Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 6

Những quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo An khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Hoạt động gìn giữ hoà bình là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi, có những quyết định ràng buộc các bên tham gia chiến tranh xung đột. Chính vì vậy mà các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc chỉ có thể đưa ra những khuyến nghị không mang tính chất ràng buộc đối với các chính phủ của cac quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc thì nghị quyết và quyết định của Hội đồng Bảo An có giá trị bắt buộc với các bên liên quan.

Theo quy định của Hiến Chương Liên Hợp Quốc về quyền hạn chức năng của Hội đồng Bảo An thì hội đồng có thể tiến hành điều tra bắt về một hành vi tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới những sự xung đột quốc tế hoặc đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế và có thể đưa ra những khuyến nghị về các phương thức cũng như nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột. Đại hội đồng, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và các nước thành viên Liên Hợp Quốc có thể đưa ra trước hội đồng Bảo An những vụ xung đột và những tình huống có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. Một nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng có thể đưa cuộc tranh chấp mà nước đó là một bên của việc tranh chấp ra trước hội đồng Bảo An để Hội đồng Bảo An xem xét giải quyết. Trong trường hợp này nước không phải là thành viên Liên Hợp Quốc phải tự thừa nhận là sẽ tuân thủ trách nhiệm giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp theo quy định của Hiến Chương Liên Hợp Quốc.

Với chức năng và quyền hạn của mình, với những hoạt động gìn giữ hoà bình mà Hội đồng Bảo An đã tiến hành, Hội đồng Bảo An đã đóng góp tích cực trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Chức năng duy trì hoà bình của Hội đồng Bảo An có tác động tích cực đến việc bảo vệ quyền con người Hoà bình là cơ sở để quyền con người được tôn trọng. Môi trường hoà bình là điều kiện và cơ sở để thực hiện những cam kết quốc tế về quyền con người. Tuy Hội đồng Bảo An không xác định chức năng chính là bảo vệ quyền con người song hội đồng có vị trí hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ quyền con người vì hoà bình và quyền con

người có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giữ gìn hoà bình chính là đấu tranh cho quyền con người được tôn trọng.

Ý thức được rằng trong chiến tranh con người có thể bị tước đoạt mọi quyền, Liên Hợp Quốc đã ban hành bốn công ước Giơ - ne - vơ về bảo vệ nạn nhân chiến tranh và hai nghị định thư bổ sung năm 1977 liên quan đến xung đột quốc tế nhằm bảo vệ thường dân trong chiến tranh và việc áp dụng công ước Giơ - ne – vơ vào những cuộc nội chiến. Việc ban hành và áp dụng công ước về bảo vệ các nạn nhân chiến tranh và các nghị định thư bổ xung có ý nghĩa và tác động tích cực đến việc bảo vệ quyền con người nói chung và đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh và xung đột. Tuy nhiên những công ước và nghị định thư này mới chỉ làm giảm thiểu những vi phạm về quyền con người do chiến tranh gây ra. Hoà bình là môi trường tốt nhất có việc tôn trọng giá trị và các quyền của con người.

Như vậy Hội đồng Bảo An là cơ quan có chức năng quyền hạn đặc biệt với việc duy trì hoà bình, giữ gìn và luôn tạo hoà bình. Các chức năng này có liên quan trực tiếp tới những vấn đề về quyền con người.

2.4. Hội đồng kinh tế xã hội.

Hội đồng Kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Hội đồng có mục tiêu hoạt động là thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Các nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng:

Nâng cao mức sống, đủ việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển kinh tế xã

hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Giải quyết những vấn đề mang tính quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các

vấn đề liên quan với sự hợp tác quốc tế và vấn đề giáo dục.

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 6

Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.

Hội đồng Bảo An có chức năng và quyền hạn đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và lĩnh vực quyền con người. Theo điều 62 Hội đồng kinh tế – xã hội về quyền tiến hành các cuộc điều tra và làm những báo cáo về các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá… và những lĩnh vực liên quan. Hội đồng có thể gửi những kiến nghị về tất cả những vấn đề cho Đại hội đồng, các thành viên Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn hữu quan. Trong lĩnh vực quyền con người hội đồng có quyền đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích sự tôn trọng các quyền và những tự do cơ bản của con người. Hội đồng kinh tế – xã hội có quyền triệu tập những hội nghị quốc tế theo thủ tục do Liên Hợp Quốc quy định về tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong đó có vấn đề về quyền con người. Hội đồng kinh tế xã hội có quyền tiến hành mọi biện pháp thích hợp để nhận được các báo cáo thường kỳ của các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Hội đồng có quyền ký với các thành viên của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn, những hiệp định về việc các thành viên, các tổ chức báo cáo cho hội đồng những biện pháp đã áp dụng để thi hành những nghị quyết của đại hội đồng. Là cơ quan có trách nhiệm đối với lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, nhân quyền Hội đồng kinh tế xã hội ghi nhận những báo cáo của các thành viên, tổ chức chuyên môn thì hội đồng có thể báo cáo cho đại hội đồng những nhận xét của mình về những báo cáo đã nhận được.

Hội đồng kinh tế xã hội bao gồm 54 thành viên, số thành viên ban đầu của hội đồng là 18. Từ tháng 8/ 1965 tăng lên 27 và từ tháng 10/1973 tới nay là 54 thành viên do Đại hội đồng bầu. Hội đồng kinh tế xã hội thành lập các ban trong lĩnh vực kinh tế xã hội và thành lập các ban khuyến khích các quyền con người. Để thực hiện những nhiệm vụ này hội đồng thành lập hai uỷ ban chức năng là uỷ ban quyền con người và uỷ ban về sự tiến bộ của phụ nữ. Hội đồng cũng thành lập những uỷ ban bao gồm đại diện của các quốc gia thành viên nhằm giải quyết những vụ việc có liên quan. Trong những uỷ ban này còn có những chuyên gia được đề cử bởi các chính phủ những người xuất sắc hoạt động trong lĩnh vực này. Hội đồng trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm hoặc để tổng thư ký bổ nhiệm đặc phái viên hoặc những uỷ ban nhằm chuẩn bị những báo cáo.

Một trong những chức năng của Hội đồng là nhận và xem xét những báo cáo thường niên của uỷ ban nhân quyền. Báo cáo này được thông qua bằng sự đồng ý của Hội đồng và được chia làm hai phần. Phần chính bao gồm tất cả những giới thiệu và quyết định của những uỷ ban nhân quyền cũng như kết quả bỏ phiếu và những nhận xét. Phần thứ hai bao gồm một số những mục cụ thể như quyết định của uỷ ban nhân quyền hoặc những yêu cầu về những quyết định của uỷ ban nhân quyền như bổ nhiệm đặc phái viên, những yêu cầu của việc đa dạng hoá hệ thống tổ chức và việc thông qua những dự thảo của Đại hội đồng.


2.5. Uỷ ban nhân quyền.

Uỷ ban nhân quyền được thành lập năm 1946 do Hội đồng kinh tế xã hội. Đây là cơ quan chính giải quyết những vấn đề về quyền con người và đưa ra những quyết định về những vấn đề liên quan đến quyền con người.

Uỷ ban nhân quyền có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị báo cáo và chuẩn bị những văn bản trình tự, thủ tục quốc tế liên quan đến quyền con người. Uỷ ban cũng có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ do đại hội đồng và Hội đồng kinh tế xã hội phân công trong đó bao gồm việc điều tra những chứng cứ liên quan đến việc xâm phạm quyền con người, nhận những thông tin liên quan đến việc xâm phạm quyền con người. Uỷ ban nhân quyền có sự hợp tác chặt chẽ với những cơ quan thuộc hệ thống cơ quan của Liên Hợp Quốc có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Uỷ ban còn có nhiệm vụ giúp đỡ hội đồng kinh tế xã hội trong việc tham gia các hoạt động liên quan đến quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc.

Uỷ ban nhân quyền qua nhiều năm hoạt động đã chuyển từ cơ quan đặt ra những quy chuẩn sang thành một cơ quan có thể đáp ứng được nhiệm vụ giải quyết được tình trạng xâm phạm quyền con người và hướng tới những biện pháp rộng rãi nhằm giải quyết những vấn đề về quyền con người.

Uỷ ban được thành lập gồm 18 thành viên đầu tiên nhiệm vụ là soạn thảo bộ luật nhân quyền quốc tế, hiện nay uỷ ban gồm có đại diẹn của 53 quốc gia thành viên được bầu với nhiệm kỳ ba năm. Uỷ ban gặp hàng năm tại Giơ - ne – vơ với

thời gian là 6 tuần và hoạt động với thủ tục về chức năng của uỷ ban, của hội đồng kinh tế xã hội. Chỉ những thành viên của uỷ ban hoặc những người thay thế họ mới có quyền bỏ phiếu. Uỷ ban có thể mời bất cứ quốc gia thành viên nào tham gia xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến quốc gia đó, cá phong trào giải phóng dân tộc được công nhận phù hợp với nghị quyết của đại hội đồng tham gia xem xét bất cứ vấn đề nào liên quan đến phong trào đó. Những đại diện và những tổ chức liên chính phủ có thể tham gia những vấn đề của uỷ ban có liên quan đến mình. Những tổ chức phi chính phủ tư vấn cho hội đồng kinh tế xã hội có thể chủ động đại diện hợp pháp làm quan sát viên tại những buổi họp công khai của uỷ ban.

Từ năm 1992 uỷ ban có quyền họp những khoá đặc biệt vào bất kỳ lúc nào khi những thành viên chính của uỷ ban quyết định. Từ đó uỷ ban đã họp hai kỳ đặc biệt để xem xét tình hình ở liên bang Nam Tư.

Để giúp đỡ trong những công việc của mình, uỷ ban thành lập một số cơ quan giúp việc đó là tiểu ban chống phân biệt và bảo vệ dân tộc thiểu số. Tiểu ban giúp việc và báo cáo lên uỷ ban nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực dân tộc thiểu số hay phân biết đối xử. Tiểu ban bổ nhiệm những phái viên đặc biệt trên các lĩnh vực dân tộc thiểu số, những tình huống khẩn cấp thành viên, kinh tế, quyền văn hoá xã hội…

Trong những năm gần đây uỷ ban quyền con người đã lập lên những cơ quan để điều tra về những vấn đề nhân quyền tại nhiều quốc gia và những vùng lãnh thổ cụ thể cũng như những chủ đề về nhân quyền.

Những nhóm làm công tác đó là: Nhóm chuyên gia làm việc ở Nam Phi.

Nhóm làm việc theo điều 9 của công ước quốc tế về việc đàn áp, trừng phạt tội phạm hình sự của chế độ Apartheid.

Nhóm làm việc về kiểm tra tình hình xuất hiện nhằm khám phá những hình thức xâm phạm quyền con người.

Nhóm làm việc về việc cưỡng bức di rời.

Nhóm làm việc của chuyên gia chính phủ về quyền phát triển.

Nhóm tiếp tục phân tích toàn diện nhằm thúc đẩy và khuyến khích quyền con người và dân chủ.

Uỷ ban nhân quyền còn thiết lập những nhóm làm việc nhằm chuẩn bị những thông tin cho việc soạn thảo tuyên ngôn thế giới và những công ước trên những quyền của con người thuộc về quốc gia, sắc tộc thiểu số, tôn giáo là gồm bản xứ và những vấn đề về quyền, những đòi hỏi của cá nhân, nhóm, tổ chức trong xã hội nhằm thúc đẩy và bảo vệ những quyền được công nhận chung và tự do.

Uỷ ban nhân quyền và hội động kinh tế xã hội thảo luận và thông qua việc thành lập một cơ chế rộng rãi nhằm giúp đỡ hệ thống bảo vệ và thúc đẩy quyền con người qua các biện pháp cụ thể như sử dụng các phương pháp đa dạng nhằm bảo vệ quyền con người. Cơ chế bảo đảm quyền con người được thực hiện do các chuyên gia trong lĩnh vực này đảm nhiệm bao gồm: Đại diện, những đặc phái viên đặc biệt hoặc những chuyên viên kỹ thuật khác do uỷ ban nhân quyền bổ nhiệm nhằm nghiên cứu tình hình nhân quyền tại những quốc gia hay trong những trường hợp cụ thể khác. Việc thừa nhận cơ chế này được xem là một bước tiến quan trọng trong vấn đề quyền con người mà trước đây được xem là một vấn đề thuộc nội bộ của một quốc gia nay được chấp nhận thuộc thẩm quyền xem xét của quốc tế. Trước đây việc can thiệp của Liên Hợp Quốc vào vấn đề nhân quyền của các quốc gia thành viên bị phản đối kịch liệt với lý do là can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia theo quy định của điều 2 Hiến chương. Những người ủng hộ thủ tục này lập luận rằng cơ chế đã thiết lập một hệ thống cân bằng giữa những mâu thuẫn của điều 2 Hiến Chương và những yêu cầu của quyền con người.

Bằng việc thông qua nghị quyết thiết lập lên những cơ chế để uỷ ban nhân quyền và hội đồng kinh tế xã hội đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc thừa nhận sự liên quan của Liên Hợp Quốc từ lĩnh vực quyền con người. Bằng cách này uỷ ban và Hội đồng đã khẳng định những gì vẫn được xem xét là vấn đề nội bộ nay được xem xét bởi những quốc gia khác trong những hội nghị của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra không cần phải tìm ra một nguy cơ liên quan đến hoà bình và an ninh quốc tế để bảo vệ cho việc thành lập cơ chế này.

2.6. Uỷ ban về địa vị của phụ nữ.

Bên cạnh uỷ ban nhân quyền có chức năng quyền hạn về các vấn đề quyền con người nói chung thì hội đồng kinh tế xã hội còn thiết lập những cơ quan khác nhằm bảo vệ quyền con người theo những hướng cụ thể. Uỷ ban về địa vụ của phụ nữ là một cơ quan được hội đồng kinh tế xã hội lập ra chủ yếu tập trung vào vấn đề quyền của phụ nữ. So với uỷ ban nhân quyền, uỷ ban về địa vị của phụ nữ tập trung vào những vấn đề nhằm phát triển quyền của phụ nữ. Uỷ ban được thành lập năm 1946 và có chức năng sau:

Chuẩn bị và giới thiệu những báo cáo trong việc thúc đẩy quyền con người trong những lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội, giáo dục.

Chuẩn bị những kiến nghị cho hội đồng kinh tế xã hội trong những trường hợp khẩn cấp đòi hỏi sự thực hiện ngay các lĩnh vực của quyền phụ nữ với mục tiêu thực hiện nguyên tắc phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng. Uỷ ban còn phát triển nhũng đề xuất nhằm tăng hiệu quả kiến nghị của mình.

Thành phần của uỷ ban bao gồm đại diện của 45 quốc gia thành viên, được lựa chọn bởi hội đồng kinh tế xã hội, có nhiệm kỳ bốn năm. Thông thường uỷ ban họp một khoá kéo dài ba tuần tại NewYork hay Viên Áo Uỷ ban hoạt động dưới quy định về trình tự thủ tục của ECOSOC việc tổ chức sắp xếp đối với việc tham gia vào công việc của uỷ ban giống như cách thức của uỷ ban nhân quyền. Trong những khoá họp gần đây của uỷ ban có sự tham sự của các thành viên, các quan sát viên của các quốc gia thành viên và không phải là thành viên Liên Hợp Quốc. Ngoài ra khoá họp còn có sự tham gia của đại diện của các cơ quan, tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc đại diện của những phong trào giải phóng, những quan sát viên từ những tổ chức về chính phủ.

Những tổ chức khu vực như uỷ ban phụ nữ châu Mỹ và uỷ ban về địa vị phụ nữ Ả rập được trình bày những báo cáo tại mỗi kỳ họp của uỷ ban. Uỷ ban thông qua nghị quyết và những quyết định của mình và chuẩn bị những nghị quyết, quyết định để hội đồng kinh tế xã hội xem xét.

Như vậy hoạt động của uỷ ban có thể chia thành hai nhiệm vụ chính đó là chuẩn bị báo cáo và đề nghị cho Hội đồng kinh tế xã hội. Nhiệm vụ thứ hai của uỷ ban là đề nghị Hội đồng kinh tế xã hội giải quyết những trường hợp khẩn cấp liên

quan đến quyền phụ nữ. Hoạt động của uỷ ban về địa vị phụ nữ tập trung vào nhiều lĩnh vực thuộc quyền của phụ nữ song uỷ ban không có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cụ thể nhằm giải quyết tình trạng vi phạm quyền phụ nữ. Với chức năng và nhiệm vụ chính trong lĩnh vực quyền phụ nữ những báo cáo và đề nghị của uỷ ban là cơ sở để hội đồng kinh tế xã hội đề ra những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ với nam giới và phát triển quyền phụ nữ.

2.7.Cao uỷ liên hợp quốc về nhân quền.

Trung tâm nhân quyền có một trụ sở tại Giơ - ne – vơ, đây là đơn vị thuộc ban thư ký của Liên Hợp Quốc có liên quan nhiều nhất đến vấn đề nhân quyền. Trung tâm do phó tổng thư ký về nhân quyền đồng thời cũng là tổng giám đốc trụ sở Liên Hợp Quốc tại Giơ - ne – vơ đứng đầu. Trung tâm có văn phòng của phó tổng thư ký và 6 phòng chính. Ngoài trụ sở văn phòng tại Giơ - ne – vơ. Trung tâm có một văn phòng tại Newyork. Người đứng đầu trung tâm có trách nhiệm giúp đỡ tổng thư ký về vấn đề nhân quyền và gửi báo cáo trực tiếp đến tổng thư ký. Việc thực hiện nhiệm vụ của uỷ ban được tập trung vào ba vấn đề chính.

- Chuẩn bị cho tinh thần quốc tế về nhân quyền.

- Thực hiện tất cả những tiêu chuản qua các cơ quan chính và các cơ quan giúp đỡ.

- Thúc đẩy những tiêu chuẩn về nhân quyền qua giáo dục và thông tin.

Trong chương trình làm việc của mình trung tâm nhấn mạnh việc loại trừ những sự phân biệt mà cụ thể là phân biệt chủng tộc và thúc đẩy sự phát triển quyền con người trong mọi lĩnh vực. Chương trình hoạt động của trung tâm cũng nhấn mạnh được vấn đề liên quan đến quyền con người đồng thời phát triển và bảo vệ những nhóm người có khả năng bị mất quyền một cách nghiêm trọng như trẻ em, nhóm dân tộc bản xứ, lao động nhập cư, những dân tộc thiểu số và nhóm người nghèo. Những chức năng của trung tâm được xác định như sau:

- Thực hiện những vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực quyền con người.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023