Chuẩn Mực Quốc Tế Về Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Tths.

công trong xã hội. Cơ sở của quyền con người ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định.

Quan niệm thứ ba: quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề quyền con người. Xuất phát từ quan niệm coi con người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng quyền con người: "Về bản chất bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội" [28, tr.12]. Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con người là "động vật xã hội" [16, tr.155], có khả năng "tái sinh ra con người", con người là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa. Do đó, về mặt này, quyền con người trước hết là một thuộc tính tự nhiên. Quyền con người không phải là một "tặng vật", do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nước mà quyền con người trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên, được thể hiện ở quyền được sống, quyền tự do, quyền được sáng tạo, phát triển, quyền được đối xử như con người, xứng đáng với con người. Xét về mặt xã hội, con người mặc dù là động vật cao cấp nhất của tự nhiên, nhưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con người đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong Luận cương thứ VI về Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" [28, tr.21]. Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì "quyền con người, ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội" [24, tr.13]. Theo C.Mác: "Quyền con người là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người" [24, tr.14].

Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nước đã tạo ra những chuyển biến có tính "bước ngoặt" trong sự biến đổi mối quan hệ tương quan giữa bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con người. Đi kèm xã hội

có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Do đó, trong điều kiện xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp. Và ngay cả bản tính tự nhiên, những giá trị phổ biến của quyền con người cũng tất yếu chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Mặt khác, quyền con người, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị ràng buộc, chi phối vào khả năng và trình độ khám phá, chinh phục tự nhiên của chính con người, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của con người, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Con người càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên bao nhiêu thì tự do, quyền con người ngày càng được mở rộng, ngày càng được đảm bảo bấy nhiêu.

Quyền con người không phải chỉ là phép cộng đơn giản giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội nêu trên. Bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con người có những thuộc tính phức tạp và luôn là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Để đưa ra khái niệm đúng đắn về quyền con người phải giải quyết được các quan hệ giữa cá nhân với xã hội; giữa tính nhân loại với tính giai cấp; giữa các giá trị đạo đức với pháp luật và quyền lực; giữa quan hệ quốc tế với lợi ích quốc gia; giữa nhu cầu và năng lực cùng với những nỗ lực chủ quan của mỗi cá nhân, cộng đồng người. Chủ nghĩa Mác về quyền con người đã khẳng định cơ sở tự nhiên và giá trị nhân loại của quyền, đồng thời cũng thừa nhận thuộc tính xã hội - chính trị và lịch sử cụ thể của quyền con người thuộc một quốc gia, một dân tộc [28, tr.12-25]. Theo đó, quyền con người có các thuộc tính sau:

Quyền con người là những giá trị nhân bản, gắn với mỗi con người, vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư cách là thành viên xã hội. Vì vậy, nó vừa mang thuộc tính cá nhân, vừa thể hiện lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng. Quyền con người vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là những giá trị sản sinh trong đời sống cộng đồng, gắn liền với một nhà nước cụ thể.

Thông qua việc quy định quyền con người, pháp luật ghi nhận, phản ánh các nhu cầu về quyền con người và khả năng khách quan về nhận thức, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người phù hợp với chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử, dân trí cụ thể… Chỉ có thông qua pháp luật thì các giá trị của con người với tư cách là giá trị của chủ thể tự nhiên và xã hội mới trở thành quyền được xác định, được hiện thực hoá.

Ở Việt Nam, đã có nhiều học giả nghiên cứu về quyền con người và vấn đề bảo vệ quyền con người, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người và bảo vệ quyền con người. Học giả Nguyễn Quang Hiền cho rằng: "Quyền con người là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật" [37, tr.34]. Có một định nghĩa đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về nhân quyền ở nước ta hiện nay: "Nhân quyền (hay quyền con người) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế" [37, tr.10].

Có thể thấy, mặc dù cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người, nhưng rõ ràng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Trong thời đại ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Quyền con người là các khả năng của con người được bảo đảm bằng pháp luật về các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong phạm vi luật định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác dựa trên cơ sở pháp luật.

1.1.2. Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người trong TTHS.

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 3

Hoạt động TTHS là hoạt động của các quan chức thi hành pháp luật. Theo quy định của "Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật" được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 17/12/1979, thuật ngữ "quan chức thi hành pháp luật" gồm tất cả những viên chức pháp luật được bổ nhiệm hay bầu ra, thực hiện các thẩm quyền của cảnh sát, đặc biệt các thẩm quyền bắt hay giam giữ. Theo Bộ luật TTHS Việt Nam, hoạt động TTHS là hoạt động của CQTHTT bao gồm: CQĐT; VKS; TA; và NTHTT bao gồm: TT, PTT CQĐT, ĐTV, VT, PVT VKS, KSV, CA, HT, TKTA. Mục đích hoạt

động TTHS của CQTHTT và NTHTT là nhằm ngăn ngừa, phát hiện, và xử lý hành vi phạm tội, đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện kịp thời, không để lọt tội phạm và không xử lý oan người vô tội. Tính chất hoạt động của các chủ thể này là hoạt động nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước. Trong khi đó, quyền con người trong TTHS là quyền pháp lý của cá nhân, công dân khi tham gia quan hệ TTHS, được cụ thể hóa thành các quyền của chủ thể tham gia tố tụng. Nói cách khác, bằng việc quy định về quyền của các chủ thể tham gia quan hệ TTHS, Nhà nước trao cho các chủ thể này những quyền pháp lý nhất định, thường được quy định trong Hiến pháp và luật, là hình thức đặc biệt của quyền con người trong môi trường, hoàn cảnh pháp lý TTHS và các quyền là công cụ tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, tránh nguy cơ xâm phạm trái pháp luật từ phía CQTHTT, NTHTT và các chủ thể tham gia tố tụng khác.

Pháp luật quốc tế về quyền con người có những chuẩn mực tối thiểu đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong TTHS, được áp dụng trong phạm vi toàn cầu, không phân biệt hệ thống chính trị, trình độ phát

triển kinh tế, xã hội. Hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quyền con người trong TTHS được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế, đáng chú ý nhất là Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985 và một loạt các chuẩn mực tối thiểu khác về vai trò của luật sư, các quan chức thực thi pháp luật, cơ quan công tố; về tính độc lập của cơ quan tư pháp.vv.. Các quy định trong các văn kiện này tạo thành hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quy tắc ứng xử của CQTHTT và NTHTT trong hoạt động thực thi pháp luật cũng như đảm bảo cho các chủ thể tham gia tố tụng có các quyền pháp lý nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu nguy cơ xâm hại từ CQTHTT, NTHTT cũng như các chủ thể tham gia tố tụng khác. Các chuẩn mực pháp lý tối thiểu đảm bảo quyền con người trong hoạt động tố tụng được quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế đều dựa trên các nguyên tắc có tính chất nền tảng, xuyên suốt quá trình tố tụng như: nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc không phân biệt đối xử; nguyên tắc bình đẳng; không bị tra tấn, nhục hình; nguyên tắc đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm con người...

Trong đó, các quyền con người của bị can, bị cáo, do đang ở vào tình thế bất lợi vì có hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc đang bị buộc tội là đối tượng được pháp luật hình sự đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Do tính chất hoạt động của CQTHTT, NTHTT trong TTHS nói chung, trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng là nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước. Quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với bị can, bị cáo là quan hệ bất bình đẳng. Vì vậy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giảm thiểu nguy cơ xâm hại quyền con người của các chủ thể này là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền con người trong hoạt động

TTHS. Trong quá trình tố tụng, những người bị tình nghi phạm tội có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự như bắt, tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên cho đến khi đã bị xét xử và bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, dù có đủ chứng cứ để chứng minh họ phạm tội hay chưa, thì người bị tình nghi phạm tội vẫn không thể bị coi là có tội. Theo chuẩn mực quốc tế, người bị tình nghi phạm tội có các quyền pháp lý sau đây:

Trước hết đó là: quyền được coi là vô tội và phải được đối xử như là người vô tội. Đây là quyền pháp lý rất quan trọng, xuyên suốt quá trình tố tụng từ khi phát hiện tội phạm, khởi tố đến khi đã xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật. Nhận thức đầy đủ quyền này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng. Người bị tình nghi phải được đối xử thích hợp theo Nguyên tắc 8, Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 9/12/1988 theo Nghị quyết số 43/173: Những người đang bị giam phải được đối xử đúng với địa vị chưa bị kết án của họ. Do vậy bất cứ khi nào có thể, họ phải được tách riêng khỏi những người đang bị tù. Trong giai đoạn này, các quy định quốc tế đều khẳng định phải tránh áp dụng biện pháp giam, giữ. Các biện pháp này chỉ được áp dụng khi không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Và theo Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân quy định những tù nhân chưa xét xử phải được hưởng chế độ đặc biệt mà những yêu cầu căn bản của nó được thể hiện trong các nguyên tắc sau đây:

Chuẩn mực quốc tế bảo đảm quyền con người tại giai đoạn chưa xét xử

- Những tù nhân bị bắt giữ hay đang chờ xét xử phải được giam giữ riêng (không giữ, giam cùng tù nhân đã tuyên án).

- Những tù nhân trẻ tuổi chưa xét xử phải được giam giữ riêng (không chung với những người lớn tuổi) và về nguyên tắc phải được giam giữ trong những nhà tù riêng (nhà tù giam giữ người chưa thành niên).

- Những tù nhân chưa xét xử phải được ngủ một mình trong những buồng riêng, có chú ý đến phong tục địa phương, phong tục, tập quán của họ.

- Và trong chừng mực có thể, nếu muốn, người bị giữ, giam được mua thức ăn từ bên ngoài bằng tiền của họ, hoặc nhờ ban quản lý nhà tù hoặc qua gia đình hay bạn bè của họ. Nếu không thì ban quản lý nhà tù phải cung cấp thức ăn cho họ.

- Tù nhân chưa xét xử phải được phép mặc quần áo của mình nếu nó sạch và phù hợp; nếu tù nhân đó mặc quần áo tù, thì nó phải khác với quần áo cấp cho những tù nhân đã tuyên án.

- Tù nhân chưa xét xử phải luôn được tạo cơ hội việc làm, nhưng không bị yêu cầu làm việc. Nếu tù nhân đó lựa chọn làm việc thì người đó phải được trả công.

- Tù nhân chưa xét xử được phép tìm kiếm, mua những thứ như sách báo, tài liệu viết và những phương tiện nghề nghiệp khác phù hợp với lợi ích của việc quản lý tư pháp và an ninh, với trật tự của nhà tù, bằng tiền của tù nhân đó hay của một bên thứ ba.

- Tù nhân chưa xét xử được phép cho bác sĩ hay nha sĩ riêng của tù nhân đó khám và điều trị nếu đề nghị của người đó là chính đáng và nếu người đó có khả năng chi trả những khoản chi phí phát sinh.

- Tù nhân chưa xét xử được phép thông báo ngay cho gia đình tù nhân đó về việc bắt giữ và phải có điều kiện hợp lý để giao tiếp với gia đình, bạn bè người đó, được tiếp những cuộc tới thăm của họ và chỉ chịu sự hạn chế, giám sát nếu cần thiết, vì lợi ích của sự quản lý tư pháp và an ninh, để bảo đảm tốt trật tự của nhà tù.

- Tù nhân chưa xét xử được quyền có luật sư bào chữa và được thường xuyên tiếp xúc với luật sư của mình; được phép tiếp đón các luật sư của mình. Cảnh sát và các cán bộ nhân viên nhà tù có thể quan sát, chứ không được nghe những trao đổi giữa tù nhân đó với luật sư.

Chuẩn mực quốc tế bảo đảm quyền con người tại giai đoạn xét xử:

Tại giai đoạn xét xử, các quy định quốc tế về quyền con người trong quản lý tư pháp đề cao tính độc lập của toà án. Nguyên tắc độc lập xét xử của TA cho phép và yêu cầu toà án bảo đảm các thủ tục xét xử phải được tiến hành một cách đúng đắn và tôn trọng quyền con người trong hoạt động xét xử.

Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 quy định: tất cả mọi người đều bình đẳng trước TA; có quyền được xét xử công bằng và công khai do một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về bất kỳ lời buộc tội hình sự nào, hoặc quyền và nghĩa vụ của người đó trong một vụ kiện trước pháp luật [5].

Ở giai đoạn này, người bị đưa ra xét xử trước toà án vẫn có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của họ được chứng minh theo pháp luật. Việc quyết định về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được có một cách hoàn toàn bình đẳng – những bảo đảm pháp lý tối thiểu sau đây:

- Được thông báo không chậm chễ và chi tiết, bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu, bản chất và lý do buộc tội mình; được thông báo về tội danh, tức được biết mình bị xét xử về tội gì.

- Quyền được có mặt khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình lựa chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về mặt pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí người đó một sự giúp đỡ về mặt pháp lý mà không phải trả tiền nếu người đó không có đủ điều kiện trả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022