Chính Sách Về Quyền Con Người Của Việt Nam.

quyết một vụ từ 3 đến 4 năm thì số lượng vụ việc mà uỷ ban thư ký cũng được xem là một thành tích đáng kể tuy chưa phải là nhiều.

Sự khác nhau giữa thủ tục 1503 và thủ tục theo nghị định thư bổ xung.

Đặc điểm chính và thủ tục áp dụng được quy định của hai thủ tục trên có sự khác nhau. Thủ tục 1503 được quy định bởi hội đồng kinh tế xã hội còn thủ tục kín lại được đặt ra trong nghị định thư bổ xung của công ước về quyền dân sự chính trị. Có một vài khắc biệt giữa hai thủ tục nói trên, điểm khác nhau cơ bản là do một thủ tục được thành lập còn thủ tục kia lại tồn tại trên cơ sở hiệp ước quốc tế.

Sự khác nhau giữa thủ tục 1503 và thủ tục quy định trong nghị định thư bổ xung là một thủ tục được đặt ra liên quan trực tiếp với việc kiểm tra tình huống trong khi thủ tục được thành lập sau liên quan tới việc kiểm tra những tố giác của cá nhân. Uỷ ban nhân quyền đưa ra quan điểm rằng nguyên tắc là không được có sự chồng chéo lên nhau hoặc giống nhau trong công việc giữa hai thủ tục nói trên bởi vì có sự khác nhau giữa hai hệ thống cơ quan được giao nhiệm vụ liên quan đến hai thủ tục này.

Những điểm khác biệt giữa thủ tục 1503 và thủ tục kín được xác định theo những quan điểm dưới đây.

a. Thủ tục 1503 dựa trên một tổ chức quốc tế , việc thực hiện thủ tục này phụ thuộc vào sự tình nguyện hợp tác của các quốc gia , trong khi đối thủ kín được dựa trên cơ sở một nghĩa vụ bắt buộc trong hiệp ước quốc tế mà các quốc gia thành viên chấp nhận áp dụng thủ tục cụ thể , kiểm tra những tố giác để đưa ra chống lại quốc gia đó .

b. Thủ tục kín 1503 được áp dụng liên quan đến tất cả các quốc gia còn thủ kín chỉ được áp dụng với những quốc gia là thàng viên của nghị định thư bổ sung .

c. Mục 1503 chấp nhận những tố giác có sự vi phạm quyền tự do cơ bản của con người . Còn thủ tục kín lại bị hạn chế trong lĩnh vực thuộc quyên dân sự chính trị được Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị bảo vệ .

d. Thủ tục 1503 được áp dụng đối với những thông tin từ bất cứ người nào , nhóm người hoặc tổ chức phi chính phủ tố giác nếu cơ sở cho rằng có sự vi phạm nhân

quyền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp , thủ tục kín lại yêu cầu thông tin tố giác trực tiếp từ những người bị vi phạm quyền trong trường hợp đặc biệt thì những thông tin tố giác có thể do đại diện của nạn nhân gửi đến uỷ ban , hoặc cũng có thể do những ngườigiữ vai trò như thay mặt người coi là bị xâm phạm . Trong mỗi mối liên hệ này uỷ ban cũng xem xét đến mối quan hệ gia đình như một mối liên hệ thích đáng để người thay mặt người cho người bĩâm phạm tố giác đa ra quan điểm trước uỷ ban . Tuy nhiên uỷ ban sẽ từ chói xem xét những thông tin mà tác giả của thông tin không thiết lập được mối quan hệ giữa họ và người tự cho là nạn nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

e. Theo thủ tục 1503 thì những tác giả của những thông tin không cần phải là người trực tiếp . Họ không liên quan đến bất cứ giai đoạn nào thực hiện thủ tục nào mà họ không được bất cứ hoạt động nào đang được thực hiện bởi các cơ quan chứ năng trừ phi đó là những hoạt động công khai phù hợp quy định tại điều 8 của thủ tục .Tác giả hiếm khi được thư ký thông rằng thông tin của họ đã được cơ quan thụ lý hay bản sao đó đã được tới quốc gia có liên quan và tóm tắt nội dung sẽ được đưa tới các thành viên của tiểu ban ngăn ngừa phân biệt và bảo vệ những dân tộc thiểu số và những thành viên của uỷ ban nhân quyền phù hợp với những quy định của thủ tục . Theo thủ tục kín thì tác giả của những thông tin gửi tới uỷ ban nhân quyền phải trực tiếp tham gia vào tất cả các giai đoạn thực hiện thủ tục . Họ được thông báo về những động được tiến hành như đối với quốc gia có liên quan và cảhai cùng có một cơ hội bình luận về những tin tức do bên kia đệ trình . Theo một yêu cầu khác nguyên tắc bình đảng được giữ trong toàn bộ giai đoạn giải quyết vụ việc giữa tác giả của thông tin và quốc gia thành viên có liên quan .

Như vậy giữa hai thủ tục sự khác biệt cơ bản . Cả hai thủ tục đều nhằm giải quyết khúc mắc đối với những thông tin tố giác như cách thực hiện và những quy định cụ thể giữa hai thủ tục có sự phân biệt khác nhau .

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 10

Thủ tục công khai công khai do uỷ ban nhân quyền thiết lập . Thủtụcnày còn được gọi là thủ tục đặc biệt .

Thủ tục còn lại trong cơ chế bảo đảm quyền con người được gọi là thủ tục công khai cũng như “Quốc gia xác định” hoặc “chủ đề ” được thiết lập bởi uỷ ban

nhân quyền với sự phê chuẩn của hội đồng kinh tế xã hội nhằm giải quyết những báo caó về vi phạm quyền con người . Tát cả này được hiểu như một thủ tục đặc biệt .

Có thể nói rằng chế độ phân biệt chủng tộc với những hành động diệt chủng là cở để những chủ thể được hành động đương đầu đối với những vụ vi phạm nhân quyền . Quả thật quốc gia đầu tiên bị uỷ ban nhân quyền thiết lập nhóm làm việc tại Nam phi từ năm 1968-1995 . Theo những sự kiến lớn sẩy ra trong lịch sử , với sự chống phá chủ nghĩa Apartheid do nhân dân đấu tranh cơ chế này hoàn thành nhiệm vụ tại phiên họp thứ 51 của uỷ vào tháng 3 năm 1995

Năm 1975 uỷ ban thiết lập thủ tục công khai thứ hai đối với một quốc gia xác định đó là việc điêù tra về tình hình nhân quyền tại Chi Lê . Công việc này được tiến hành sau khi tướng Pinochet lật đổ tổnh thống Allende. Quyết định đầu tiên được phân công cho một nhóm làm việc nhưng sau đó được chuyển sang một quyết định cho một dặc phái viên đặc biệt vào năm 1979 và tiiếp tục đến năm 1990 khi có một cam kết về tuyển cử được đưa ra và cam kết này chứa đựng những nguyên tắc dân chủ .

Tiếp theo quyết định của Chi Lê là quyết định về những quốc gia như Nioaragua năm 1979 , Equatorial Guinea năm 1979 và Guatêmala năm 1980 . Tính tấtcả những trường hợp uỷ ban nhân quyền đã quyếtdịnh áp dụng thủ tục này từ năm 1967 là 30 quốc gia . Tấtcả những quyết định trên thông thường được trao cho những đặc phái viên đặc biệt hoặc những uỷ ban đại diện được uỷ ban nhân quyền bổ nhiệm . trong một số trường hợp những đạc phái viên đặc biệt này được tổng thư ký chỉ định. Những đặc phái viên đặc biệt hoặc đại diện báo cáo kết quả làm việc của họ tới uỷ ban và trong những trường hợp đặc biệt sẽ báo cáo cho đại hội đồng . Nhìn chung những “thủ tục đặc biệt ” này là công việc tìm kiếm sự thậttại những quốc gia có liên quan , đốithoại với những cá nhân có liên quan và thông tin về bằng chứng từ những tổ chức phi chính phủ cũng như dư luận chung . Thông thường những đặc phái viên đặc biệt và những người đại diện được tự do thu thập thông tin từ bất cứ nguồn nào mà họ cho là có lý . Nếu chính phủ liên quan từ chối hợp tác những đặc phái viên đặc biệt hoặc đại diện tự mình thu thập

thông tin từ những cá nhân, nhóm, tổ chức phi chính phủ, lãnh đạo đoàn thể, chức sắc tôn giáo và những thông tin đáng tin cậy khác. Nếu chính phủ liên quan từ chối cho những đặc phái viên đặcbiệt và những đại diện vào quốc gia họ thì những người được giao nhiệm vụ này có thể thu thập thông tin từ những nhà hoạt động nhân quyền lưu vong , những người chốn khỏi quốc gia đó hoặc những nguồn tị nạn chính trị . Những báo cáo của đặc phái viên đặc biệt hoặc đại diện sẽ đượcuỷ ban nhân quyền kiểm tra trong một số trường hợp sẽ do tổng thư ký kiểm tra và những nghị quyết sẽ do tất cả các bộ phận quyết định thônh qua trên cơ sở của những giới thiệu và kết luận trong nội dung những bản báo cáo .

Khi áp dụng cơ chế này mọi việc không phải được tiến hành dễ dàng nhiều chính phủ lập luận rằng theo cách này dẫn đến một sự lựa chọn và những nguyên tắc chồng chéo nhau và rằng nhiều chính phủ phải đơn phương chịu những sự trừng phạt của công đồng quốc tế trong khi đó những kẻ vi phạm nghiêm trọng luật pháp khác thì không bị điều tra . Năm 1980 uỷ ban nhân quyền thực một phương thức mới .Cuộc chiến tranh ở argentina mà kết quả của sự mất tích của hành trăm triệu người và nhiều thành viên của uỷ ban đã tích cực , nhiệt tình để chuyển đổi thủ tục đặc biệt nhằm tìm ra những người mất tích tại argentina là một thế lực chính trị trong những nước châu Mỹ la tinh và có một liên minh vữngvàng trên thế giới . Phải đợi cho đến khi phần lớn các thành viên của uỷ ban ủng hộ quyết định argentina là một quốc gia được xác định là có một vấn đề về nhân quyền thì công việc mớicó sự thay đổi . Uỷ ban nhân quyền đã ra quyết định và đặt ra một nhóm làm việc nhằm kiểm tra những trường hợp đã được báo cáo hoặc những vụ mất tích ngoài ý muốn trên phạm vi tất cả các khu vực trên thế giới . Tất cả những nước trên đây đã ngăn cản một quyết định chống lại argentina lại sẵn sàng ủng hộ hợp tác với một cơ chế toàn cầu . Phần lớn tất cả những ủng hộ đó đều được bảo vệ .

Không nghi ngờ gì nữa , đây chính là một sự phát triển mạnh mẽ và cũng là một động tác hết sức khéo léo trong những bước đầu tiên nhằm giải quyết những vụ việc lớn . Nhóm làm việc với những trường hợp mất tích đã ngập đầy những công việc từ quyết định đó . Nhóm đã kiểm tra thường xuyên đối với những

trường hợp bị mất tích . Cho tới nay đã tiến hành làm việc với hơn 60 quốc gia trên thế giới về những vụ mất tích . Qua nhiều năm nhóm rất thành công trong việc thiết lập sứ mệnh đối với một số lượng lớn người mất tích trên thế giới , số những người mất tích trên thế giới có thể thống kê được .

Thêm vào nhóm làm việc đối với vấn đề cưỡng bức hoặc mất tích ngoài ý muốn. từ năm 1980 uỷ ban nhân quyền đã đặt ra một chủ đề toàn cầu nhằm giải quyết việc gian giữ vô cớ , tôn giáo bắt buộc , tra tấn , hành quyết không xét xử , tự do về tư tưởng và ngôn luận , phân biệt chủng tộc , dân tộc chủ nghĩa , vấn đề bàn giao , buôn bán trẻ em , mãi dâm trẻ em, bạo lực với nữ giới . Những chủ đề khác được giao cho đặc phái viên và những đại diện đặc biệt như việc cưỡng bức rời bỏ chỗ ở , sự độc lập của toà án , những biện pháp nhằm ngăn cản quyền tự quyết . Chủ đề của cùng uỷ ban quyết định đưa vào chương trình là những vấn đề liên quan đến việc thải chất độc hại làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người , chủ đề này được đưa ra vào phiên họp thứ 51 tháng 3 năm1995 .

Cũng như trường hợp đối với các đặc phái viên tại các nước những báo cáo theo chủ đề được đưa ra trước uỷ ban và trong một số trường hợp được đưa ra cho tổngthư ký . Những nghị quyết của uỷ ban và đại hội đồng được dựa trên việc giới thiệu và kết luận trong nọi dung những văn bản báo cáo . Tương tự như vậy một phần của thông tin được lấy từ những chính phủ những cá nhân , nhóm người và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quyền con người . Tất cả thông tin được xem xét dựa trên một cơ sở đáng tin cậy vì chúng được lấy trong quá trình thực hiện công việc . Nhiiệm vụ tìm hiểu thực tế được thực hiện theo thời gian và cách thức cho phép với sự tham gia của các chính phủ liên quan.

Những vấn đề mang tính toàn cầu thường có giá trị pháp lý và hài hoà hơn đối với một quốc gia xác định và trong nhiều trường hợp nó dễ chấp nhận đối với sự hợp tác của các quốc gia với bộ máy toàn cầu hơn và việc đặt ra một cuộc đều tra, khảo sát . Đó cũng được xem là một dấu hiệu đáng mừng bởi vì nhiều cường quốc không tránh khỏi những cuộc khảo sát điều tra theo chủ đề do uỷ ban nhân quyền đặt ra . Hoạt động của những đặc phái viên chống cưỡng bức tôn giáo,

chống chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại tại Trung Quốc và hoa kỳ là những ví dụ cụ thể cho những lập luận nói trên năm 1994 .

Trong hơn 50 năm tồn tại của liên hợp quốc cơ chế đảm bảo quyền con người đã có trên 30 năm tồn tại và phát triển . Từ những hoạt động hết sức thận trọng lúc khởi đầu , cơ chế đã phát triển trên phạm vi rộng và kéo dài trong nhiều năm tuy nhiên trong hoạt động cũng gặp không ít khó khăn .

Trong những năm hoạt động rất hiếm khi có chính phủ nào hợp tác toàn diện theo đúng những yêu cầu của cơ chế . Điều 2 của hiến chương liên hợp quốc thường xuyên được các quốc gia viễn dẫn dòng không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia và là nguyên tắc bất di bất dịch của liên hợp quốc . Vào những thời gian đầu các quốc gia hợp tác một cáh hết sức hời hợt và luôn luôn bắc bỏ , phủ nhận những thông tin do các đặc phái viên hoặc nhóm làm việc đưa ra . Hiện nay tình hình đó đã thay đổi nhiều quúc gia đã hợp tác một cách tích cực với các thủ tục của cơ chế . Những trả lời và tuân thủ của các chính phủ được thực hiện một cách chi tiết và đày đủ hơn. Những chính phủ liên quan đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những vi phạm xảy ra trong quốc gia mình và hợp tác một cách thiện chí được thể hiện qua nhiều hành động của chính phủ .

Đánh giá ở một góc độ nào đó thì cơ chế bảo đảm quyền con người quốc tế đã có tác động tích cực đến thực trạng củaquyền con người trên phạm vi toàn thế giới . Những sự thay đổi đáng kể được nêu nên lên đây như việc thay đổi luật pháp quốc gia cho phù hợp với yêu cầu luật pháp quốc tế , phóng thích những người bị giam cầm , trả tiền bồi thường cho những nạn nhân hoặc cứu giúp cho những thành viên gia đình họ là những bước tiến đáng kể đối với tình hình nhân quyền . Việc kết hợp những cố gắng nỗ lực từ cơ chế liên hiệp quốc , cơ chế khu vực những đóng góp tham gia của tổ chức bảo vệ quyền con người đã tạo ramột sự thay đôỉ cơ bản trong cách hành động của nhiều quốc gia trên thế giới .

Vấn đề.nhân quyền hiện nay vẫn còn đang là một vấn đề toàn cầu , phức tạp. Những vi phạm về các quyền cơ bản củacon người như quyền sống , quyền không bị tra tấn đánh đập, quyền tự do ngôn luận , tự do tín ngưỡng … vẫn bịvi phạm . Cuộc chiến đấu nhằm chống lại những vi phạm về quyền con người còn

hết gian nan và phức tạp . Nhưng với những gì mà cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người đã làm được trong việc thay đổi tình hình nhân quyền trong quá khứ , chúnh ta có quyền hy vọng vào những bước phát triển tiếp theo của cơ chế . Để bảo vệ được quyền con người không phải chỉ đưa vào những nỗ lực củaquốc gia hay quốc tế mà còn có sự phối hợp giữa quốc gia và quốc tế . Pháp luật quốc tế nói chung và cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người sẽ là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.‌

CHƯƠNG III

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC QUYỀN CON NGƯỜI.

3.1 Chính sách về quyền con người của Việt Nam.

Việc bảo đảm quyền con người trên thế giới hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật trong đó có luật quốc tế và luật của từng quốc gia. Những thủ tục tiếp nhận đơn thư khiếu nại trong cơ chế bảo đảm quyền con người cũng đặt ra yêu cầu trong việc tiếp nhận đơn thư là tất cả những biện pháp sẵn có tại quốc gia đã được áp dụng và đã sử dụng hết. Điều 6 của thủ tục 1503 có quy định vấn đề này.

Tương tự như vậy thủ tụ bảo vệ quyền con người được thiết lập theo nghị định thư không bắt buộc của công ước quốc tế và các quyền dân sự chính trị cũng quy định, việc tiếp nhận thông tin theo yêu cầu giống với thủ tục1503. Điều này có nghĩa rằng pháp luật quốc gia có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đối với mỗi người trong phạm vi quốc gia đó. Tuy hệ thống luật pháp bảo vệ quyền con người hiện khá đầy đủ nhưng hệ thống pháp luật của quốc gia ảnh hưởng trực tiếp tới việc bảo vệ quyền tương tự với điều kiện tiếp nhận đơn của các thủ tục quốc tế ở khu vực Châu Âu, toà án Châu Âu cũng chỉ thụ lý những đơn kiện nếu quy định theo pháp luật quốc gia đã được áp dụng và dùng hết. Việc thực hiện và bảo đảm quyền con người bị chi phối mạnh mẽ bởi pháp luật quốc gia.

Hệ thống pháp luật Việt Nam được đặt trong một chỉnh thể thống nhất theo đó hiến pháp là đạo luật cơ bản nhằm quy định về chế độ chính trị, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 4 hiến pháp 1992 quy định: “Đảng cộng sản Việt nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cảdân tộc theo chủ nghĩa Mác - lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội “Trên cơ sở Đảng lãnh đạo, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều có ảnh hưởng tới việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vai trò của luật pháp đối với lĩnh vực bảo vệ quyền con người là cực kỳ quan trọng. Tất cả những nội dung, quy định của pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023