiếu dịch, 1992),

Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.

11. Lê Thúy Hằng (2013), Cơ động nghề nghiệp của thanh niên Hà Nội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Thị Thu Hòa (2020), Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Tổ Chức Nhà nước (online), ngày 16/09/2020.


13. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. J.H.Fischer (1973), Sociology, Nxb Sài Gòn.

15. Đặng Cảnh Khanh (1999), Các nhân tố phi kinh tế xã hội học về sự phát triển,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Khăm Phăn Mi La Vông (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Đỗ Thiên Kính (2007), Di động xã hội giữa các thế hệ trong hai thời kỳ trước và sau đổi mới ở Việt Nam.

18. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Leonard Broom & Philip Selznick (1972), Xã hội học, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Hà Nội.

20. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr.162.

21. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr.449.

22. Nguyễn Thị Thủy Linh (2012), Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo, quản lý về phân tầng xã hội ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. MPI và UNDP (2010), Lao động và tiếp cận việc làm, Hà Nội.

24. C.Mác, Ph.Ănghen (1993), Các Mác-Ph.Awngghe toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. C.Mác, Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Vò Tuấn Nhân (2001), Di động xã hội của cộng đồng khoa học ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

30. Ních Khăm (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội liên hiệp Phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


31. Thang Văn Phúc (chủ biên, 2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Thân Minh Quế (2012), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, Công chức, Luật số 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008.

34. Richard T.Schaefer (2005), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

35. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội - những đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn, Tạp chí Xã hội học, số 3 (91).

36. Nguyễn Đính Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

37. Lê Minh Thông và cộng sự (2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Sheard và Andrew Wester (1993), Nhập môn Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Đào Thanh Trường (2009), Di động xã hội của cộng đồng khoa học, Luận án tiến sĩ xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

40. Đào Thanh Trường (2016), Di động xã hội của nhân lực khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội.

41. Un Kẹo Si Pa Sợt (2011), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

42. Phan Thị Thúy Vân (2013), Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt của hệ thông chính trị phường ở khu vực Tây Nam bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

43. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện xã hội học (2010), Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

44. Vongsavan Xaynhavong (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ, Học viện CHQGHCM, Hà Nội.

45. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM.


B. Tài liệu tiếng nước ngoài

46. Anthony Giddens (1991), Introduction to sociology,New York: WW Northon.

47. Alex Nunn, Dr. Steve Johnson, Dr. Surya Monro, Dr. Tim Bickerstaffe and Sarah Kelsey (2007), Factors influencing social mobility, Department for Work and Pensions, London.

48. Ban Đánh gia chất lượng đào tạo - Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào (2018), Báo cáo Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ cho các cơ quan Trung ương và địa phương từ năm 2013-2017, Viêng Chăn.

49. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2016),Đại hội công tác cán bộ toàn quốc lần thứ X, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn.

50. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng NDCM Lào (2006), Tư tưởng Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản trong công tác xây dựng và mở rộng chế độ Dân chủ định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng.

51. Becker - theo Ruey-Ming Tsay, Hsiu-Jen Jennifer Yeh and Chil-Chia Chuang (2005), The effect of human capital on career Mobility: A comparison of schooling, Job tenure and on-the-job training.

52. Beck, BonB, Lau (2003), The Theory of reflexive modernization: Problematic hypothese and research programme, Theory, Culture & Society, pp 1-34.

53. Blau. Peter M, and Danquing Ruan (1990), Inequality of opportunity in Urban China and American, Research in Social Stratification and Mobility, pp3-32.

54. Bourdier. P (1985), The forms of capital, in Richard Son, J. (ed). Handbook of theory and research for sociology of edu, Greenwood, New York, pp 241-258.

55. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Thống kê năm 2017, Tổng cục Thống kê, Viêng Chăn.

56. Bộ Nội vụ (2015), Nghị định số 2066/BNV, ngày 25/06/2015 về cấp tài liệu học tập, tiền học phí, hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn, tiền lưu trú, Viêng Chăn.

57. Bộ Nội vụ (2016), Tổng hợp thống kê ngành nội vụ năm 2014-2015, National GPAR Program, Viêng Chăn.

58. Bộ Nội vụ (2018), Tổng hợp thống kê cơ cấu cán bộ nhà nước năm 2018, Viêng Chăn.

59. Bun Không La Khăm Sai và các cộng sự (2016), Giáo trình môn công tác tổ chức cán bộ, Nxb Nhà nước, Thủ đô Viêng Chăn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022