Tổ Chức Văn Hoá Khoa Học Giáo Dục Liên Hợp Quốc.

- Cung cấp vật chất cho các cơ quan tổ chức của Liên Hợp Quốc hoạt động trong lĩnh vực quyền con người.

Tiến hành khảo sát và nghiên cứu trong lĩnh vực quyền con người theo yêu cầu của những cơ quan có liên quan.

Bảo đảm sự thông qua với việc hợp tác có hệ thống đối với những khía cạnh nhiều mặt của vấn đề quyền con người có liên quan tới việc thiết lập hoà bình, giữ gìn hoà bình ngoại giao phòng ngừa, chủ nghĩa dân tộc, dân cư bản xứ và dân tộc thiểu số.

Xem xét và xử lý những báo cáo về việc thực thi quyền con người.

Thúc đẩy việc thông qua và áp dụng những tiêu chuẩn về quyền con người.

Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu và khám phá về quyền con người đồng thời chuẩn bị những báo cáo mật gửi cho Tổng thư ký.

Quản lý chương trình dịch vụ tư vấn và trợ giúp kỹ thuật.

Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu quốc tế, phương tiện thông tin quốc tế về quyền con người, thu thập và phát triển thông tin.

Với tư cách người đứng đầu trung tâm trợ lý nhân quyền của tổng thư ký hợp tác với ban thư ký và hệ thống cơ quan Liên Hợp Quốc trong những hoạt động có liên quan đến nhân quyền và cũng là người đại diện của Tổng thư ký tại những phiên họp của những tổ chức nhân quyền và những hoạt động quyền con người khác. Trợ lý tổng thư ký cũng là người thúc đẩy điểm phê chuẩn và áp dụng những công ước về quyền con người quốc tế, đồng thời giúp đỡ những văn phòng nhân đạo của Tổng thư ký. Những văn phòng do trợ lý Tổng thư ký giúp đỡ điều hành bao gồm.

Văn phòng điều hành có trách nhiệm trong việc duy trì và thông tin với các tổ chức khác trong việc cung cấp những ủng hộ về tài chính, nhân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trung tâm thông tin nhân đạo.

Trung tâm có nhiệm vụ, có trách nhiệm thúc đẩy quan hệ giữa trung tâm, văn phòng tổng thư ký và các bộ phận khác. Chuẩn bị và gồm các hoạt động của những văn phòng bên cạnh Tổng thư ký.

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 7

Người điều hành của trung tâm hoạt động tạp trung vào công việc của trung tâm và giúp đỡ cũng như đại diện của trợ lý Tổng thư ký. Trung tâm bao gồm những nhánh làm việc sau:

Bộ phận thông tin có chức năng nhiệm vụ xử lý các thông tin tố cáo về các vụ vi phạm nhân quyền theo quy chế xử lý kín hiện hành như quy chế theo nghị quyết 728F và 1503 nghị định thư bổ xung của công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị: Điều 14 công ước quốc tế về phá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc: Điều 22 công ước chống tra tấn.

Bộ phận thông tin còn có nhiệm vụ phục vụ các cơ quan nhân quyền khác liên quan đến việc thực hiện các quy chế trong đó có uỷ ban nhân quyền, nhóm làm việc của uỷ ban về những tình hình nhân quyền: uỷ ban về ngôn ngữ, và sự phân biệt đối xử bảo vệ các dân tộc thiểu số và nhóm làm việc của uỷ ban này về thông tin: Tiểu ban nhân quyền và nhóm làm việc thông tin của tiểu ban: Uỷ ban loại trừ phân biệt chủng tộc uỷ ban chống tra tấn. Việc cung cấp các dịch vụ thư ký trong các chuyến giao liên đặc biệt do uỷ ban nhân quyền uỷ nhiệm được bộ phận thông tin đảm nhiệm.

Bộ phận về những quy chế thủ tục đặc biệt.

Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ nội dung cho các hoạt động đặc biệt hoặc ngoài công ước theo quyết định của Đại hội đồng, Hội đồng kinh tế và xã hội và uỷ ban nhân quyền bao gồm: Các nhóm làm việc lâm thời và các báo cáo viên đặc biệt, các đại diện hoặc các chuyên viên được đề cử khác được giao một nhiệm vụ liên quan đến tình hình nhân quyền ở một nước đặc biệt hoặc các vấn đề cụ thể, nhận thông tin từ các cá nhân, các nhóm, các tổ chức hoặc các chính phủ và giúp vào việc chuẩn bị các báo cáo theo tinh thần các đánh giá của uỷ ban về những tình hình này và quyết định các bước tiếp theo cần thiết khác. Điều này bao gồm việc giữ các mối liên hệ và tham khảo ý kiến với các bên hữu quan trọng đã có việc hành động khẩn cấp khi được yêu cầu và tổ chức các chuyến viếng thăm tại chỗ cho các nhóm hoặc những người được chỉ định đó, cung cấp dịch vụ hội nghị cho uỷ ban nhân quyền tổ chức các khoá họp và các nhóm làm việc liên

quan. Bộ phận này cũng cung cấp nhóm thư ký giúp việc cho nhóm làm việc tại South Africa.

- Bộ phận điều ước

Bộ phận này thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về thực hiện các hiệp ước quốc tế về nhân quyền như công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, công ước quốc tế về các quyền kinh tế – xã hội và văn hoá, công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, công ước về thủ tiêu và trừng trị tội ác Apacthied . Bộ phận điều ước còn còn cung cấp các dịch vụ về kỹ thuật và nội dung cho các cơ quan giám sát nhân quyền đang hoạt động theo các công ước trên, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nội dung cho các cuộc họp của các quốc gia thành viên các công ước trên.

- Bộ phận về nghiên cứu và ngăn ngừa tệ phân biệt đối xử

Theo chức năng và nhiệm vụ của mình bộ phận nghiên cứu và ngăn ngừa tệ phân biệt đối xử chuẩn bị nghiên cứu và các báo cáo về thúc đẩy bảo vệ nhân quyền theo yêu cầu của các cơ quan nhân quyền, giúp soạn thảo các điều ước quốc tế về nhân quyền hiện đang được các cơ quan về nhân quyền thảo luận, giúp việc giải quyết các vấn đề trên của uỷ ban ngăn ngừa phân biệt đối xử bảo vệ các dân tộc thiểu số và các nhóm làm việc về các hành động tương tự như tệ dùng nô lệ và dân bản xứ được uỷ ban này thành lập trước những khoá họp của mình. Chuẩn bị các nghiên cứu và các báo cáo về ngăn ngừa phân biệt đối xử và bảo vệ dân tộc thiểu số tiến hành các nghiên cứu về vấn đề nô lệ và về phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số, dân bản, quyền của những người bị giam giữ, nhân quyền trong tình trạng khẩn cấp và các quyền về kinh tế xã hội, văn hoá, thực hiện chương trình của thập kỷ II về nhân quyền:

Tiến hành nghiên cứu, phân tích các báo cáo của các chính phủ và chuẩn bị các nghiên cứu về thập kỷ dựng lên phối hợp với các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức chuyên môn, các tổ chức phi chính phủ.

- Bộ phận về dịch vụ tư vấn.

Có chức năng quản lý chương trình về các dịch vụ tư vấn và giúp đỡ kỹ thuật trong lĩnh vực nhân quyền, chuẩn bị các hội thảo quốc tế và các khoá đào tạo

cho tất cả các khu vực của thế giới vì những vấn đề nhân quyền lớn. Giám sát chương trình học bổng hàng năm về lĩnh vự nhân quyền giao cho các quan chức chính phủ làm việc về các vấn đề nhân quyền.

Cụ thể: Giám sát chương trình đào tạo nội trú hàng năm cho các sinh viên đã tốt nghiệp, chịu trách nhiệm về chương trình thúc đẩy các tổ chức khu vực để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, duy trì thư viện tra cứu của trung tâm nhân quyền.

- Bộ phận đối ngoại xuất bản phẩm và tài liệu.

Bộ phận này chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện hữu hiệu các chức năng về các mặt quan hệ với bên ngoài của các chương trình về nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Liên hệ với các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan và các viện nghiên cứu với báo chí và các tổ chức quốc gia và quản lý các công tác giao tiếp công khai tổ chức xuất bản nên giám sát về nhân quyền và các xuất bản phẩm khác về nhân quyền, giám sát theo dõi và điều phối công việc về tài liệu cho trung tâm và đáp ứng các yêu cầu chung, tìm hiểu của công chúng và đảm nhận các hoạt động thông tin của trung tâm nhân quyền liên quan đến chương trình nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Như vậy có thể thấy rằng hoạt động của trung tâm nhân quyền khá đa dạng và phong phú. Trung tâm có những bộ phận đảm nhiệm những chức năng từ việc xử lý những thông tin về vi phạm nhân quyền cho đến việc tổ chức xuất bản những ấn phẩm về nhân quyền… Trung tâm thực hiện chức năng nhiệm vụ theo mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền.

Ngoài những cơ quan của Liên Hợp Quốc có chức năng và nhiệm vụ chính về nhân quyền còn có những cơ quan khác có vai trò trong việc thực hiện quyền con người.

2.8. Tổ chức văn hoá khoa học giáo dục Liên Hợp Quốc.

UNESCO hoạt động có mục đích góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Tại điều 1 của quy chế hoạt động UNESCO có ghi: “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục khoa học và văn hoá để bảo đảm sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật,

nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ tôn giáo mà Hiến Chương Liên Hợp Quốc đã công nhận với tất cả các dân tộc ”.

Chức năng của UNESCO được xác định theo ba nhiệm vụ cơ bản là: Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá. Duy trì tăng cường và truyền bá kiến thức.

Bên cạnh những nhiệm vụ kể trên, UNESCO còn thực hiện chương trình liên quan đến những vấn đề chung về sự phát triển văn hoá, khoa học, giáo dục. UNESCO cũng chuẩn bị nhiều công ước liên quan đến quyền con người. Năm 1960 hội nghị toàn thể của UNESCO đã thông qua công ước về chống lại sự phân biệt trong giáo dục.

UNESO đã thành lập một uỷ ban nhằm tiếp nhận những tố cáo từ những nhóm, những cá nhân về việc vi phạm quyền con người tại các quốc gia thành viên trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá và thông tin. Những vấn đề này liên quan đến chuyên môn của UNESCO, đó là những vấn đề cụ thể hoặc những việc cần xem xét liên quan đến tình hình nghiêm trọng về quyền con người. Sau đó những vấn đề được yêu cầu sẽ được trình bày tại những cuộc họp công khai của ban điều hành và hội nghị toàn thể.

UNESCO có nhiều đóng góp đối với lĩnh vực quyền con người mà trọng tâm là xoá bỏ chế độ Aparthied và các hình thức phân biệt khác. UNP thiết lập những cơ quan riêng biệt nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong chức năng quyền hạn của UNESCO. Uỷ ban của UNESCO thông qua việc nhận những tố cáo liên quan đến quyền con người trong lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục sẽ giúp cho UNESCO nắm tình hình về lĩnh vực này một cách toàn diện và từ đó sẽ bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực này một cách kịp thời và toàn diện hơn.

2.9. Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn.

Văn phòng cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn được thành lập do đại Hội đồng quyết định. Cao uỷ hoạt động vào mục đích thực hiện sự bảo vệ quốc tế,

dân sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc đối với những người tị nạn. Cao uỷ thực hiện công việc cần giúp đỡ những người tị nạn thông qua cá hoạt động sau:

- Thúc đẩy việc đồng ý và phê chuẩn những công ước quốc tế nhằm bảo vệ người tị nạn cũng như giám sát việc thực hiện của những quốc gia và đề nghị bổ xung những biện pháp cần thiết.

- Thúc đẩy thực hiện những cam kết đặc biệt với các chính phủ, tiến hành những biện pháp nhằm cải thiện tình của người tị nạn và làm giảm số lượng người cần được bảo vệ.

- Giúp đỡ những cố gắng của các chính phủ và cá nhân nhằm thúc đẩy việc tự nguyện hồi hương hoặc việc hoà nhập trong cộng đồng quốc gia mới.

- Thúc đẩy việc chấp nhận người tị nạn của những quốc gia.

- Cố gắng đạt được sự đồng ý cho người tị nạn chuyển rời tài sản của họ và những biện pháp cần thiết khác để họ tái định cư.

- Tiếp nhận thông tin từ những chính phủ liên quan đến số lượng và điều kiện của người tị nạn trong vùng lãnh thổ, luật pháp và những điều chỉnh của quốc gia liên quan đến người tị nạn.

- Giữ vững liên lạc với các chính phủ và các tổ chức liên chính phủ có liên

quan.

- Thiết lập liên lạc với những tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh

vực tị nạn.

- Tạo thuận lợi cho những giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ đối với người tị nạn được thực hiện dễ ràng.

Cùng với những nhiệm vụ kể trên UNHCR còn liên quan đến những hoạt động hồi hương và tái định cư theo yêu cầu của Đại hội đồng. Cao uỷ cũng thực hiện chức năng giúp đỡ những người không quốc tịch theo công ước về việc giảm tình trạng không quốc tịch.

Những người tị nạn thường gặp những khó khăn trong việc thực hiện những quyền về chính trị dân sự cũng như kinh tế văn hoá xã hội. Đối với phụ nữ và trẻ em thì quyền của họ càng dễ bị xâm phạm do điều kiện tị nạn. Chính vì vậy UNHCR được thành lập nhằm khắc phục tình trạng nói trên của người tị nạn.

2.10. Tổ chức lao động quốc tế ILO.

ILO được thành lập năm 1919 là một tổ chức độc lập có liên kết với Liên Hợp Quốc.

Sau khi chiến tranh lần thứ II kết thúc cơ sở pháp lý của ILO là hiến chương Liên Hợp Quốc.

ILO có mục tiêu và lĩnh vực hoạt động nhằm vào thúc đẩy công bằng xã hội và những điều kiện sống tốt hơn cho mọi người lao động ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trên mục tiêu và phương hướng hoạt động của mình ILO định ra các chính sách và chương trình mang tính quốc tế để giúp cải thiện các điều kiện sống và làm việc, định ra những chuẩn mục lao động quốc tế và coi đó là những đường hướng chính để các quốc gia đưa ra những chính sách hoạt động, đưa ra chương trình hợp tác kỹ thuật để giúp chính phủ vạch ra các chính sách có hiệu quả, tiến hành đào tạo, nghiên cứu để hỗ trợ thúc đẩy các nỗ lực trên. Trong lĩnh vực quyền con người những hoạt động của ILO được xác định trên cơ sở mục tiêu hoạt động của mình. ILO thừa nhận rằng lao động không phải là hàng hoá đối với tất cả con người không phân biệt chủng tộc, giới tính con người có quyền theo đuổi cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần trong điều kiện tự do và bình đẳng.

Cơ cấu của ILO bao gồm

- Hội nghị lao động quốc tế

- Hội nghị đồng quản trị

- Ban thư ký thường trực

- Các văn phòng khu vực

- Các uỷ ban công nghiệp và các nhóm chuyên gia.

Những hoạt động của ILO liên quan đến quyền con người như ngăn cấm việc cưỡng bức lao động bảo vệ sự tự do của các hiệp hội, loại trừ việc phân biệt chủng tộc đối với việc tuyển dụng và nghề nghiệp thực hiện nguyên tắc trả tiền công theo giá trị đối với nam và nữ lao động, thúc đẩy tuyển dụng trả lương đầy đủ điều kiện an toàn của người lao động.

2.11. Uỷ ban pháp luật quốc tế ILC.

Uỷ ban pháp luật quốc tế được thành lập năm 1947 theo nghị quyết 174 của Đại hội đồng. Toàn bộ hoạt động của ILC tập trung vào lĩnh vực luật pháp quốc tế cụ thể là tập trung vào những lĩnh vực cần sự điều chỉnh của luật quốc tế. Nhiệm vụ chính của ILC là soạn thảo những công ước quốc tế trong hoạt động của mình uỷ ban pháp luật thường xuyên tác động vào việc phát triển nhằm củng cố những chuẩn mực về quyền con người. Những lĩnh vực mà uỷ ban đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển quyền con người. Bao gồm tình trạng không quốc tịch, Vấn đề quốc tịch và luật hình sự quốc tế. Một trong lĩnh vực hoạt động thường xuyên của uỷ ban là soạn thảo luật nhằm ngăn chặn tội phạm chống lại hoà bình và an ninh trong đó có ddiều khoản về việc quyền con người bị vi phạm. Uỷ ban cũng phát triển vấn đề đó trở thành một đối tượng của toà án hình sự quốc tế.

2.12. Tổ chức lương thực và nông nghiệp.

Mục tiêu cơ bản của FAO là đóng góp nhằm phát triển nền kinh tế thế giới và bảo đảm sự tự do của con người. FAO có ảnh hưởng trực tiếp với việc nâng cao chế độ dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống đảm bảo việc cải thiện cuộc sống trong sản xuất và đóng góp lương thực, các sản phẩm nông nghiệp khác nâng cao điều kiện sống cư dân nông thôn và đóng góp nhằm phát triển nền kinh tế thế giới. Vấn đề lương thực luôn luôn là vấn đề hàng đầu của nhiều các quốc gia.

Trong một thế giới mà tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở nhiều nơi thì lương thực cũng là một mối quan tâm hàng đầu của quốc tế. Thiếu lương thực là một vấn đề khó khăn trầm trọng đối với con người. Chương trinh lương thực của FAO là nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống con người để con người phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần. Ta cũng có thể thấy rõ quan hệ giữa vấn đề lương thực và vấn đề quyền con người. Tại những quốc gia nghèo kém phát triển thì việc thực hiện về con người thường bị xem nhẹ, còn tại những nước phát triển lương thực và những yếu tố vật chất khác đã được đảm bảo thì quyền con người được thực hiện đầy đủ hơn. Đảm bảo an ninh lương thực cũng là yếu tố góp phần đảm bảo việc tôn trọng quyền con người.

2.13. Tổ chức y tế thế giới WHO.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí