Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Con Người Của Việt Nam.

luật trong việc bảo vệ quyền công dân đều là việc thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Chỉ thị của ban bí thư ngày 12/07/1992 đã chỉ rõ “Cần tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học về quyền con người, làm cơ sở cho công tác tư tưởng và cho việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về quyền con người, tạo ra thể chủ động chính trị trong cuộc đấu tranh về quyền con người trên trường quốc tế ”.

Quan điểm của đảng ta về vấn đề quyền con người bao gồm những nhiều luận điểm nhằm đảm bảo và phát triển quyền con người một cách toàn diện. Đảng ta chủ trương thống nhất tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người. Điều này cho phép chúng ta vừa áp dụng những nguyên tắc, những giá trị chung cho mọi đối tượng đồng thời lại kết hợp với những đặc điểm về kinh tế chính trị văn hoá của chúng ta để việc thực hiện quyền con người được bảo đảm tốt hơn. Khi thừa nhận sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, thì trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta sẽ không bị coi là mâu thuẫn và trái ngược với những quy định chung của cộng đồng quốc tế. Nguyễn tắc kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù là cơ sở phương pháp luận khoa học để nhận thức và giải quyết đúng các vấn đề về quyền con người cụ thể trong quan hệ quốc gia và quốc tế. Quyền con người, quyền công dân trước đây được xem là những khái niệm khác nhau nhưng giờ đây hai khái niệm này đã có sự thống nhất cơ bản. Những chủ trương chính sách nhằm đảm bảo và phát triển quyền con người cũng là phát triển quyền công dân và ngược lại. Chúng ta không thể đồng nhất hai khái niệm này nhưng giữ chúng có một sự quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đánh giá lại về những quy định nhằm bảo vệ quyền nói chung của nhân dân Việt Nam. Chúng ta đã có những nhận thức phù hợp hơn đó là quyền con người, quyền công dânphụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam.

Quyền con người không thể cao hơn, trình độ phát triển kinh tế, nếu như chúng ta quy định những điều mà yếu tố quy định không cho phép chúng ta thực hiện thì giá trị của pháp luật, của chính sách sẽ bị nghi ngờ.

Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử thế giới về vấn đề bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở những tuyên bố chung về quyền con người hàng loạt những công ước quốc tế đã ra đời nhàm bảo vệ một cách chắc chắn quyền con người. Tuyên ngôn nhân quyền không phải là một văn bản pháp lý quốc tế ràng buộc những quốc gia thành viên song ý nghĩa của nó thì thật là to lớn đối với toàn bộ hệ thống những công ước quốc tế bảo vệ quyền con người. Tương tự như vậy, đường lối chủ trương chính sách của đảng ta rất quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển quyền con người. Nhưng để quyền con người được thực hiện một cách hiệu quả nhất thì cần phải có hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người. Với những nhận thức chung như vậy, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong các bản hiến pháp của chúng ta và nhiều những đạo luật nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân như luật dân sự, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật báo chí, pháp lệnh về tổ chức luật sư… Từ những quan điểm hết sức cơ bản kể trên Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách về quyền con người, quyền công dân.

- Dân chủ và quyền con người, quyền công dân là một nội dung cơ bản của chính sách của đảng và Nhà nước ta dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề quyền con người, quyền công dân. Những nội dung của quyền con người, quyền công dân chỉ được đảm bảo trong một chế độ dân chủ. Dân chủ là một hình thức Nhà nước thừa nhận quyền bình đẳng của mọi người tham gia vào công việc Nhà nước. Sự bình đẳng, tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước là yếu tố quyết định bản chất dân chủ của chế độ, xã hội và một Nhà nước dân chủ sẽ là cơ sở đảm bảo quyền, sự bình đẳng và tự do của con người. Lịch sử đã chứng minh, sự phát triển của quyền và tự do của con người luôn luôn nằm trong mối tương quan với sự phát triển của dân chủ. Với sự gắn bó giữa quyền con người và dân chủ thì việc thực hiện và đảm bảo quyền con người phụ thuộc nhiều vào quá trình dân chủ hoá.

- Kinh tế có tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện quyền con người, quyền công dân. Yếu tố kinh tế có tính quyết định đối với thực hiện và mở rộng quyền con người, quyền công dân. Trong chủ trương, chính sách đảm bảo quyền con

người, quyền công dân, nhiều quyền không có khả năng thực hiện vì lý do kinh tế. Để phát triển và đảm bảo quyền một cách rộng mở hơn nữa cần có những bước phát triển về kinh tế nhằm tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc thực hiện và đảm bảo một số quyền. Trên cơ sở mối quan hệ giữa kinh tế với quyền con người, Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm đưa nước ta trở thành một nước dân giàu, nước mạnh để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với việc chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần một số quyền đã được thực hiện như quyền tự do kinh doanh…Vốn đã phát triển này, không lâu những quyền được coi là khó thực hiện liên quan đến những vấn đề kinh tế sẽ được đảm bảo trong một tương lai gần.

- Chính sách xã hội gắn với quyền con người, quyền công dân là một chính của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển một cách toàn diện xã hội và con người. Việc giải quyết những vấn đề xã hội đều có ảnh hưởng tới vấn đề quyền con người, điều này có thể cải thiện hoặc phát triển những nhóm quyền có liên quan chặt chẽ với tình hình kinh tế xã hội. Việc giải quyết những vấn đề xã hội như thất nghiệp, tội phạm, trẻ em lang thang, lao động trẻ em… đều có ảnh hưởng, tác động đến những quyền như quyền trẻ em, quyền có việc làm… Chính vì vậy Đảng ta chủ trương giải quyết những vấn đề xã hội như:

Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Khuyến khích làm giàu hợp pháp đối với tích cực xoá đói, giảm nghèo. Thu hoạch dần khoảng cách về trình độ phát triển về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc về đoàn kết một số vấn đề cần giải quyết trong những năm tới là:

Tập trung sức tạo việc làm cho người lao động.

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 11

Thực hiện xoá đói giảm, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động nhâ đạo, từ thiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất của nhân dân.

Đẩy mạnh công tác dân số kế hoach hoá gia đình .

Đẩy mạnh tệ nạn xã hội

Tất cả những vấn đề trên đây sẽ được quy định một cách chặt chẽ trong những đạo luật nhằm đảm bảo sự thực hiện, hiệu quả và thành công.

- Dân trí, thông tin có mối liên hệ chặt chẽ với quyền con người, quyền công dân. Trong một xã hội dân chủ mọi người đều có thể tham gia vào những công việc của Nhà nước cũng như những công việc xã hội khác nếu có khả năng. Trình độ dân trí của một quốc gia có ảnh hưởng đến quá trình công nhận và đảm bảo thực hiện quyền con người. Việc công nhận và bảo vệ quyền con người chịu sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội. Dư luận xã hội xuất phát từ những vấn đề thực tế trong đời sống xã hội về mọi khía cạnh của đời sống trong đó có lĩnh vực quyền con người, quyền công dân, ở những nước có trình độ dân trí cao và thông tin không bị bưng bít, thì vấn đề quyền con người là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi người vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến họ, việc thực hiện hoặc những vi phạm quyền con người đều được thông tin công khai và kịp thời. Điều này tác động tích cực đối với vấn đề quyền con người. Ngược lại ở những nước có trình độ dân trí thấp vấn đề quyền con người sẽ trở thành xa lạ với nhân dân nói chung và sẽ không tạo ra được sức mạnh, tác động đến ghi nhận và bảo đảm quyền con người từ phía Nhà nước. Điều này dẫn đến việc chính các cơ quan Nhà nước cũng xem nhẹ vấn đề quyền con người , quyền công dân. Vì những lý do này Đảng ta đã đặt quyền con người trong mối quan hệ với dân trí và thông tin. Trải qua các thời kỳ đại hội, Đảng đã có sự quan tâm đúng mức đối với lĩnh vực khoa học và giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của chúng ta. Đảng ta chủ trương tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong đó công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công cuộc này. Nhằm nâng cao trình độ dân trí công tác giáo dục được quan tâm một cách đáng kể. Giáo dục tiểu học đã được phổ cập, nhiều hình thức giáo dục, đào tạo được áp dụng nhằm nâng cao trình độ dân trí. Hệ thống giáo dục được phát triển đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhằm tạo ra một sự giáo dục đông bộ giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, miền núi. Cùng với việc giáo dục những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, sách báo, phim ảnh, và các loại hình nghệ thuật cũng được đưa tới những vùng có trình độ dân trí thấp với mục đích

phát triển, nâng cao trình độ dân trí, vấn đề quyền con người quyền công dân cũng được người dân ở mọi miền tiếp thu một cách nhanh chóng. Bằng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, người dân ở mọi miền của tổ quốc đã biết được nội dung những quyền được ghi nhận trong hiến pháp và các đạo luật khác. Những quyền như quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận kiến nghị với cơ quan Nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, khiếu nại tố cáo đã được nhân dân sử dụng rất rộng rãi. Bên cạnh giáo dục vấn đề thông tin đã được thực hiện rất tốt. Những thông tin mọi mặt về kinh tế chính trị, văn hoá đã được chuyển đến mọi người thông qua hệ thống truyền hình, truyền thanh của trung ương và địa phương, thông qua báo chí, phim ảnh. Người dân không chỉ nắm vững tình hình chính trị trong nước mà những vấn đề quốc tế khác cũng được thông tinđầy đủ và chi tiết. Rõ ràng chính sách gắn dân trí, thông tin với quyền con người, quyền công dân của đảng, Nhà nước đã mang lại những thành tựu đối với lĩnh vực quyền con người, quyền công dân.

- Cuối cùng là chính sách xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng với việc phát triển quyền con người, quyền công dân. Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Vấn đề quyền con người được đảm bảo khi đáp ứng được những điều kiện cơ bản là được pháp luật ghi nhận, bảo vệ và pháp luật đó được tôn trọng thực hiện. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước dân chủ trong đó pháp luật được tôn trọng thực hiện và đảm bảo sự tự do bình đẳng và những quyền hợp pháp chính đáng khác của con người. Nhà nước pháp quyền còn là Nhà nước có sự phân công phân nhiệm rành mạch giữa hệ thống cơ quan Nhà nước, hiến pháp, các bộ luật và những cam kết quốc tế được thực hiện triệt để. Một Nhà nước như vậy hoàn toàn phù hợp yêu cầu của quyền con người, quyền công dân vì quyền con người sẽ không được bảo vệ nếu hiến pháp các bộ luật không ghi nhận và bảo vệ nó, cho dù hiến pháp ghi nhận và bảo vệ những hệ thống pháp luật đó không được tôn trọng thực hiện thì vấn đề quyền con người vẫn bị vi phạm. Nhà nước pháp quyền và quyền con người, quyền công dân là những người bạn đồng hành vì Nhà nước pháp quyền là cơ sở đảm bảo cho quyền con người, quyền công dân được

thực hiện. Chính vì vậy chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã hàm chứa vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Từ những chủ trương đường lối cơ bản nhằm bảo vệ con người , quyền công dân nói trên có thể khẳng định rằng đảng ta hết sức quan tâm đến vấn đè quyền con người quyền công dân. Vấn đề quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện như hiện nay trước hết là nhờ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng ta đối với vấn đề quyền con người, quyền công dân.

3.2.Pháp luật bảo vệ quyền con người của Việt Nam.

Bao gồm rất nhiều công việc khác nhau như kí kết, phê chuẩn, thực hiện điều ước, chấp nhận những yêu cầu, kết luận của những uỷ ban nhân quyền do hội đồng kinh tế thiết lập hoặc được thành lập bởi những công ước về quyền con người. Tuy nhiên mỗi việc tham gia vào việc đảm bảo quyền con người quốc tế này có những giá trị quốc tế khác nhau. Có những quốc gia có thể tham gia nhiều vào các công ước bảo đảm quyền con người quốc tế nhưng tình hình nhân quyền tại quốc gia đó vẫn không bị coi là tồi tệ, ngược lại có những quốc gia tham gia vào nhiều công ước quốc tế nhưng tình hình nhân quyền tại quốc gia đó vẫn tồn tại những vấn đề mà dư luận quan tâm. Bởi vì khi tham gia các công ước quốc tế bảo đảm quyền con người là cam kết thực hiện những nghĩa vụ quy định trong công ước quốc tế, nhưng có khi những cam kết đó không được thực hiện. Trong trường hợp này nếu có những đơn thư khiếu nại, tố giác quốc gia không thực hiện những nghĩa vụ quốc tế thì uỷ ban nhân quyền sẽ đưa ra những quan điểm của mình đối với quốc gia và cá nhân có liên quan nhằm đảm bảo cho những quy định của công ước được thực hiện. Nhìn chung vấn đề quyền con người được thực hiện khi những quốc gia tham gia, phê chuẩn và thực hiện những cam kết quốc tế đó. Có một trường hợp cũng được xem như là tham gia vào việc bảo đảm quyền con người quốc tế là quốc gia không cam kết thực hiện những nghĩa vụ bảo đảm quyền con người quốc tế nhưng trong phạm vi quốc gia mình quyền con người vẫn được tôn trọng. Đây là một trường hợp rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên phương pháp phê chuẩn hoặc gia nhập và tổ chức thực hiện những cam kết quốc tế về quyền con người vẫn được xem là một phương pháp chuẩn mực.

Trên quan điểm bảo vệ quyền con người, Việt Nam đã đóng góp, tham gia tích cực vào việc bảo vệ quyền con người toàn cầu. Để hoà mình vào việc nỗ lực bảo vệ quyền con người của cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tích cực tham gia vào những công ước quốc tế trong lĩnh vực này bằng cách tham gia xây dựng, ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Tính đến năm 2000 Việt Nam đã tham gia vào tám công ước trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người và tham gia vào những công ước có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người như bốn công ước Giơ - ne – vơ về bảo vệ thường dân trong chiến tranh, về đối xử với tù binh, cải thiện tình trạng thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang, công ước của tổ chức lao động quốc tế ILO về những vấn đề như tuổi tối thiểu của trẻ em, chế độ nghi ngờ hàng tuần, việc sử dụng lao động phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất và trong hầm mỏ, về vệ sinh, an toàn lao động. Trong việc tham gia tám công ước bảo vệ quyền con người do thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nên được thực hiện bằng hai cách đó là ký kết, phê chuẩn và gia nhập. Một số công ước được phê chuẩn trong thời điểm Việt Nam chưa trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc chính vì vậy mà chúng ta chỉ tham gia bằng cách gia nhập công ước. Những công ước được xây dựng sau khi chúng ta trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc thì có thể được thực hiện bằng cách ký kết và phê chuẩn như: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Việt Nam phê chuẩn ngày 19 – 3- 1982, Công ước về quyền trẻ em Việt nam phê chuẩn ngày 20 tháng 2 năm 1990.

Dưới đây là danh sách những công ước Việt Nam gia nhập.

- Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng có hiệu lực ngày 12 – 1- 1951, Việt Nam gia nhập ngày 24 –9 – 1982.

- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá có hiệu lực ngày 3-1-1976 Việt Nam gia nhập ngày 24 – 9 – 1982 công ước không áp dụng những hạn chế luật định đối với những tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại có hiệu lực ngày 11- 11-1970 Việt Nam gia nhập ngày 4 – 6 – 1983.

- Công ước quốc tế về ngăn chặn và trừng trị tội ác Apacthai, có hiệu lực ngày 18 – 7 – 1976, Việt Nam gia nhập ngày 9 – 6 – 1981.

Điều ước quốc tế được thực hiện trên lãnh thổ một quốc gia thành viên bằng hai cách. Một số quốc gia đồng ý để nội dung để điều ước qua điều ước quốc tế có giá trị trực tiếp trên lãnh thỏ quốc gia mình, một số nước lại thực hiện cong ước bằng cách “nội luật hoá” những quy định của điều ước Việt Nam theo nguyên tắc luật pháp quốc tế không trực tiếp có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam và để thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết trong những công ước mà Việt Nam tham gia xây dựng công tác pháp luật phù hợp với những quy định của công ước đã tiến hành một cách tích cực.

Hiến pháp 1992 là văn bản ghi nhận một cách toàn diện nội dung quyền con người, quyền công dân. Nội dung của hiến pháp về vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã thể hiện một cách khá đầy đủ những nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện trong những công ước quốc tế về quyền con người. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm 33 điều luật quy định quyền của công dân trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá chính trị và những nội dung khác phù hợp với công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ công ước về loại trừ các hình thức về phân biệt chủng tộc, công ước về quyền trẻ em … trước pháp luật.

Quyền bình đẳng là một trong những quyền quan trọng nhất của con người, tại điều 5 công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc có ghi “nhân quyền được đối xử bình đẳng trước toà cũng như trước cơ quan bảo vệ pháp luật khác”. Tại điều 14 của công ước về quyền dân sự chính trị có viết: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước toà án và cơ quan tài phán”. Trong xã hội hiện nay, pháp luật là cơ sở để thực hiện và bảo đảm quyền con người chính vậy mà việc ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật chính là thừa nhận giá trị và phẩm giá của mọi thành viên trong xã hội là như nhau.

Trước pháp luật mọi người khác biệt về dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp, giới tính đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Trong việc xét xử của toà án và những hoạt động áp dụng pháp luật của những cơ quan có thẩm quyền khác đều không có sự phân biệt về giới tính, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội. Điều 62 hiến pháp 1992 của Việt Nam có ghi rõ “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ”. Nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023