Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Luật Tths Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Những Giá

thiết, phù hợp để vận hành có hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu này, cơ sở vật chất kỹ thuật trong TTHS phải luôn luôn được đầu tư nâng cấp cả về số lượng, chất lượng. Trong đó, cần đặc biệt chú ý tới tính hiện đại của các phương tiện khoa học kỹ thuật, bởi vì tội phạm ngày nay rất tinh vi xảo quyệt thường sử dụng các phương tiện khoa học công nghệ cao để phạm tội.

1.3. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo pháp luật quốc tế và luật TTHS của một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam

1.3.1. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo pháp luật quốc tế

Quyển con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam là tập hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định danh dự, nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh, bảo vệ các cá nhân khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam.

Người bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam là những người bị tước tự do khi bị áp dụng BPNC theo quy định pháp luật TTHS. Bảo vệ quyền con người của những người bị tước tự do chiếm vị trí rất quan trọng trong các văn bản pháp luật nhân quyền quốc tế. Các quyền cơ bản của người bị tước tự do được bảo vệ tại Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) và các văn bản khác như “Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 43/173 ngày 09/12/1998, “Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990. Nhìn chung, những người bị tước tự do được bảo đảm các quyền sau đây:

- Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện

Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là một tuyên bố được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào ngày 10/12/1948 tại Palais de Chaillot ở Paris. Đây được coi là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng để xác định các quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ trong đó có quyền tự do về thân thể, là cơ sở đầu tiên để các quốc gia thành viên có thể áp dụng các quy định của pháp luật đối với một cá nhân, trong đó có việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người phạm tội trong hoạt động tố tụng hình sự. Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện trước hết được quy định trong Điều 9 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, trong đó nêu rằng: “Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán”.

Ngày 16 tháng 12 năm 1966, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, tại Điều 9 của công ước này đã cụ thể hóa Điều 9 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền về việc bảo vệ quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể của con người bằng những quy định khá chi tiết, theo đó: Mọi người đều có quyền được hưởng tự do và an toàn cá nhân; không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ; không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do; việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội. Bất cứ người nào do bị

bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.

Ngoài những nội dung đã được nêu cụ thể như trên, trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, Ủy ban Nhân quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

đã giải thích thêm một số nôi dung có liên quan đến Điều 9 của công ước này,

có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Quyền tự do và an toàn cá nhân được áp dụng cho tất cả những người bị tước tự do, kể cả các trường hợp do phạm tội hay do bị tâm thần, lang thang, nghiện ma tuý, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm soát việc nhập cư... Thời hạn tạm giữ, tạm giam phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia thành viên, tuy nhiên, theo Ủy ban, thời hạn tạm giữ không nên vượt quá vài ngày, còn thời hạn tạm giam cần phù hợp với hai quy tắc: Bị can, bị cáo phải được xét xử trong thời gian hợp lý hoặc được trả tự do và việc tạm giam chỉ được coi là ngoại lệ và với thời gian càng ngắn càng tốt. Trong trường hợp sử dụng tạm giữ, tạm giam như là một biện pháp ngăn chặn, việc này không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải dựa trên các trình tự, thủ tục được luật pháp qui định, đồng thời phải bảo đảm quyền được thông tin của bị can, quyền được toà án quyết định tính hợp pháp của việc giam giữ, quyền được yêu cầu bồi thường của bị can, bị cáo trong trường hợp oan sai.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

- Quyền được bảo vệ không bị bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm

Quyền này được quy định tại Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và được cụ thể hóa tại Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Trong đó nêu rò không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác,

vô nhân đạo hoặc hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Ngoài ra vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.

- Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do

Quyền này được quy định trong Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Theo đó, những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều 10 quy định, trừ những hoàn cảnh đặc biệt bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Khoản 3 Điều này quy định một nguyên tắc định hướng việc đối xử đối với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ.

- Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài

Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền của những người bị tước tự do phải được liên lạc với thế giới bên ngoài, với thân nhân và đặc biệt là với luật sư. Theo nguyên tắc số 15 thì việc liên lạc của người bị giam hay cầm tù với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với gia đình hay luật sư của người đó không bị khước từ vì bất kỳ lý do gì, trừ những trường hợp đặc biệt mới có ngoại lệ.

1.3.2. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật TTHS của một số nước trên thế giới

Biện pháp ngăn chặn bắt người được hầu hết các nước quy định trong BLTTHS, ví dụ như pháp luật TTHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "Không một công dân nào có thể bị bắt giữ nếu không có quyết định hoặc được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, hoặc nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân; việc bắt giữ phải do cơ quan an ninh công cộng tiến hành". Quy định này bảo đảm rằng, nếu không có lệnh bắt hợp pháp của Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân thì không người nào có thể bị bắt giữ. Tuy nhiên, nguyên tắc này có một ngoại lệ. Trong những trường hợp dưới đây, cảnh sát có thể bắt người phạm tội, hoặc nghi can mà không cần phải có lệnh: Nếu người đó đang trong quá trình chuẩn bị phạm tội, đang phạm tội, hoặc bị phát giác ngay sau khi mới thực hiện tội phạm; nếu người đó bị nạn nhân hay nhân chứng nhận dạng là đã thực hiện tội phạm; nếu khám thấy có chứng cứ của tội phạm ở trong người hoặc tại nơi cư trú của người đó; nếu sau khi phạm tội người đó có ý đồ hoặc ý định bỏ trốn; nếu người đó có khả năng tiêu hủy hoặc làm sai lệch chứng cứ hoặc thông đồng với người khác để thống nhất lời khai; nếu nhân dạng của người đó không rò ràng và có cơ sở để nghi ngờ rằng, đó là người di chuyển từ địa bàn này đến địa bàn khác để phạm tội; nếu người đó đang "đập phá, chiếm đoạt" và làm hư hỏng các công trình hay trật tự xã hội.

Ngoài ra, trong các trường hợp sau đây, bất cứ công dân nào cũng có quyền bắt và dẫn giải người phạm tội đến cơ quan an ninh công cộng, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân: Người đang thực hiện tội phạm hoặc bị phát giác ngay sau khi mới thực hiện tội phạm; người đang bị truy nã; người trốn khỏi trại giam; người đang bị đuổi bắt.

Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nghi can bị bắt giữ thì gia đình hoặc đơn

vị công tác của người đó phải được thông báo về lý do người đó bị bắt giữ, địa điểm giam giữ, trừ trường hợp việc thông báo như vậy sẽ cản trở điều tra, hoặc không có khả năng thông báo [59].

Luật TTHS Thụy Điển quy định: "Đối với người bị bắt thì sau khi bắt phải tiến hành thẩm vấn và lấy lời khai ngay. Trong thời hạn 6 giờ đối với tội ít nghiêm trọng, 12 giờ đối với tội nghiêm trọng kể từ khi bắt phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó..." [39].

Về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, theo quy định của pháp luật TTHS Canada thì có hai trường hợp: bắt người không cần lệnh do bất cứ công dân nào, chủ sở hữu tài sản tiến hành để giao cho sĩ quan an ninh; và bắt do sĩ quan an ninh thực hiện [58].

Nhìn chung, việc bắt người về cơ bản được chia làm hai loại: bắt người có lệnh và bắt người không cần lệnh, tuy nhiên dù được chia thành điều luật riêng biệt hay không thì các quy định luật TTHS của các nước đó cũng hàm chứa các trường hợp như bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người bị truy nã.

BLTTHS Cộng hòa Liên bang Nga quy định:

Sau khi đưa người bị tình nghi đến CQĐT ban đầu, dự thẩm viên hoặc kiếm sát viên trong thời hạn không quá 3 giờ phải lập biên bản tạm giữ..., ... CQĐT ban đầu, nhân viên điều tra ban đầu hoặc dự thẩm viên có nghĩa vụ thông báo cho kiểm sát viên về việc tiến hành tạm giữ trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm tạm giữ người bị tình nghi [60].

Theo quy định của pháp luật TTHS Cộng hòa Pháp thì BPNC tạm giữ được thực hiện trong cả hai trường hợp: phạm tội quả tang và phạm tội không quả tang. Nhưng chỉ có sĩ quan cảnh sát tư pháp mới có quyền ra lệnh tạm giữ.

Trong trường hợp điều tra sơ bộ, một người chỉ có thể bị tạm giữ khi đã có những dấu hiệu cho phép suy đoán họ đã có hành vi hoặc đã có ý định phạm tội.

Trong trường hợp phạm tội quả tang, có hai đối tượng có thể bị tạm giữ: thứ nhất là những người mà cơ quan cảnh sát tư pháp đã ra lệnh cấm rời khỏi nơi xảy ra hành vi phạm tội và đối tượng thứ hai là những người có khả năng cung cấp thông tin về hành vi tội phạm. Để tiến hành tạm giữ, phải căn cứ vào các dấu hiệu, nếu không có các dấu hiệu về tội phạm thì CQĐT chỉ có thể mời họ đến để lấy lời khai.

Biện pháp tạm giữ bị hạn chế về thời gian. Về nguyên tắc, thời hạn tạm giữ là 24 tiếng, có thể gia hạn thêm một lần 24 tiếng nếu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Sơ thẩm cho phép. Người bị tạm giữ phải được đưa đến trình diện trước ông Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Sơ thẩm. Nếu việc gia hạn là tuyệt đối cần thiết thì việc trình diện không phải bao giờ cũng là bắt buộc. Vì vậy, chế độ pháp luật chung cho việc tạm giữ là 24 tiếng, có thể gia hạn một lần 24 tiếng nữa. Nhưng cũng có một số ngoại lệ: Trước hết, trong trường hợp các tội phạm về ma túy thì thời hạn tạm giữ là 24 tiếng, gia hạn lần thứ nhất 24 tiếng, gia hạn lần thứ hai 48 tiếng. Đối với tội khủng bố cũng tương tự như vậy. Trong cả hai trường hợp này, việc gia hạn lần thứ hai 48 tiếng không do viện công tố ra lệnh mà do một thẩm phán xét xử ra lệnh, đây là một thẩm phán hoàn toàn độc lập và đương sự bắt buộc phải được đưa đến trình diện trước ông ta. Như vậy, trong hai trường hợp này, việc gia hạn tạm giữ lần thứ nhất do Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa Sơ thẩm quyết định, còn việc gia hạn tạm giữ lần thứ hai không mang tính bắt buộc, do thẩm phán xét xử quyết định.

Sĩ quan cảnh sát tư pháp phải thông báo cho người bị tạm giữ một số quyền mà họ được hưởng ngay từ khi bị tạm giữ như: quyền được thông báo

việc tạm giữ cho người thân trong gia đình như vợ hoặc chồng, người cùng chung sống, bố, hoặc người chủ lao động; quyền mời bác sĩ đến khám sức khỏe; và đặc biệt, quyền quan trọng nhất, là quyền được gặp gỡ, trao đổi với luật sư. Nếu không thực hiện, sĩ quan cảnh sát sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc dân sự [38].

Quy định về BPNC tạm giam ở một số nước trên thế giới về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên, do hệ thống tư pháp ở mỗi nước có sự khác nhau, cho nên, quy định về BPNC, trong đó có biện pháp tạm giam cũng có những điểm riêng biệt.

Luật TTHS Nhật Bản quy định: "Chỉ có công tố viên mới có quyền đề nghị thẩm phán tạm giam người bị tình nghi để điều tra... Khi nhận được đề nghị của công tố viên, thẩm phán phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan, xem xét chứng cứ và tiến hành thẩm vấn riêng người bị tình nghi...". Như vậy là luật TTHS Nhật Bản chỉ quy định cho Thẩm phán mới có quyền ra lệnh tạm giam, quy định này được hiểu rằng, phàm là Thẩm phán ở bất cứ cấp nào, bất cứ giai đoạn nào của TTHS cũng có quyền ra lệnh tạm giam.

Nếu thẩm phán thấy có căn cứ hợp lý để tin rằng người bị tình nghi đã phạm tội và nếu trường hợp đang xem xét thuộc vào một trong những loại sau đây, thì thẩm phán có thể ra quyết định tạm giam người bị tình nghi trong thời hạn 10 ngày: Người bị tình nghi không có nơi cư trú cố định; có cơ sở hợp lý để tin rằng người bị tình nghi có thể tiêu hủy chứng cứ; có cơ sở tin rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn.

Còn trong tất cả các trường hợp khác, thẩm phán phải bác đề nghị của công tố viên và ra lệnh trả tự do cho người bị tình nghi.

Nếu thẩm phán ra lệnh tạm giam người bị tình nghi, và nếu công tố viên không thể hoàn thành việc điều tra trong thời hạn ban đầu 10 ngày, thì công tố viên có thể đề nghị thẩm phán gia hạn tạm giam thêm 10 ngày nữa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022