Một Số Quan Điểm Và Phương Hướng Cơ Bản Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Nam Định Đến Năm 2020


3.2. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định đến năm 2020‌

3.2.1. Quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định

Xuất phát từ bối cảnh trong nước, quốc tế và điều kiện thực tiễn của tỉnh, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh phải quán triệt một số quan điểm sau đây:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đảm bảo ổn định chính trị xã hội và phát triển bền vững. Cơ cấu ngành thay đổi về chất dựa trên cơ sở đổi mới công nghệ sâu hơn và nhanh hơn nhằm tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu, đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành, những lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ, về cơ cấu ngành, tạo tốc độ tăng trưởng cao, tăng giá trị gia tăng, nhất là những sản phẩm dịch vụ chủ lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc về giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, chống tụt hậu.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. Chiến lược tăng trưởng nhanh, bền vững, lấy tăng trưởng xuất khẩu làm động lực chủ yếu vừa là đòi hỏi khách quan, vừa có khả năng hiện thực ở nước ta. Nam Định muốn có tăng trưởng nhanh, cần hướng hoạt động kinh tế của đất nước vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Bởi vì tăng trưởng theo hướng xuất khẩu về thực chất là thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, nhằm phát triển nền kinh tế nhanh và hiệu quả, thoát khỏi tình trạng tụt hậu, rút ngắn con đường đi lên nền kinh tế hiện đại và chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực.


Tuy nhiên, ngày nay, ranh giới giữa thị trường trong nước và ngoài nước, trong tỉnh và ngoài tỉnh đang mờ dần đi, vì vậy bên cạnh tập trung hướng vào xuất khẩu thì chúng ta vẫn phải chú ý tập trung sản xuất thay thế nhập khẩu, giành giật, chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, trong nước. Thay thế nhập khẩu cũng là giai đoạn tất yếu để tạo tiền đề cho giai đoạn hướng vào xuất khẩu. Ở Nam Định, hai chiến lược này không thực hiện một cách tuần tự, rạch ròi mà phải kết hợp ngay cùng một lúc, dựa trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Nam Định đang được đánh giá là tỉnh có lợi thế về lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi…Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Nam Định cần dựa trên những lợi thế này để huy động các nguồn lực bên ngoài về vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tạo dựng năng lực nội sinh để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, ngành hàng và của cả nền kinh tế tỉnh. Đồng thời, Nam Định cần có những chiến lược để phát huy tiềm năng về trí tuệ, từng bước hướng tới chủ động về khoa học kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh, bắt kịp với xu thế phát triển chung của cả nước và thế giới.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải nhằm mục tiêu tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Mục tiêu chung của chúng ta là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, mà trước hết là những người lao động. Nam Định là một tỉnh đông dân cư, có kết cấu dân số trẻ, áp lực về việc làm rất lớn, do đó giải quyết việc làm là một thách thức gay gắt trong thời gian tới đối với tỉnh. Là một tỉnh đồng bằng, toàn tỉnh hộ đói ăn hầu như không còn, nhưng mức sống của tỉnh chưa cao. Giải quyết việc làm cũng là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của các tầng lớp dân cư.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 11

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh những năm vừa qua đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nhưng sự chuyển dịch của cơ cấu lao động theo cơ cấu ngành rất chậm chạp.

Phát triển đa dạng các ngành nghề, trong đó phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động là một hướng chính của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong tỉnh. Việc phát triển cơ cấu ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ khắp các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, thông thường, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động thì công nghệ lại không cao, khó có thể đưa nền kinh tế đi theo hướng nền kinh tế tri thức. Để giải quyết mâu thuẫn này, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế còn phải kết hợp chú trọng sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao, bằng việc phát triển các ngành có sức cạnh tranh cao nhằm hội nhập kinh tế có hiệu quả.

Thực tế số lao động tăng thêm, số lao động thất nghiệp của tỉnh lại chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, với chất lượng lao động rất thấp, khó có thể gia nhập vào những ngành kinh tế có trình độ cao. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp để thu hút lực lượng lao động này. Song song với quá trình trên, tỉnh cần chính sách đào tạo nguồn lao động có chất lượng, nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động, nhất là đối với khu vực nông thôn. Một thực tế là, những lao động được đào tạo lành nghề, có trình độ cao lại không muốn làm việc ở tỉnh, vì vậy, tỉnh cần có những chính sách “chiêu hiền đãi sỹ”, thu hút lao động có trình độ về làm việc tại địa phương.


Trên đây là một số quan điểm chủ yếu cần quán triệt trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định trong điều kiện hiện nay.

3.2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

3.2.2.1. Phương hướng chung của toàn tỉnh

Thứ nhất, trong thời gian tới, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Chuyển nhanh cơ cấu ngành kinh tế từ nghiêng về nông nghiệp sang nghiêng về công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đã xác định: “Xây dựng thành phố Nam Định sớm trở thành trung tâm của vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng”. Trong kế hoạch tổng thể phát triển tỉnh Nam Định đến năm 2020 (đã được phê duyệt), Nam Định đã xác định mục tiêu: Phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển; các lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển tiên tiến, đời sống nhân dân ngày được nâng cao; từng bước đưa Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình khá của vùng đồng bằng sông Hồng, với những mục tiêu cụ thể sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đến năm 2010 đạt khoảng 12%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 12,5%/năm;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp còn khoảng 25%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39% và dịch vụ chiếm khoảng 36%; đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 19%; 44% và 37%; đến năm 2020, tỷ trọng nông - lâm - ngư


nghiệp giảm xuống còn khoảng 8%; công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 54% và dịch vụ ở mức khoảng 38%;

- Giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18%/năm;

- Tăng thu ngân sách, đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu cân bằng thu - chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17%/năm giai đoạn đến năm 2010, trên 16%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12,5 triệu đồng vào năm 2010; 26 triệu đồng vào năm 2015 và 50 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).

Thứ hai, phát triển cơ cấu ngành kinh tế đảm bảo cân đối giữa các khu vực sản xuất, kinh doanh (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) với khu vực kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, hạ tầng đô thị, bưu chính viễn thông, điện, nước…) với dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giữa sản xuất với lưu thông hàng hoá.

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế muốn nhanh và bền vững cần phải có sự cân đối giữa các khu vực trên, chúng thường tạo tiền đề, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.

Thứ ba, lựa chọn và phát triển cơ cấu ngành theo hướng xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh. Nam Định có tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là một hướng ưu tên, vừa tạo được nhiều việc làm, giảm số giờ lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trong nông nghiệp cần phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá.

Hiện nay, Nam Định có khoảng trên 1.000.000 người trong độ tuổi lao động và xấp xỉ 200.000 người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động thực tế [4, tr.19]. Mỗi năm lực lượng lao động của tỉnh lại tăng thêm khoảng


20.000 người. Nguồn lao động vừa là nội lực quan trọng của tỉnh, đồng thời cũng là vấn đề xã hội to lớn. Do đó, giải quyết việc làm vẫn là thách thức gay gắt trong thời gian tới với Nam Định.

Những năm vừa qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu lao động của tỉnh cũng có sự chuyển dịch theo, quá trình phân công lại lao động xã hội đang diễn ra. Tuy nhiên, như đánh giá trong phần thực trạng cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch rất chậm, một đội ngũ lao động đông đảo chưa được thu hút vào làm việc, thời gian làm việc của lao động, đặc biệt là lao động nông thôn có tỷ lệ chưa cao. Đa phần lao động của tỉnh vẫn chưa qua đào tạo.

Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo. Phấn đấu trong giai đoạn đến năm 2010 mỗi năm giải quyết được 35- 40 nghìn lao động, giai đoạn 2011-2020 giải quyết 45-50 nghìn lao động có việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống 4% vào năm 2010 và ổn định ở mức 3-4% trong giai đoạn đến năm 2020. Nâng sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2010 lên trên 85% và năm 2020 lên trên 90%.

Có thể thấy, lực lượng lao động của tỉnh, đông về số lượng nhưng chất lượng lại chưa cao, vì vậy trong giai đoạn tới, phải tập trung phát triển những ngành nghề tạo ra nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó phải tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Muốn tận dụng được lợi thế về nguồn nhân lực tỉnh cần phải phát triển gia công chế biến, lắp ráp hàng hoá. Xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn, đồng thời khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống vốn có của tỉnh. Đối với nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh.


Bên cạnh đó, Nam Định có lợi thế với trên 70 km bờ biển, với hệ sinh thái đa dạng, là cơ hội quan trọng để phát triển kinh tế biển, các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển dịch vụ du lịch…

Tuy nhiên, với những ngành kinh tế như trên, trình độ của nền kinh tế sẽ phát triển rất chậm. Cùng với quá trình trên, tỉnh cần phải chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp có công nghệ cao như ngành chế tạo, lắp ráp điện, điện tử, sản xuất phần mềm máy tính, công nghiệp chế tạo máy công cụ phục vụ trong các ngành sản xuất, đặc biệt là phục vụ sản xuất nông nghiệp… Các ngành này còn có tác dụng lan toả nâng cao năng suất lao động trong các ngành kinh tế khác của tỉnh. Ngoài ra Nam Định cần ưu tiên cho một số ngành sử dụng tương đối nhiều vốn như: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc, đóng tầu biển, ô tô…

Nam Định cần lựa chọn một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn và các sản phẩm xuất khẩu chủ lực để ưu tiên phát triển. Trong thời gian tới, tỉnh nên tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản, với các sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu mà tỉnh rất có khả năng như: lúa gạo, thuỷ hải sản; các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhưng ít vốn, và tỉnh cũng đã có truyền thống như: công nghiệp dệt, may mặc, đồ da, đồ mỹ nghệ; các ngành công nghiệp chế tạo như: cơ khí chế tạo và sửa chữa máy móc, công cụ lao động, ngành công nghiệp điện tử viễn thông, phát triển sản xuất và sử dụng công nghệ phần mềm tin học, đưa nó lên thành ngành mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng vượt trội; các ngành dịch vụ như: dịch vụ du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính tín dụng, viễn thông, vận tải, tư vấn, giáo dục và đào tạo.

Nói tóm lại, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh phải đảm bảo chuyển dịch theo hướng chuyển dịch chung của cả nước, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự chuyển dịch phải đảm bảo sự cân đối giữa các ngành với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Đặc biệt chú trọng tới thiết lập mối


quan hệ hỗ trợ giữa các ngành trong quá trình chuyển dịch, tạo ra sự phát triển bền vững. Chú trọng tới phát triển những ngành mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.

3.2.2.2. Phương hướng phát triển đối với từng ngành

Dựa trên phương hướng chung đối với toàn tỉnh, có thể xác định phương hướng phát triển đối với từng ngành cụ thể như sau:

Phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo hướng sạch, bền vững, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao trên cơ sở tích tụ ruộng đất, được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, phù hợp với hệ sinh thái và điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Tập trung đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, chuyển mạnh diện tích đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; đẩy mạnh khai thác và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trở thành ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh.

Đối với trồng trọt, tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đa thời vụ, mở rộng nhanh diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao.

Tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía Bắc. Ổn định diện tích 2 vụ lúa khoảng 70-75 nghìn ha, năng suất 13-14 tấn/ha/năm, sản lượng khoảng 900-950 nghìn tấn. Mở rộng diện tích vụ đông lên 20-25 nghìn ha vào năm 2010 và khoảng 30-40 nghìn ha vào năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng cây trồng, đa thời vụ, tập trung vào những cây có giá trị kinh tế cao như khoai tây xuất khẩu, rau bí, dưa chuột, cà chua...

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí