Lời nói đầu của WHO và mục đích hành động của WHO khẳng định rằng mọi người có quyền đạt được tình trạng tố nhất về sức khoẻ và chính phủ có trách nhiệm đối với sức khoẻ của nhân dân bằng cách thực hiện những quy định về đảm bảo sức khoẻ và các biện pháp mang tính xã hội.
WHO hoạt động như một tổ chức phối hợp trong lĩnh vực sức khoẻ quốc tế. WHO duy trì những dịch vụ sức khoẻ cần thiết trên phạm vi quốc tế thúc đẩy và điều khiển việc nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ, cải thiện việc giảng dạy trong lĩnh vực sức khoẻ, thuốc chữa bệnh và chuyên môn có liên quan.
Trong lĩnh vực sức khoẻ WHO là một cơ quan chuyên môn gắn với Liên Hợp Quốc nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển sức khoẻ của con người nhằm đảm bảo quyền được chăm sóc trong lĩnh vực kinh tế của con người.
UNESCO, UNHCR, ILO, ILC, FAO, WHO được xác định là những tổ chức quốc tế đặc biệt hoạt động có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền con người. Tuy không trực tiếp xác định mục đích hoạt động trong lĩnh vực quyền con người song trong hoạt động của mình những tổ chức này đã góp vào việc bảo vệ quyền con người trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh.
Có một số những cơ quan của Liên Hợp Quốc hoạt động trực tiếp hướng vào lĩnh vực quyền con người sẽ được xem xét.
2.14. Uỷ ban loại trừ phân biệt chủng tộc.
Uỷ ban được thành lập năm 1970 theo điều 18 của công ước về loại trừ tất cả hình thức phân biệt chủng tộc. Uỷ ban gồm có 18 thành viên là những chuyên gia giỏi có đạo đức tốt được các nước thành viên bầu ra độc lập từ các quan chức Nhà nước thành viên, nhắc đến sự sắp xếp công bằng về địa lý. Nhiệm vụ của uỷ ban được đặt ra trong phần II của công ước là.
- Xem xét những báo cáo trong việc phát hành pháp luật, xét xử, hành chính hoặc những biện pháp khác của các quốc gia thành viên nhằm thực hiện quy định của công ước.
Gợi ý và bình luận trên cơ sở kiểm tra tất cả những báo cáo và những thông tin có liên quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Chế Quốc Tế Bảo Đảm Quyền Con Người
- Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 6
- Tổ Chức Văn Hoá Khoa Học Giáo Dục Liên Hợp Quốc.
- Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 9
- Chính Sách Về Quyền Con Người Của Việt Nam.
- Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Con Người Của Việt Nam.
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
- Giúp đỡ giải quyết những tranh cãi giữa những quốc gia liên quan đến việc áp dụng công ước.
Nhìn và xem xét những thông tin từ những cá nhân hoặc nhóm người trong sự phán quyết của những quốc gia thành viên công nhận sự tham gia của uỷ ban theo điều 14 công ước.
- Uỷ ban loại trừ phân biệt chủng tộc.
- Uỷ ban nhân quyền
- Uỷ ban về quyền văn hoá xã hội kinh tế.
- Uỷ ban phân biệt đối xử với phụ nữ
- Uỷ ban chống tra tấn
- Uỷ ban về quyền trẻ em
- Uỷ ban về công ước chống chủ nghĩa Apartheid.
2.15. Uỷ ban về quyền văn hoá kinh tế, xã hội.
Uỷ ban được thành lập năm 1985 do ECOSOS quyết định bao gồm 18 thành viên đã tham gia hoạt động trong lĩnh vực quyền con người. Nhiệm vụ của uỷ ban liên quan đến việc thực hiện công ước về quyền kinh tế văn hoá xã hội. Uỷ ban có trách nhiệm kiểm tra những báo cáođược các quốc gia thành viên đệ trình với chu kỳ là 5 năm. Theo quy định tại điều 16 tới 21 đối với những biện pháp mà quốc gia đã thông qua cũng như quá trình thực hiện và tuân thủ những quyền được công ước ghi nhận. Uỷ ban này giúp ECOSOS làm trên nhiệm vụ giám sát liên quan đến công ước bằng cách đưa ra những gợi ý và bình luận chung trên cơ sở xem xét những báo cáo do những quốc gia thành viên và những đại diện đặc biệt có liên quan đệ trình.
Trong một số trường hợp, đại diện của những quốc gia thành viên công ước có thể tham dự cuộc họp của uỷ ban khi những báo cáo của họ bị kiểm tra và có thể phát biểu về những báo cáo do quốc gia họ đệ trình. Đại diện này có thể trả lời những câu hỏi do thành viên uỷ ban đưa ra.
Uỷ ban họp hàng năm tại Giơ - ne – vơ trụ sở của Liên Hợp Quốc.
2.18. Uỷ ban về loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ.
Uỷ ban được thành lập năm 1982 theo điều 17 của công ước về loại trừ tất cả những hình thức phân biệt với phụ nữ. Uỷ ban bao gồm 23 thành viên họp thường kỳ một năm một lần tại Viênna hay NewYork.
Nhiệm vụ chính của uỷ ban xem xét tiến trình thực hiện công ước. Uỷ ban báo cáo những hoạt động của mình tới đại hội đồng thông qua ECOSOS và có thể đưa ra những đề nghị và bình luận chung trên cơ sở kiểm tra báo cáo và thông tin nhận được từ những quốc gia thành viên.
2.19. Uỷ ban chống tra tấn.
Uỷ ban được thành lập năm 1987 theo điều 17 của công ước chống tra tấn. Nhiệm vụ của uỷ ban được quy định tại điều 19 đến điều 24. Theo đó uỷ ban có nhiệm vụ là:
- Nghiên cứu những báo cáo về những biện pháp quốc gia thành viên tiến hành nhằm thực hiện công ước.
- Thực hiện những cuộc điều tra bí mật nếu uỷ ban quyết định rằng có cơ sở chắc chắn liên quan đến những thông tin khẳng định rằng tra tấn được thực hiện một cách có hệ thống trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên.
- Thực hiện chức năng giải quyết tranh cãi giữa những quốc gia thành viên liên quan đến việc áp dụng công ước và quy định rằng tất cả những quốc gia thành viên đều công nhận sự tham gia của uỷ ban nhằm thực hiện những chức năng như vậy.
- Khi cần thiết, thiết lập tiểu ban hoà giải lâm thời đặt văn phòng tại các quốc gia thành viên nhằm giải quyết hoà bình những vấn đề tranh cãi giữa các quốc gia.
- Xem xét các thông tin từ cá nhân hoặc những đại diện thuộc quyền tài phán của quốc gia thành viên mà họ tố giác là nạn nhân của sự vi phạm điều khoản của công việc. Cùng với việc xem xét uỷ ban còn quy định các quốc gia thành viên phải công nhận sự tham gia của uỷ ban vào những vấn đề trên.
- Đệ trình những báo cáo thường niên về hoạt động của mình tới những quốc gia thành viên và Đại hôị đồng.
2.20. Uỷ ban về quyền trẻ em.
Uỷ ban được thành lập theo điều 43 của Công ước về quyền trẻ em và họp hàng năm tại Newyork. Uỷ ban hướng dẫn quá trình thực hiện những cam kết theo công ước của các quốc gia thành viên bằng hệ thống báo cáo theo quy định tại Điều 44 của công ước các quốc gia phải thực hiện những báo cáo đối với những bước thực hiện điều khoản của công ước. Tất cả những báo cáo đều được công khai.
2.21. Uỷ ban nhân quyền.
Khác với uỷ ban được ECOSOS thành lập năm 1946, uỷ ban nhân quyền này được thành lập năm 1977 theo điều 28 công ước về quyền chính trị dân sự có nhiệm vụ thực hiện điều 40 đến 45 được công ước đặt ra.
Nghiên cứu những báo cáo, những báo cáo định kỳ tiếp theo do quốc gia thành viên gửi tới trong đó là những biện pháp mà quóc gia đã thực hiện nhằm đảm bảo những quyền đã được công nhận trong công ước về quyền dân sự chính trị.
Chuyển những báo cáo và những nhận xét chung theo quy định tại điều 40 công ước tới những quốc gia thành viên.
- Thực hiện chức năng giải quyết những bất đồng giữa những quốc gia thành viên liên quan đến việc áp dụng công ước, quy định tất cả quốc gia thành viên công nhận sự tham gia của uỷ ban với những chức năng trên.
- Khi cần thiết phải một tiểu ban hoà giải lâm thời để thuận lợi sẽ có những văn phòng tại các quốc gia thành viên có liên quan đến những tranh cãi trong việc áp dụng công ước. Những giải pháp hết sức mềm mỏng về những vấn đề sẽ được đưa ra trên cơ sở tôn trọng công ước về quyền dân sự chính trị. Một tiểu ban như vậy sẽ phải đệ trình báo cáo trước chủ tịch uỷ ban mà thời hạn là không quá 12 tháng kể từ khi thụ lý vụ việc về những thông tin liên quan tới những quốc gia thành viên.
Uỷ ban sẽ kiểm tra những báo cáo từ những quốc gia thành viên đối với những biện pháp được quốc gia áp dụng nhằm thực hiện những quyền được công nhận trong công ước cũng như quá trình đảm bảo những quyền và bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện công ước. Đại diện của quốc gia liên quan được quyền có mặt tại phiên họp của uỷ ban nhân quyền khi những báo cáo của họ bị
kiểm tra. Uỷ ban có thể thông báo cho một quốc gia về một quyết định nhằm tìm kiếm thêm thông tin và cho phép đại diện của quốc gia có mặt ở một phiên họp đặc biệt. Đại diện đó cần có đủ tư cách trả lời những câu hỏi do uỷ ban đặt ra và phát biểu đối với những báo cáo đã được quốc gia đó đệ trình. Những đại dienẹ cũng phải đệ trình những thông tin bổ sung về quốc gia họ.
Uỷ ban có hai chức năng đó là:
- Nhận những khiếu nại của một quốc gia thành viên về việc một quốc gia thành viên khác không thực hiện đầy đue nghĩa vụ của mình. Theo điều 41 của công ước. Một quốc gia thành viên phải tuyên bố rằng công nhận sự tham gia của uỷ ban trong việc nhận và xem xét những thông tin như vậy từ một quốc gia khác. Trong những thông tin đó, một quốc gia thành viên có thể tố giác một quốc gia thành viên khác không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo công ước. Những thông tin theo cách này được giải quyết phù hợp với một thủ tục đặc biệt. Mặc dầu có vài quốc gia đã trình những thông báo theo quy định trên nhưng chưa có một quốc gia nào bắt đầu thủ tục đặc biệt này.
- Nhận những khiếu nại của cá nhân theo nghị định thư bổ sung của công ước và quyền dân sự chính trị. Theo thủ tục này thì cá nhân tố giác rằng bất cứ quyền nào được kể ra trong công ước bị vi phạm và họ đã sử dụng tất cả những biện pháp sẵn có trong nước đều có thể gửi tố giác tới uỷ ban nhân quyền để uỷ ban xem xét.
3. Hoạt động bảo vệ quyền con người.
3.1. Hoạt động bảo vệ quyền con người giai đoạn 1947 – 1966.
Tại các cuộc họp đầu tiên của uỷ ban nhân quyền năm1947, uỷ ban đã có một nhiệm vụ hết sức cơ bản đó là soạn bộ luật nhân quyền quốc tế bắt đầu là tuyên ngôn quyền thế giới. Tiếp tục với nhiệm vụ này hai công ước đã ra đời đó là công ước về quyền kinh tế văn hoá xã hội và công ước về quyền kinh tế chính trị nhằm thực hiện những nội dung đã được xác định trong tuyên ngôn thế giới về nhân quyền trên cơ sở luật quốc tế. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn mà uỷ ban nhân quyền phải cố gắng hoàn thành. Tuy việc soạn thảo những công ước về nhân quyền là nhiệm vụ đầu tiên nhưng không phải quyền con người được thực
hiện ngay là từ khi soạn thảo công ước mà phải có thời gian để có hiệu lực. Cũng trong năm 1947 uỷ ban xác định rằng mình không có thẩm quyền để xác định sức mạnh để tiến hành những hoạt động liên quan đến những tố cáo về quyền con người.
Khi tuyên ngôn nhân quyền được soạn thảo với một thời gian rất nhanh thì học thuyết “Không dùng vũ lực” vẫn giữ như thế cho đến năm 1966. Tháng 12/1966 tại hội đồng đã thông qua hai công ước là công ước về quyền dân sự chính trị và công ước về quyền kinh tế văn hoá xã hội và tiếp theo đó là nghị định thư bổ xung. Những văn bản đó được biểu hiện một cách trung nhất là bộ luật nhân quyền quốc tế. Sau đó vài tháng Hội đồng kinh tế xã hội cho phép uỷ ban nhân quyền đặt ra một bộ phận liên quan trực tiếp đến những việc quyền con người bị vi phạm. Theo đó uỷ ban có quyền kiểm tra những thông tin liên quan đến việc khẳng định có sự vi phạm quyền con người theo nghị quyết 1235 ngày 6/6/1967. Quan điểm :”Không sử dụng sức mạnh” sắp sửa thay đổi. Tuy nhiên theo khoản 7 điều 2 của Hiến Chương Liên Hợp Quốcthì việc không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia vẫn được giữ vững. Một bước ngoặt mới trong hoạt động bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc đó là việc tập trung vào lĩnh vực thực hiện chuẩn mực về nhân quyền trên phạm vi quốc tế qua các phương pháp như tìm hiểu, điều tra. Qua nhiều năm những phương pháp đó đã trở thành một phần của cơ chế bảo vệ quyền con người.
3.2. Hoạt động bảo vệ quyền con người từ 1967
Cơ chế bảo vệ quyền con người có hiệu lực từ năm 1967 được chia ra thành ba cách chính.
Thủ tục kín được quy định bởi nghị quyết của hội đồng kinh tế xã hội.
Thủ tục kín được quy định bởi những công ước quốc tế. Những thủ tục được thiết lập bởi uỷ ban nhân quyền với sự thông qua của hội đồng kinh tế xã hội.
Ngoài ra những cách thức bảo về quyền con người kể trên, quyền con người còn có thể được bảo vệ bằng cách thứ tư đó là hệ thống những công ước bảo vệ quyèen con người mà cụ thể là thông qua việc kiểm tra những báo cáo của những
chính phủ về việc áp dụng những biện pháp bảo vệ quyền con người theo nghĩa vụ tôn trọng quyền con người được quy định tại những công ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền con người.
a. Thủ tục trên được quy định bởi nghị quyết của ECOSOC số 1503.
Thủ tục này được gọi tắt là thủ tục 1503 do hội đồng kinh tế xã hội ban hành theo chức năng và nhiệm vụ của hội đồng đối với lĩnh vực quyền con người được quy định trong hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây là thủ tục liên quan trực tiếp đến những thông tin về việc vi phạm quyền con người được thông qua ngày 27/5/1970. Thủ tục này không áp dụng cho những cá nhân nhưng trong tình huống có sự vi phạm quyền con người ảnh hưởng đến một số lượng lớn và với một thời gian kéo dài thì thủ tục 1503 sẽ được áp dụng để giải quyết.
Theo ước tính hàng năm có khoảng trên 100.000 đơn thư từ những cá nhân tổ chức nhóm người ở khắp nơi trên thế giới có liên quan đến thủ tục 1503. Những thông tin được tập hợp lại từng tháng thành những tài liệu kín và được uỷ ban nhân quyền, tiểu ban ngăn chặn phâm biệt đối xử và bảo vệ những dân tộc thiểu số. Theo quy định về trật tự tiến hành thủ tục thì tất cả những bản sao của những thông tin liên quan đến việc vi phạm quyền con người được gửi tới những quốc gia có liên quan. Những quốc gia này có trách nhiệm trả lợi những thông tin tố cáo sự vi phạm quyền con người của quốc gia mình. Tất cả những đơn từ tố cáo không được coi là cơ sở của thủ tục mà nó chỉ được coi là nguồn thông tin.
Trình tự tiến hành của thủ tục 1503 được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được một bộ phận chức năng đảm nhiệm. theo quy định thủ tục 1503 đặt ra ba giai đoạn tiến hành những công việc liên quan đến những thông tin về vi phạm quyền con người và có những bộ phận làm việc như: Nhóm làm việc về những thông tin, tiểu ban và cuối cùng là uỷ ban quyền con người. Đầu năm 1974 uỷ ban đã thêm vào một giai đoạn đó là nhóm làm việc với những tình huống có liên quan đến phạm vi hoạt động của thủ tục 1503. Nhóm làm việc này được đặt ra nhằm giải quyết những tình huống đặc biệt. Năm 1990 hội đồng kinh tế xã hội đã thông qua nghị quyết nhằm đảm bảo cho nhóm làm việc với những tình huống đặc biệt này hoạt động theo một quy chế nhất định.
+ Vai trò của nhóm làm việc với những thông tin được xác định là bộ phận có nhiệm vụ xem xét tất cả những thông tin do tổng thư ký nhận được theo nghị quyết 728 của Hội đồng kinh tế, xã hội và xem xét những trả lời từ tất cả những chính phủ đã gửi đến trên cơ sở có sự tham gia của tiểu ban đối với tất cả những thông tin đó và những trả lời từ phía những chính phủ nhằm khám phá những vụ việc vi phạm nhân quyền và tự do.
Chức năng của tiểu ban là xem xét tất cả những thông tin cũng như những trả lời của các chính phủ trước khi nhóm làm việc về những thông tin đặt ra một kết luận, đồng thời xem xét những thông tin có liên quan. Tiểu ban sẽ quyết định việc có chuyển vụ việc này tới uỷ ban quyền con người hay không.
Chức năng của nhóm làm việc với những tình huống là kiểm tra những tài liệu do tiểu ban chuyển đến uỷ ban nhân quyền theo thủ tục 1503, đồng thời kiểm tra những trả lời của chính phủ liên quan đến vụ việc hoặc những tình huống cụ thể. Những tài liệu này được giữ một cách độc lập trước uỷ ban theo thủ tục từ một phiên họp trước đó và tiểu ban làm những nhận xét về vụ việc, xem xét những biện pháp cần tiến hành trong vụ việc cụ thể sau đó chuyển tới uỷ ban.
Theo quy định tại điều 6 nghị quyết 1503 uỷ ban nhân quyền được quyền quyết định nghiên cứu, báo cáo và bình luận những tình huống cụ thể mà uỷ ban đã nhận được để chuyển lên hội đồng kinh tế xã hội theo nghị quyết 1235. Uỷ ban cũng có thể thành lập một uỷ ban vụ việc để điều tra sự việc. Sau đó quá trình hành động sẽ được đặt ra đối với những quốc gia có liên quan.
Tại điều 8 của nghị quyết số 1503 đã đặt ra những nguyên tắc chung của thủ tục và đưa ra trước tất cả những hoạt động sẽ được áp dụng trong việc thực hiện thủ tục đưa vào Tiểu ban cũng như uỷ ban. Tính kín đáo của thủ tục được giữ cho đến khi uỷ ban đưa ra những bình luận gửi đến hội đồng kinh tế xã hội. Nguyên tắc kín đáo cũng được áp dụng đối với nhóm làm việc về những thông tin và nhóm làm việc theo tình huống.
Những quy tắc và chuẩn mực được áp dụng theo quy định của thủ tục 1503 được đặt ra theo đúng với tinh thần của tuyên ngôn nhân quyền. Hệ thống cơ quan bảo đảm quyền con người hoạt động theo đúng nguyên tắc của luật nhân quyền