Những Giá Trị Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Hoạt Động Bắt, Tạm Giữ, Tạm Giam Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Luật Tths Của Một Số Nước Trên Thế

Trước khi có cáo trạng, người bị tình nghi bị tạm giam được giam hoặc ở nhà tạm giam trước khi xét xử do Bộ Tư pháp quản lý (kochiso) hoặc ở phòng tạm giam của cảnh sát (ryuchijo) tùy thuộc vào lệnh tạm giam của thẩm phán. Kể từ khi bị bắt và trong suốt quá trình tố tụng, người bị tình nghi bị bắt có quyền im lặng, và cả quyền có luật sư bào chữa [59].

Điều 20 Luật số 8/1981 của Inđônêsia quy định cảnh sát, công tố viên và thẩm phán có quyền tạm giam người bị tình nghi và bị cáo để thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ chỉ có thể ra lệnh tạm giam nếu có đủ bằng chứng để tin tưởng chắc chắn rằng hành vi hình sự đã xảy ra và trong những tình huống cho phép nghi ngờ rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn, tiêu hủy tang vật hoặc tái phạm. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam khi có trát bắt hoặc lệnh của Tòa án trong đó miêu tả rò nhân dạng của người bị tình nghi hoặc của bị cáo, lý do tạm giam, nơi giam, đồng thời giải thích ngắn gọn tội phạm mà người đó bị nghi là đã thực hiện. Một bản sao của trát bắt hoặc lệnh của Tòa án phải được gửi cho gia đình người bị bắt. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam nếu người đó đã thực hiện hoặc âm mưu thực hiện một hành vi hình sự hoặc đồng lòa trong việc thực hiện một tội phạm mà pháp luật quy định phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên, hoặc nếu thời hạn phạt tù dưới 5 năm nhưng luật TTHS liệt tội đó vào loại tội phạm đặc biệt mà người vi phạm có thể bị tạm giam.

Có ba hình thức tạm giam: Tạm giam tại trại tạm giam của nhà nước; quản chế tại gia; quản chế trong phạm vi thành phố.

Cảnh sát điều tra có quyền tạm giam người bị tình nghi nhiều nhất là 20 ngày, nếu hết thời hạn 20 ngày mà việc điều tra vẫn chưa kết thúc thì công tố viên có thể gia hạn tạm giam thêm 40 ngày. Như vậy, sau 60 ngày điều tra viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Trát bắt của công tố viên chỉ có hiệu lực trong thời hạn nhiều nhất là 20 ngày, nếu việc điều tra vẫn chưa kết

thúc thì thẩm phán Tòa án cấp quận có quyền gia hạn thêm 30 ngày. Sau 50 ngày, công tố viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Thẩm phán Tòa án cấp quận có quyền bắt giam trong thời hạn 30 ngày, Chánh án Tòa án cấp đó có thể cho phép kéo dài thời hạn trên thêm 60 ngày nữa. Sau thời hạn 90 ngày, bị cáo phải được trả tự do ngay cả trong trường hợp thẩm phán của Tòa án cao cấp chưa ra được bản án. Trong trường hợp kháng cáo, thẩm phán Tòa án cao cấp đang giải quyết vụ án có thể ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 30 ngày, hết thời hạn trên mà vụ án vẫn chưa được giải quyết xong, thì Chánh án Tòa án cao cấp có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 90 ngày bị cáo phải được trả lại tự do. Thẩm phán Tòa án tối cao có quyền ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 50 ngày. Trong trường hợp cần thiết phải xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án tối cao có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 110 ngày, bị cáo phải được trả tự do, ngay cả trong trường hợp các thẩm phán Tòa án tối cao chưa ra được bản án [59].

Quy định về BPNC tạm giam của Nhật Bản và của Inđônêsia có thể nói là hết sức chặt chẽ. Nếu những quy định trong luật TTHS về BPNC của các nước này được tuân thủ một cách nghiêm túc thì tính mạng, danh dự và nhân phẩm của những người bị giam giữ sẽ được tôn trọng, thể hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

1.3.3. Những giá trị bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo pháp luật quốc tế và luật TTHS của một số nước trên thế giới có thể vận dụng ở Việt Nam

Qua nghiên cứu các quy định về BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật TTHS một số nước trên thế giới. Chúng tôi thấy rằng, do quyền con người của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam có nguy cơ bị xâm phạm rất cao nên pháp luật TTHS các nước đều rất quan tâm, bảo đảm thực thi trong

hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam được thể hiện rò ở các quy định pháp luật về căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn, trình tự thủ tục áp dụng và các quy định về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Nước ta đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung BLTTHS thiết nghĩ cần tham khảo, vận dụng những giá trị sau:

- Quy định về căn cứ, điều kiện áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam cần chặt chẽ, rò ràng, cụ thể, tránh các quy định mang tính tùy nghi dễ bị cơ quan tiến hành tố tụng lạm dụng trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Sửa đổi các quy định về tạm giữ trong BLTTHS, sửa đổi cả quy định về đối tượng tạm giữ, thẩm quyền ra lệnh tạm giữ, các trường hợp có thể tạm giữ, thời hạn tạm giữ và nhất là sự tham gia của luật sư vào hoạt động tạm giữ theo hướng bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của con người;

- Khoản 4 Điều 9 Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị quy định: "Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước Tòa án, nhằm mục đích để Tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp”. Pháp luật TTHS một số nước như Nga, Nhật Bản... cũng quy định chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng biện pháp tạm giam với một thủ tục giản lược do một Thẩm phán chủ tọa. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Quyền tư pháp của Tòa án không chỉ là quyền xét xử mà sẽ được mở rộng như sau: Thứ nhất, là quyền áp dụng, kiểm tra, hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hạn chế quyền con người, quyền công dân (nhất là biện pháp bắt giữ, tạm giam, phong tỏa tài sản…). Thứ hai, là quyền kiểm soát, đánh giá, kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của các hành vi, quyết định tố tụng do các cơ quan tư pháp (nhất là các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng) thực hiện trong suốt quá trình tố tụng

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 7

và thi hành bản án, quyết định của tòa án. Đây có thể xem là cơ chế để Tòa án tham gia kiểm soát việc thực hiện các hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm giải quyết, xử lý các vụ án đúng pháp luật, tránh oan, sai và bỏ lọt tội phạm.

Hơn nữa, với vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi mọi biện pháp ngăn chặn hoặc cưỡng chế của Nhà nước nếu hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải được Tòa án xem xét, áp dụng hoặc kiểm tra để thay đổi, hủy bỏ trong trường hợp các biện pháp đó trái pháp luật hoặc không cần thiết. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi BLTTHS theo hướng chỉ giao cho Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam là đúng về bản chất tổ chức, hoạt động tư pháp và phù hợp với

pháp luật quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” và “quyền xã hội”, tất yếu cần được pháp luật bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, quyền con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là một trong những đặc tính quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn coi con người là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế, xã hội và tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền con người bằng các biện pháp liên quan đến hoạt động lập pháp và hoạt động thi hành pháp luật của Nhà nước, các biện pháp liên quan đến chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc bảo vệ các quyền con người, các biện pháp xử lý vi phạm quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà nước. TTHS là hoạt động đặc biệt liên quan đến việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, liên quan đến việc phát hiện, xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm và xử phạt người phạm tội. Bởi vậy, hoạt động TTHS liên quan rất lớn tới việc bảo đảm quyền con người nói chung, quyền con người của người bị bắt, tạm giữ, tạm nói riêng.

Trong TTHS, người bị bắt, tạm giữ, tạm giam là những người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết vụ án. Họ là người bị cơ quan tiến hành tố tụng coi là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Tùy theo giai đoạn tố tụng khác nhau mà tên gọi cũng như địa vị pháp lý của người đó cũng khác nhau.

Từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS, những vấn đề quan trọng, có tính quyết định ở chỗ: Xác

định đầy đủ, chính xác địa vị tố tụng (quyền và nghĩa vụ tố tụng) của các chủ thể TTHS; Xác định hợp lý sự cần thiết và mức độ sử dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng, nhất là các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam; Quy định các nguyên tắc và thủ tục tố tụng hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm quyền con người nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả của TTHS và quy định đầy đủ, rò ràng quyền khiếu nại, tố cáo của họ đối với các hành vi vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam theo TTHS là cần tập trung phân tích các quy định của BLTTHS và thực hiện các quy định đó trên thực tế, các nội dung cơ bản là: Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản TTHS liên quan đến bảo đảm quyền con người trong TTHS; Nghiên cứu địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng và người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS; Nghiên cứu về chứng cứ và quá trình chứng minh trong TTHS để bảo đảm tính chính xác, khách quan của quá trình tố tụng; Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS; Nghiên cứu các thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam liên quan đến bảo đảm quyền con người; Nghiên cứu các quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS.

Chương 2

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


2.1. Lịch sử phát triển quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam ở Việt Nam

2.1.1. Quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam ở Việt Nam dưới các triều đại phong kiến

Ở Việt Nam, khi xã hội phát triển đến thời kỳ phong kiến, ở các triều đại tiến bộ đã có những quy định về quyền con người, một số quy định về thẩm quyền bắt người, giam giữ tiến bộ đã phản ánh sự phát triển, hưng thịnh của một chế độ quân chủ phong kiến thời đó. Các quy định này đã hạn chế sự tùy tiện, lộng hành của hệ thống nha dịch và cường hào ác bá, đỉnh cao là dưới thời đại nhà Lê, bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) đã có nhiều quy định hình sự và TTHS rất tiến bộ về việc bắt, giữ, giam. Tại Bộ luật này ngoại trừ chương Danh lệ, chương Tạp luật, chương Hộ hôn, chương Điền sản còn trong hầu hết tất cả các chương đều có quy định về việc bắt, giữ, giam. Đặc biệt tại chương Đoán ngục có tới 18 điều, chương Bộ vong có 9 điều quy định liên quan đến việc bắt và giam giữ, số còn lại được quy định tại các chương như: Chương Vệ cấm - 1 điều; Chương Vi chế - 5 điều; Chương Quân chính - 1 điều; chương Thông gian - 1 điều; chương Đạo tặc - 2 điều; chương Đấu tông - 1 điều; chương Trá ngụy - 1 điều [33].

Kế thừa và phát triển tinh hoa của văn hóa pháp lý phong kiến Việt Nam, nhằm phục vụ cho công cuộc trị nước lâu dài, ngay từ khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã cho tiến hành xây dựng một bộ luật của triều đình phong kiến nhà

Nguyễn, đó là bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn được gọi là Luật Gia Long do các tác giả Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh và Trần Hựu biên soạn. Đây là một bộ luật hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của thư tịch luật pháp phong kiến Việt Nam bao gồm 22 quyển, 398 điều luật lệ. Đặc biệt trong các quyển 18, 19 của Bộ luật này có rất nhiều điều luật quy định về việc bắt, và giam giữ như các Điều 21 (Người bị bắt đi bắt tội nhân), Điều 22 (Tội nhân chống cự khi bị bắt), Điều 23 (Tù trốn khỏi trại giam và tù phá ngục chạy trốn), Điều 28 (Hạn bắt giặc trộm) của quyển 18, hay các Điều 1 (Tù nên giam cấm mà không giam cấm), Điều 2 (Cố bắt nhốt, cố tra xét người thường), Điều 3 (Giam ngâm lâu), Điều 4 (Lăng ngược tù nhân)... của quyển 19 trong Bộ luật [32].

Khi đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm, với chính sách "chia để trị" người Pháp đã chia nước ta thành ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Pháp luật Việt Nam thời đó chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật Cộng hòa Pháp mặc dù vẫn có pháp luật của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Pháp luật về hình sự và TTHS của Việt Nam thời đó cũng quy định về việc bắt người và giam giữ, tuy nhiên có sự pha trộn giữa luật pháp của cả hai chế độ phong kiến Việt Nam và thực dân Pháp.

2.1.2. Quyền con người trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giai đoạn từ 1945 – 1988

Ngày 02 - 9 - 1945 Cách mạng tháng 8 thành công và Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Là Nhà nước dân chủ nhân dân, mặc dù còn non trẻ và tình hình đối nội cũng như đối ngoại cực kỳ phức tạp, Nhà nước đã quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. Ngày 29-3-1946 Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 46 bảo đảm quyền tự do cá nhân. Sắc lệnh quy định ngoài trường hợp phạm khinh tội hay trọng tội quả tang, việc bắt người phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên; việc giam cứu, gia hạn

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí