Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trên


cơ cấu phân ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư và cơ cấu xuất nhập khẩu ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm chạp về chất, còn là một cơ cấu kinh tế lạc hậu so với cơ cấu chung của cả nước và so với tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Trong cơ cấu lao động có quá ít sự thay đổi. Phần lớn lao động tăng thêm vẫn nằm trong khu vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, không có nhiều cơ hội để chuyển đổi một cách linh động. Điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa có sự chuyển dịch thực sự từ chất, cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh chưa thực sự có sự thay da đổi thịt.

Đặc biệt trong bối cảnh Nam Định đang khẩn trương triển khai các dự án công nghiệp, khu công nghiệp và dịch vụ, diện tích đất nông nghiệp đang thu hẹp dần, người nông dân mất ruộng canh tác ngày càng đông. Cùng với chính sách phát triển công nghiệp tỉnh cần có dự án hỗ trợ đào tạo nghề, vừa tạo lực lượng lao động tại chỗ có chất lượng, vừa đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ một cách hiệu quả.

Trong cơ cấu vốn đầu tư, số lượng vốn đầu tư vào các ngành kinh tế có sự gia tăng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp

Trong cơ cấu ngành hàng xuất - nhập khẩu: Xuất khẩu chưa khai thác được thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp, giá trị gia tăng thu được từ xuất khẩu chưa nhiều, do phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Nhập khẩu chưa chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ… để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


Trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm được đổi mới, quá trình đổi mới mang tính tự phát, dựa trên hiện tượng tạm thời, mong muốn chủ quan của người nông dân, chưa có lý luận cụ thể, chưa phù hợp với yêu cầu lâu dài của thị trường, tình trạng đó dẫn tới thị trường nông phẩm không ổn định. Là một tỉnh nông nghiệp, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng màu mỡ, với nhiều giống lúa đặc sản được biết đến từ lâu đời, nhưng thị trường nông sản của Nam Định, đặc biệt là thị trường gạo, mở rộng không được bao nhiêu. Các loại gạo nổi tiếng của Nam Định đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong vô số gạo ngoại nhập ở các cửa hàng gạo.

Người sản xuất nông nghiệp chưa có một tư duy sắc bén về kinh tế hàng hoá. Ngàn đời nay, nông dân Nam Định vẫn sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu, ngoài ra việc duy trì cơ chế bao cấp quá dài đã ảnh hưởng lớn đến tư duy kinh tế của người nông dân. Việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi chưa được dựa trên những cơ sở khoa học, chưa bám sát yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó họ còn thiếu vốn, khoa học kỹ thuật … Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi rất khó khăn.

Thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản còn quá hạn hẹp, giá cả không ổn định, trong khi giá cả vật tư nông nghiệp tăng đều, làm cho nông dân kém phấn khởi đầu tư mở rộng sản xuất. Hơn thế nữa, sản xuất nông nghiệp có đặc thù chung là chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, thiên tai mất mùa thường xuyên đe doạ. Người nông dân làm ăn lớn có thể trở thành “chúa chổm” sau một đêm thức giấc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn ít, khâu chế biến, bảo quản rau

quả sau thu hoạch chưa phát triển. Mới chỉ có một số doanh nghiêp

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 9

đầu tư lớn

như Công ty xuất nhâp

khẩu thuỷ sản Xuân Thuỷ , Công ty cổ phần thưc

phẩm

công nghiêp Nam Điṇ h ,... chưa đủ năng lực thu mua và chế biến toàn bộ nông

sản được sản xuất trong tỉnh. Mới bước đầu tạo ra một số sản phẩm đat

chất

lươn

g cao phuc

vu ̣tiêu dùng nôi

đia

và ̀ ng bước tham gia xuất khẩu . Đơn


cử, là một vựa lúa lớn của Miền Bắc mà cả tỉnh chưa có một lò sấy, một kho chứa bảo quản thóc đảm bảo chất lượng. Người nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khi thời tiết bất lợi, chất lượng nông phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, thông tin liên lạc, thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa phát triển là rào cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

Nam Định là một tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Nhưng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản chậm, người nông dân tự phát làm, thiếu cơ sở khoa học dẫn đến dịch bệnh và thua lỗ. Hiện tượng khai thác thuỷ sản đang diễn ra bừa bãi, làm nguồn lợi này cạn kiệt, một số loài có giá trị kinh tế cao đang mất dần. Môi trường đang dần bị ô nhiễm.

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỉnh cần quan tâm giải quyết hàng loạt vấn đề như hỗ trợ người nông dân về tư duy kinh tế, giống, vốn, khoa học kỹ thuật, bảo hiểm…; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân lành nghề; tìm kiếm, mở rộng thị trường cho nông sản của tỉnh; phát triển công nghiệp sau thu hoạch và công nghiệp sản xuất vật tư nông nghiệp; có những biện pháp kết hợp giữa phát triển với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi…

Trong lĩnh vực công nghiệp, từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành công nghiệp của tỉnh đã có nhiều khởi sắc như đã được phân tích trong phần thực trạng. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:

Phần lớn các doanh nghiệp trang bị thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, chậm được đầu tư đổi mới, qui mô doanh nghiệp nhỏ. Hiên nay, chỉ có 18,8% doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, 57,7% trình độ công nghệ trung bình, 23,5% trình độ công nghệ lạc hậu. Do đó, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm 31,1% mà chủ yếu là doanh


nghiệp Nhà nước địa phương. Dẫn đến khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm công nghiệp nói chung, nhất là sản phẩm công nghiệp địa phương còn hạn chế. Toàn tỉnh có 65,1% doanh nghiệp thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa vững chắc, chưa đủ sức cạnh tranh.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra cũng đáng quan tâm. Tuy công nghiệp của tỉnh phát triển chưa nhiều nhưng do công nghệ lạc hậu, sự quản lý yếu kém như việc sản xuất.

Các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn, công nghệ, lực lượng lao động có đào tạo, khai thông mở rộng thị trường. Một số sản phẩm công nghiệp của Nam Định như quần áo dệt kim, vải, phụ tùng xe đạp, xe máy.. giá thành còn cao, chất lượng kém, mẫu mã chưa phong phú nên kém sức cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Cơ sở kỹ thuật hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp không theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư. Ngoài ra, nhiều huyện trong tỉnh còn chưa chủ động và tích cực trong việc vận động và thu hút vốn từ các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước.

Việc quy hoạch, phát triển các ngành công nghiệp cần phải thận trọng hơn. Đơn cử như ngành công nghiệp đóng tàu của tỉnh, sau 2 năm phát triển nóng đến tháng tư năm 2008 tình trạng đã trở nên u ám nghiêm trọng, trong đó một nguyên nhân quan trọng là sự quy hoạch chưa khoa học, phát triển một cách quá ồ ạt và không nghiên cứu kỹ thị trường đầu ra cho sản phẩm.


Hộp 2.3.1. Ngành đóng tàu Nam Định

Nếu như trước đây, số doanh nghiệp đóng tàu ở Nam Định chỉ đếm trên đầu ngón tay thì từ năm 2006 số đơn vị đóng tàu bắt đầu tăng mạnh, đến đầu năm 2008 toàn tỉnh đã có 105 đơn vị. Các đơn vị đóng tàu nằm chủ yếu là dọc khắp các triền sông Ninh Cơ và ở cửa biển. Tại 9/10 huyện, thành phố ở Nam Định đều có đơn vị đóng tàu. Các khu vực như: Thị trấn Xuân Trường, (huyện Xuân Trường), Cát Thành (huyện Trực Ninh)... trở thành những "đại công xưởng đóng tàu". Không chỉ các doanh nghiệp có truyền thống về cơ khí mà ngay cả những người trước đây chưa từng biết đến ngành đóng tàu là gì nay cũng đăng ký, vay vốn, đầu tư đóng tàu. Trong số 105 đơn vị đóng tàu ở Nam Định, có tới 21 đơn vị chỉ là các hộ sản xuất. Năm 2007 là năm ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh nhất, với sản lượng sản xuất đạt 500 con tàu (loại trọng tải từ 5.000 tấn trở xuống) được hạ thuỷ, xuất bến. Ngành đóng tàu ở Nam Định đã tạo việc làm cho trên 11.500 lao động với mức thu nhập bình quân đạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra từ chủ trương phát triển ngành đóng tàu của Nam Định tại nhiều vùng quê, các biệt thự và những chiếc xe ô tô sang trọng đắt tiền cũng xuất hiện ngày một nhiều, phần lớn là của các chủ doanh nghiệp đóng tàu….

…Nhưng sau 2 năm phát triển ồ ạt, đến năm 2008 đóng tàu Nam Định bắt đầu tụt dốc tính từ đầu năm 2008 đến nay, mặc dù toàn tỉnh đã khởi công đóng 466 tàu các loại nhưng đến nay mới hạ thuỷ được 133 chiếc (chủ yếu từ tháng 4/2008 trở về trước), còn 326 con tàu vẫn đang thực hiện dở dang hoặc hoàn thiện rồi nhưng chưa có chủ nhận nên vẫn nằm trên bãi... Hiện, hầu hết các đơn vị đóng tàu ở Nam Định chỉ sản xuất cầm chừng hoặc đã tạm dừng sản xuất, với số lao động được giữ lại trung bình chỉ 40-50%,như vậy đã có khoảng 5.000 đến 6.000 công nhân phải nghỉ việc…

Nguồn: Tin tức Nam Định (12/3/2009).


Trong lĩnh vực dịch vụ, trong những năm qua, thương mại, dịch vụ của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh. Tuy nhiên dịch vụ, thương mại của tỉnh còn nhiều vấn đề đặt ra cần lưu tâm giải quyết:

Thị trường hàng hoá và số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể bung ra kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh nhưng mang nặng tính tự phát. Mối quan hệ giữa người sản xuất với thương nghiệp chưa chặt chẽ, ổn định. Thương nghiệp chưa đóng vai trò tích cực trong định hướng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, hình thành thị trường tiêu thụ ổn định bền vững cho hàng hoá trong tỉnh.

Quy mô xuất khẩu của tỉnh còn nhỏ so với các tỉnh trong khu vực, nhỏ so với tiềm năng của tỉnh. Tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế còn cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ, trí tuệ cao còn hạn chế.

Mạng lưới kinh doanh của thương mại nhà nước, thương mại hợp tác ở thị trường nông thôn còn mỏng, nguồn lực yếu. Một số doanh nghiệp nhà nước vẫn tổ chức kinh doanh theo kiểu chuyên doanh cứng nhắc, không đủ khả năng bám sát yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, phương thức hoạt động đơn điệu, thụ động, hiệu quả kinh tế thấp. Thương mại hợp tác xã còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn định hướng hoạt động và mô hình kinh doanh. Thương nghiệp ngoài quốc doanh một số ít có khả năng tiếp cận với thị trường nước ngoài, còn lại là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể, vốn ít không đủ sức vươn ra thị trường các tỉnh và ngoài nước.

Hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại như buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp tác động xấu đến sản xuất và đời sống. Tình trạng không đăng ký, không chấp hành chế độ hoá đơn, chứng từ, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh còn xảy ra.


Việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá sản xuất trong tỉnh còn chưa được chú trọng. Chưa quan tâm nhiều đến đầu tư khảo sát, khai thông mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong tỉnh.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải, du lịch cần có sự quy hoạch phát triển để hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác trong quá trình phát triển.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

Những hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế do nhiều nguyên nhân đưa lại, có thể khái quát một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do mặt trái của hội nhập và giao lưu quốc tế, của kinh tế thị trường, đặc biệt là sự lạm phát trong nước thời gian qua và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã tác động tiêu cực tới nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định

Thứ hai, vị thế địa lý kinh tế của tỉnh có khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sau khi chia tách tỉnh, quốc lộ 1, tuyết giao thông đường bộ nối liền cả nước không còn đi qua Nam Định nữa, cơ sở hạ tầng nội tỉnh lại thấp kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Mặc đù đảng bộ và nhân dân Nam Định đã nỗ lực phấn đấu, nhưng kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Thứ ba, do nguồn vốn đầu tư cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hạn. Nhu cầu vốn cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất lớn, nhưng Nam Định là tỉnh nông nghiêp, nên tích lũy từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế, trong xã hội, từ nước ngoài đầu tư cho phát triển còn hạn chế… đã làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.


Thứ tư, công tác quy hoạch, định hướng chưa có chiến lược dài hạn, tổ chức thực hiện ở một số ngành và cấp chưa kiên quyết, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình kết cấu hạ tầng còn chậm, gây khó khăn cho quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ năm, Nam Định chưa có chính sách đột phá nhằm tháo gỡ khó khăn trong tỉnh về kết cấu hạ tầng, vốn, khoa học công nghệ…

Tóm lại, từ năm 2000 đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định, bước đầu đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế. So với cả nước và một số tỉnh, cơ cấu ngành kinh tế của Nam Định chuyển dịch chậm. Đi sâu xem xét, cơ cấu ngành kinh tế của Nam Định chưa có sự chuyển dịch thực sự về chất. Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Nam Định trong những năm tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023