Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 9

quốc tế cũng như những quy định của hệ thống văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người.

Cơ cấu tổ chức hoạt động của thủ tục 1503 đã đặt ra cơ chế cho phép uỷ ban nhân quyền những cơ quan có chức năng nhiệm vụ thực thu thủ tục này được xem xét tất cả những hình thức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở mọi nơi xảy ra hiện tượng này. Những trả lời hay sự tuân thủ của các chính phủ, quan điểm của mình và những hành động của chính phủ có liên quan tới những phiên họp bàn của uỷ ban được xem xét một cách kỹ lưỡng.

Nguyên tắc, thủ tục hoạt động của những uỷ ban chức năng thuộc hội đồng kinh tế xã hội có liên hệ chặt chẽ với công việc của uỷ ban nhân quyền theo thủ tục 1503 đồng thời có liên quan đến những bộ phận tiến hành những hoạt động theo thủ tục 1503 quy định theo đúng phạm vi áp dụng của thủ tục.

Giai đoạn thứ nhất trong việc thi hành thủ tục 1503 sẽ do nhóm làm việc về tin tức thẩm tra, sàng lọc những thông tin đã qua xử lý bởi ban thư ký dưới nghị quyết 728F của hội đồng kinh tế xã hội. Tất cả những trả lời từ các chính phủ có liên quan tới những thông tin sẽ được tổng hợp một cách đầy đủ theo đúng nghị quyết 728F. Do tính chất của công việc một sự phân công nhiệm vụ sẽ được thông qua bởi tất cả những thành viên trước khi thẩm tra sàng lọc thông tin. Trước khi lựa chọn nhóm làm việc về thông tin sẽ thảo luận toàn thể, nếu không có sự nhất trí một cuộc bỏ phiếu sẽ được tiến hành để quyết định xem có đưa ra một thông tin liên quan đến vi phạm nhân quyền ra trước tiểu ban hay không. Không có sự nhất trí của ít nhất là ba thành viên trong 5 thành viên của nhóm thì những thông tin đó sẽ không được gửi tới tiểu ban. Nhóm làm việc có thể sẽ quyết định hoãn đưa ra quyết định đối với một thông tin để tiếp tục thảo luận vấn đề này ở một phiên họp tiếp theo. Phiên họp sẽ được tiến hành theo chu kỳ hai tuần nhằm chuẩn bị những báo cáo mật gửi tới tiểu ban.

Giai đoạn thứ hai của việc thực thì thủ tục 1503 tiểu ban ngăn ngừa việc phân biệt đối xử và bảo vệ dân tộc thiểu số xem xét thông tin và những trả lời từ phía chính phủ có liên quan đã có sự tham gia của nhóm làm việc trước đó nhằm quyết định những tình huống cụ thể để đưa lên uỷ ban nhân quyền xem xét. Tiểu

ban cũng có nhiệm vụ tổng hợp và kiểm tra những thông tin có liên quan trong những năm gần đây tiểu ban quyết định vấn đề trên bằng việc bỏ phiếu kín theo sự cho phép của nghị quyết 1991/ 32 của Hội đồng kinh tế xã hội. Tiểu ban cũng có thể hoãn việc đưa ra quyết định bằng việc thực hiện và quyết định tại một phiên họp sau đó. Tiểu ban có trách nhiệm báo cáo lên uỷ ban nhân quyền tình huống công việc của mình theo đúng trình tự thủ tục 1503.

Khi thông qua một quyết định để đưa một vụ việc lên uỷ ban nhân quyền, tiểu ban có trách nhiệm phải thông báo trực tiếp cho chính phủ có liên quan và hướng dẫn chính phủ để trình những báo cáo về những biện pháp mà chính phủ đã thực hiện lên uỷ ban nhân quyền khi uỷ ban xem xét báo cáo đó ở phiên họp sau đó theo trình tự đã được quy định tại quyết định ngày 6/3/1974 của uỷ ban nhân quyền.

Giai đoạn thứ ba được giao cho nhóm làm việc về những tình huống nhằm kiểm tra những tin tức và những tài liệu được thụ lý để uỷ ban xem xét tại phiên họp sau đó theo quy định của thủ tục 1503 và nhóm làm việc sẽ làm nhuững bình luận về vụ việc trình uỷ ban nhằm đưa ra những hành động áp dụng cho những trường hợp cụ thể. Nhóm làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ của mình để uỷ ban giải quyết vụ việc tại phiên họp sau đó. Nhóm làm việc phải được báo cáo mật cho uỷ ban xem xét. Để cho quốc gia liên quan tiếp tục tham gia ở vụ việc ở cấp uỷ ban, nhóm làm việc sẽ thông báo cho chính phủ liên quan tiến hành nội dung thuộc thẩm quyền nhận xét của nhóm.

Giai đoạn thứ tư là giai đoạn cuối cùng trong việc thực hiện nghị quyết 1503, giai đoạn này thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân quyền trên cơ sở những bình luận, nhận xét của nhóm làm việc về tình huống, uỷ ban xem xét những tình huống cụ thể đã được xem xét bởi tiểu ban cũng như những tình huống đã được quyết định ở phiên họp trước đó để uỷ ban xem xét lại. Uỷ ban nhân quyền cũng xem xét tất cả những trả lời có liên quan của chính phủ dưới nghị quyết 728 F và những biện pháp được chính phủ áp dụng để tuân thủ việc bảo vệ quyền con người theo quyết định ngày 6/3/ 1974 của uỷ ban nhân quyền. Theo trình tự thủ tục của giai đoạn thứ tư này chính phủ có liên quan trực tiếp đến những vụ việc được uỷ

ban nhân quyền thụ lý sẽ được mời tham gia phiên họp bàn của uỷ ban nhân quyền để chứng kiến và trả lời những câu hỏi do thành viên uỷ ban nhân quyền dặt ra. Đại diện của chính phủ có liên quan có quyền tham dự và tham gia toàn bộ cuộc thảo luận liên quan đến đất nước họ và phải có mặt khi uỷ ban nhân quyền quyết định những biện pháp được áp dụng trong vụ việc này theo quyết định ngày 7/3/1980 của uỷ ban nhân quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Để thực hiện nghị quyết số 1503, trong khi uỷ ban xem xét vụ việc uỷ ban có quyền quyết định để nghiên cứu tình huống cụ thể một cách kỹ lưỡng hoặc một uỷ ban lâm thời sẽ điều tra vụ việc này, uỷ ban phát triển việc thực hiện cơ chế của mình theo đúng tinh thần của nghị quyết 1503. Tuy nhiên từ khi quyết định 1503 có hiệu lực uỷ ban nhân quyền mới duy nhất một lần áp dụng việc nghiên cứu tình huống một cách cụ thể kỹ lưỡng còn việc thành lập một uỷ ban lâm thời để điều tra sự việc thì chưa được áp dụng vào một trường hợp cụ thể nào.

Để thay thế những biện pháp có thể được áp dụng theo quy định trên đây của nghị quyết 1503, uỷ ban nhân quyền đã đưa ra bốn biện pháp có thể được áp dụng theo đúng thủ tục 1503.

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 9

- Chấm dứt việc xem xét vụ việc.

- Giữ vụ việc để xem xét trên cơ sở những thông tin nhận được thêm từ chính phủ có liên quan và bất cứ thông tin nào được chuyển đến uỷ ban theo thủ tục 1503 . Giữ vụ việc để xem xét và bổ nhiệm một chuyên gia độc lập liên quan trực tiếp với chính phủ và nhuững người có liên quan sau đó chuyên gia có trách nhiệm báo cáo lại cho uỷ ban tại phiên họp tiếp theo để tiếp tục công việc uỷ ban nhân quyền có thể yêu cầu tổng thư ký bổ nhiệm một chuyên gia đặc biệt tiếp xúc trực tiếp với chính phủ và những người có liên quan tại quốc gia đó.

- Ngừng xem xét vụ việc theo đúng thủ tục luôn được quy định bởi nghị quyết 1503 để xem xét vụ việ c theo một thủ tục công khai quy định bởi nghị quyết 1235.

- Nhìn chung tất cả những giai đoạn thực hiện nghị quyết 1503 được những bộ phận liên quan bàn bạc một cách kín đáo, những báo cáo tổng kết mật được ban

hành giành cho những cuộc họp kín của tiểu ban và uỷ ban, không giành cho nhóm làm việc về thông tin cũng như nhóm làm việc về tình huống.

- Nhóm làm việc về thông tin, tiểu ban hay nhóm làm việc về tình huống không được công bố những quyết định của mình. Tuy nhiên sau khi uỷ ban đặt ra những kết luận về công việc từng năm của mình theo nghị quyết 1503 chủ tịch uỷ ban sẽ thông báo công khai và chỉ ra những quốc gia là đối tượng đã được uỷ ban xem xét. Thực tế này đã được áp dụng từ năm 1978. Chủ tịch uỷ ban cũng có thể chỉ ra những quốc gia liên quan ngay khi uỷ ban xem xét vụ việc theo thủ tục.

Tiêu chuẩn để quyết định việc chấp nhận những thông tin được nghị quyết 1503 đặt ra và tiểu ban cũng đề ra những tiêu chuẩn về những thông tin sẽ được tiếp nhận sau đó nghị quyết sẽ đặt ra những tiêu chuẩn để xem xét đối tượng trong nguồn thông tin nội dung của thông tin đặc điểm của thông tin và thời gian để tiếp nhận thông tin, tất cả những tiêu chuẩn này cũng được nhóm về tình huống uỷ ban nhân quyền cho hoạt động khi giải quyết những thông tin đồng thời tất cả những tiêu chuẩn này cũng là cơ sở để nhóm làm việc và tiểu ban thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. việc xem xét những tình huống cụ thể được đưa đến uỷ ban nhân quyền theo đúng thủ tục có thể vẫn bị đình chỉ nếu những tình huống này không đáp ứng được những tiêu chuẩn về việc chấp nhận các thông tin.

Từ khi hoạt động theo thủ tục 1503 được uỷ ban nhân quyền áp dụng năm 1974 hơn 60 quốc gia đã liên quan đến thủ tục này.

b. Thủ tục kèm theo những công ước quốc tế.

Theo hướng bảo vệ quyền con người của những công ước quốc tế có 3 cơ chế theo công ước được áp dụng cùng một thủ tục nhằm giải quyết những thông tin tố cáo có sự vi phạm nhân quyền theo quy định của những công ước quốc tế về quyền con người. Đó là thủ tục được quy định bởi nghị định thư bổ sung về công ước về quyền dân sự chính trị, thủ tục được quy định theo điều 22 của công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử thô bạo, thủ tục được quy định tại điều 14 của công ước quốc tế về loại trừ những hình thức phân biệt đối xử. Ngoài ra còn có một thủ tục giải quyết đến những thông tin theo quy định tại điều 77 công ước

quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và gia đình họ. Tuy nhiên đề tài không nghiên cứu thủ tục này vì công ước vốn chưa có hiệu lực.

Nghị định thư bổ xung của công ước vì quyền dân sự chính trị được thông qua để các quốc gia tham gia ký kết phê chuẩn theo nghị định 2200 A ngày 16/12/1996 của đại hội đồng. Nghị định thư có hiệu lực ngày 23/3/1976. 86 nước trong 132 nước thành viên công ước đã trở thành thành viên của nghị định thư bổ xung.

Công ước chống tra tấn và đòi xử thô bạo có hiệu lực ngày 26/6/1967.

Công ước về loại bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc được đại hội đồng thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1965 và có hiệu lực ngày 4/1/1969. Điều 14 của công ước đặt ra một thủ tục về việc tiếp nhận những tố cáo từ cá nhân hoặc nhóm người cho rằng họ là nạn nhân của bạo lực do các quốc gia thực hiện và đã vi phạm quyền được ghi nhận trong công ước. Việc tham gia của uỷ ban về loại trừ phân biệt chủng tộc nhằm giải quyết những tố cáo có hiệu lực ngày 3/12/1982 theo quyết định tại điều 14/9 của công ước.

Ba công ước được đặt trên những thủ tục chung. Những đặc điểm cơ bản của nghị định thư bổ xung cũng được áp dụng với những chi tiết thích đáng khác. Dù thế cả ba công ước nói trên được chia thành hai giai đoạn chính đó là giai đoạn chấp nhận và giai đoạn xử lý những vấn đề liên quan. Tiêu chuẩn để chấp nhận là tương tự như nhau và việc kiểm tra giá trị của những tố cáo được thực hiện theo kiểu tương tự . Bởi vậy thủ tục kín này được xác định theo một số điểm chính sau đây.

Việc chấp nhận.

Những quy tắc và tiêu chuẩn quy định việc chấp nhận những thông tin được đặt ra 1.2.3 và 5 chương II của nghị định thư bổ sung. Tất cả những tiêu chuẩn vào nguyên tắc này được trình bày thêm trong nội dung điều 87 điều 92 cuả thủ tục do uỷ ban nhân quyền tiến hành.

Bước mở đầu sơ bộ đánh giá và xem xét những thông tin được trình bày theo nghị định thư bổ xung có thể được giao phó cho một uỷ ban, uỷ ban này hoạt động như những đặc phái viên đặc biệt đối với những thông tin mới. Bước mở đầu

này còn có thể giao cho một nhóm làm việc, nhóm làm việc này quyết định xem những thông tin vừa được kiểm tra để tiếp nhận hay nhận xét gửi tới uỷ ban thông tin này không được chấp nhận mà không cần phải kiểm tra lại tại các quốc gia thành viên. Tiếp theo đó là những hoạt động nếu có cơ sở chắc chắn thì tuyên bố thông tin không được chấp nhận. Tuy nhiên nhóm làm việc về thông tin thuộc uỷ ban có thể tuyên bố chấp nhận những thông tin trong trường hợp khác nhóm làm việc không được tuy bố là không chấp nhận những thông tin đó. Một quyết định chấp nhận thông tin cần có sự nhất trí của tất cả 5 thành viên của nhóm. Nếu không tiếp nhận thông tin nhóm làm việc sẽ đưa ra một nhận xét trong một phiên họp toàn thể. Uỷ ban trong phiên họp toàn thể cũng làm việc trê cơ sở nhận xét của nhóm làm việc để đưa ra tuyên bố thông tin không được chấp nhận.

Giai đoạn tiếp nhận thông tin.

Giai đoạn này được thực hiện theo những bước sau:

- Thứ nhất thông tin phải có tên người gửi rõ ràng và do cá nhân, những cá nhân là đối tượng của phán quyết thuộc quốc gia thành viên của nghị định thư.

- Cá nhân tố cáo trong một cách thể hiện rõ ràng là nạn nhân của những hoạt động bạo lực được tiến hành bởi quốc gia thành viên và việc đó đã xâm phạm đến những quyền được công ước bảo vệ. Thông thường thông tin được gửi tới do những cá nhân hoặc đại diện của họ. Uỷ ban có thể chấp nhận xem xét những thông tin trên cơ sở lý luận của nạn nhân rằng họ không thể đệ trình những thông tin đó.

- Thông tin được chấp nhận nếu không tạo ra một sự vi phạm về thẩm quyền theo quy định của nghị định thư.

- Thông tin đưa ra không được mâu thuẫn với những quy định của công

ước.

- Vấn đề nêu trong nội dung thông tin không là đối tượng của một thủ tục

điều tra quốc tế hoặc giải quyết theo quy định quốc tế.

- Cuối cùng cá nhân đã sử dụng tất cả những biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật quốc gia thành viên mà cá nhân là công dân.

Trong việc áp dụng những tiêu chuẩn chấp nhận thông tin, uỷ ban quy định những trường hợp được xem xét liên quan đến địa vị pháp lý của tác giả, khái niệm chung về nạn nhân, sự quan hệ giữa ngày có hiệu lực của nghị định thư và những quốc gia liên quan, khái niệm luật pháp quốc gia, yêu cầu của việc tạo ra những vấn đề tương tự theo quy định của luật quốc tế sự tác động do sự bảo vệ của quốc gia thành viên đối với việc tham gia của uỷ ban, sự tìm hiểu việc không có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết, tìm hiểu việc tạo ra một tố cáo. Việc lạm dụng thẩm quyền đệ trình mà cụ thể là liên quan đến yêu cầu của việc trước tiên phải sử dụng hết những biện pháp quy định của pháp luật quốc gia trước khi uỷ ban có thể chấp nhận vụ việc. Như vậy trong việc tiếp nhận vụ việc có hàng loạt những vấn đề có liên quan cần có quy định rõ ràng của uỷ ban. việc quy định này sẽ làm cho quá trình tiếp nhận thông tin được cụ thể rõ ràng hơn.

2. Kiểm tra giá trị của yêu cầu.

Sau khi một thông tin được tuyên bố là chấp nhận nhóm làm việc sẽ tiến tới xem xét giá trị của yêu cầu và chuẩn bị những quan điểm của mình để xem xét trong một phiên họp toàn thể. Cuối cùng quan điểm sẽ được thông qua toàn bộ do uỷ ban sau đó bắt đầu việc hành động hoặc bỏ qua những yêu cầu để tìm hiểu xem có sự vi phạm công ước hay không. Uỷ ban cũng có thể kiểm tra xem những điều khoản của luật quốc gia có phù hợp với quy định của công ước hay không. Bất cứ thành viên nào của Uỷ ban cũng có thể đóng góp quan điểm cá nhân vào quan điểm chung của uỷ ban. Nếu như uỷ ban quyết định rằng một quốc gia thành vi phạm nghĩa vụ theo quy định của công ước thì có thể đưa ra một biện pháp áp dụng thích hợp với sự vi phạm này như bồi thường hoặc trả tự do nếu quốc gia áp dụng biện pháp bắt giữ hoặc bỏ tù, xét xử lại hoặc những biện pháp bào chữa, biện hộ khác bao gồm việc thay đổi nội dung pháp luật quốc gia phù hợp với những quy định của công ước mà quốc gia là thành viên. Uỷ ban sẽ liên kết nhằm thiết lập một cách giải thích theo một cơ cấu để nhằm thuyết phục chính phủ đưa ra những cố gắng theo quan điểm của chúng ta.

Những quy định của uỷ ban sẽ được công bố theo những báo cáo hàng năm dưới đại hội đồng. Hiện nay những quyền được ghi nhận trong phần 3 của công

ước từ điều 6 đến điều 27. Chúng ta có thể kể ra đây quyền sống được quy định tại điều 6 quyền không bị đánh đập tra tấn và đòn tử với đúng giá trị của con người được quy định tại điều 6 và điều 10 quyền không bị bắt giữ giam cầm quy định tại điều 9, quyền được xét xử tại một phiên toàn công bằng, Điều 14 quyền tự do ngôn luận, Điều 19….Nhìn chung uỷ ban đưa ra một kết luận rằng tất cả luật của các quốc gia thành viên không nên có sụ phân biệt và khi áp dụng pháp luật cũng không có bất kỳ sự phân biệt nào theo đúng quy định của công ước về quyền dân sự chính trị, công ước về quyền kinh tế xã hội.

Những biện pháp tạm thời.

Theo những quy định về thủ tục về uỷ ban thì uỷ ban có thể tiến đến quan điểm cuối cùng đối với một thông tin, sau đó có thể thông báo những biện pháp tạm thời nhằm bảo vệ và mong muốn tránh cho nạn nhân của việc vi phạm những thiệt hại không thể bù đắp tới quốc gia thành viên uỷ ban yêu cầu những biện pháp tạm thời nhằm bảo vệ nạn nhân phải được tiến hành trong những vụ tù nhân chết hàng loạt và những trường hợp khác. Với những hạn chế nhất định quốc gia thành viên cam kết với những yêu cầu của uỷ ban đối với những biện pháp bảo vệ tạm thời.

Theo cách thức được trình bày như trên uỷ ban đã thực hiện nhiều vụ việc. Từ khi uỷ ban bắt đầu thực hiện công ước theo nghị định thư năm 1977 đã có 671 trường hợp được đăng ký và đặt ra trước uỷ ban để kiểm tra có liên quan đến 50 nước trên thế giới.

Tính đến thời điểm cuối cùng và thời gian giới hạn bởi công ước và những nguyên tắc, thủ tục của uỷ ban như thời hạn đối với những quốc gia thành viên đệ trình thông tin làm rõ, tuân thủ và bình luận nhận xét đối với từng vụ việc cụ thể vì uỷ ban có thể phải mất tới từ 3 đến 4 năm để giải quyết một vụ việc từ khi tiến hành các công việc cho đến khi thông qua một quan điểm. Trong 636 tin tức được uỷ ban tiếp nhận có nhiều loại khác nhau được chia thành nhiều loại như tuyên bố không chấp nhận 219 trường hợp, 108 trường hợp rút lui và ngừng. Có trường hợp uỷ ban tuyên bố chấp nhận nhưng không đưa ra kết luận. Với thời gian để giải

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí