Những Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Nam Định


Chương 3‌‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH


3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định

3.1.1. Thuận lợi

3.1.1.1. Từ quốc tế

Nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức, nền văn minh của nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp

Khoa học - công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế. Ngày nay, các lợi thế truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ đang bị thay thế dần bằng các lợi thế phát triển mới như tri thức, khoa học - công nghệ, với sự xuất hiện của công nghệ mới, những ngành kinh tế mới.

Toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra hết sức mạnh mẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ mới với đặc trưng: sản xuất kinh doanh ngày càng liên kết chặt chẽ trên phạm vi toàn thế giới, tự do hoá thương mại, đầu tư toàn cầu và hệ thống kinh tế quốc tế đang chuyển từ liên kết dọc sang liên kết mạng. Những nội dung mới về chất của toàn cầu hoá kinh tế là:

Thứ nhất, cơ sở vật chất kỹ thuật mới và mang tính chất toàn cầu, lực lượng sản xuất đang có sự chuyển biến từ thời đại cơ khí sang thời đại công nghệ cao, tự động hoá. Công nghệ cao và trí tuệ con người đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự lan truyền diễn ra kiểu liên kết mạng toàn cầu với tốc độ cao.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 10


Thứ hai, phân công lao động quốc tế đã có những thay đổi về chất, ngày nay việc sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh được thực hiện trên phạm vi toàn cầu hoặc khu vực với sự tham gia của các cơ sở sản xuất được phân bố ở nhiều quốc gia khác nhau. Phân công lao động quốc tế phát triển làm cho các nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào nhau, kể cả những nền kinh tế kém phát triển.

Thứ ba, xu hướng toàn cầu hoá thương mại - dịch vụ. Ngày nay tốc độ tăng trưởng thương mại - dịch vụ quốc tế rất nhanh, các nước tham gia vào thương mại quốc tế ngày càng nhiều, tự do hoá thương mại diễn ra nhanh và mạnh hơn, hệ thống thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, thay thế cho thương mại trực tiếp. Xu hướng này tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường thế giới cho mọi nước, trong đó có cả những nước đang và kém phát triển như Việt Nam.

Thứ tư, xu hướng toàn cầu hoá tài chính diễn ra mạnh mẽ, lượng tiền lưu chuyển hàng ngày trên thế giới còn nhiều hơn sự lưu chuyển hàng hoá. Khối lượng tư bản di chuyển ngày càng tăng, mức độ và phạm vi lưu chuyển ngày càng mở rộng, các dòng vốn đan xen vào nhau. Toàn cầu hoá tài chính tạo cơ hội cho những nước nghèo khả năng tiếp cận dòng vốn quốc tế dễ dàng hơn và cũng làm tăng sự phụ thuộc của họ vào những nước giàu. Tuy nhiên, toàn cầu hoá tài chính cũng mang lại những rủi ro. Để thu được lợi ích lớn từ toàn cầu hoá về tài chính mỗi nước phải đưa ra quyết định nhanh chóng và có khả năng thích ứng cao. Hệ thống tài chính - tiền tệ, thị trường vốn phải phát triển.

Thứ năm, sự hình thành và phát triển của các thể chế kinh tế toàn cầu: các tập đoàn và các công ty xuyên quốc gia có vai trò tăng lên nhanh chóng; các tổ chức tài chính thế giới và khu vực như WTO, IMF, WB, ADB… có vai trò ngày càng tăng lên. Mỗi công ty, mỗi tổ chức khu vực và quốc tế lại có những quy tắc, thể chế hoạt động riêng. Vì vậy, mỗi quốc gia thành viên của


khối khu vực vừa phải tuân thủ theo các quy tắc hoạt động của khối, vừa phải cân đối với các quy tắc của các tổ chức quốc tế để đem lại lợi ích tối đa cho quốc gia mình.

Tương quan sức mạnh kinh tế thế giới đang thay đổi

Trước đây, Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế chính của thế giới. Trong những năm gần đây tương quan này có sự thay đổi, trước hết phải nói tới sự lớn mạnh của các nền kinh tế nhỏ ở châu Á - các nước NICs, rồi đến sự lớn mạnh của hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, với chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, sự lớn mạnh này được các nước phương Tây ví là “hiểm hoạ Đông Á”. Chính điều đó cũng đã làm thay đổi tương quan sức mạnh của nền kinh tế thế giới. Sự thay đổi tương quan trên đòi hỏi mỗi nước phải thay đổi chính sách, chiến lược phát triển của mình.

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, toàn cầu hoá kinh tế tạo điều kiện cho Nam Định có thể thu hút vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường… nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện phát triển theo con đường rút ngắn.

3.1.1.2. Từ trong nước

Từ trong nước, chúng ta cũng có những thuận lợi cơ bản:

Thuận lợi cơ bản nhất phải nói đến đó là sự ổn định về chính trị - xã hội, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách tương đối hiệu quả. Toàn dân đoàn kết, nhất trí ủng hộ công cuộc đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


Sau hơn 20 năm đổi mới, cả nước bước vào thời kỳ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể. Các vùng kinh tế đều phát triển. Nước ta vừa xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, vừa hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các cơ sở quan trọng của nền kinh tế đã và đang được tích cực xây dựng như năng lượng, vật liệu, cơ khí, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật… Nền kinh tế được cơ cấu lại, tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và có xu hướng ổn định, cơ cấu ngành kinh tế đã có những thay đổi tích cực theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thể chế kinh tế thị trường đang tiếp tục được đổi mới và hình thành đồng bộ. Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thay cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nguyên tắc thị trường, hạch toán kinh tế thay cho nguyên tắc bao cấp trong phân bổ nguồn lực, điều tiết các quan hệ kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các loại thị trường đang hình thành và phát triển: thị trường lao động, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán…

Hệ thống pháp lý phục vụ cho các hoạt động của nền kinh tế đang được bổ sung và hoàn thiện: luật doanh nghiệp, luật thuế, luật đất đai

Quan hệ kinh tế đối ngoại được tiếp tục củng cố và mở rộng thể hiện bằng việc Việt nam tích cực hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới: gia nhập WTO, tham gia tích cực trong việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU… Chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo điệu kiện huy động các nguồn lực từ bên ngoài như: khoa học công nghệ, vốn, tri thức, thị trường… kết hợp với các nguồn lực trong nước thúc đẩy nền kinh tế trong nước hướng vào tăng trưởng xuất khẩu.


Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo không ngừng giảm xuống.

Việt Nam có nhiều nguồn lực, trong đó có những lợi thế so sánh làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược cơ cấu ngành, đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh, chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như: vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực Đông Nam Á, vòng cung châu Á - Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; dân số trẻ và có học vấn tương đối khá; nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ mới để có thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc dân; nguồn lực về vốn trong thời gian qua đã tăng lên, do tăng trưởng kinh tế đem lại và khả năng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân đã tốt hơn rất nhiều.

3.1.1.3. Từ trong tỉnh

Về kinh tế, liên tục tăng trưởng khá, tổng sản phẩm (GDP) từ năm 2001

- 2008 tăng bình quân 7,6%. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Quy mô vốn đầu tư tăng nhanh, đạt khoảng 28,5 - 30% GDP. Tính chung tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội từ 2001 đến 2007 đạt 17 - 18 ngàn tỷ đồng, được đầu tư tập trung cho các dự án lớn, các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ động phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương cho phát triển kinh tế.

Về chính trị - xã hội, nhiều năm liền, Nam Định là địa phương có sự ổn định vững vàng về tình hình chính trị - xã hội. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Nam Định có nguồn nhân lực dồi dào, vốn vẫn được coi là miền đất học, con người Nam Định sáng dạ, có khả năng tiếp thu nhanh trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Những năm vừa qua, tỉnh đã rất chú trọng việc xây dựng các trường đào tạo phát triển


nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và giúp các tỉnh bạn.

Nam Định rất thuận lợi về vị trí địa lý để phát triển kinh tế biển, ngành kinh tế quan trọng ở nước ta hiện nay. Nam Định là vùng đất phì nhiêu trù phú, có bờ biển dài, với nguồn thuỷ sản phong phú đa dạng và hệ thống sông ngòi phân bố rộng khắp. Đứng ở thế giao hoà giữa đất liền với biển cả, gần thủ đô Hà Nội, gần khu tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Tất cả những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, truyền thống văn hoá xã hội đã tạo cho Nam Định lợi thế đặc biệt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương.

Sau khi tái lập, Nam Định đã rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau nhiều năm xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, đến nay Nam Định đã quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh và cụm công nghiệp các huyện, thành phố. Đặc biệt là công nghiệp cơ khí sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ được mở rộng và có nhiều triển vọng phát triển. Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, các tập đoàn kinh tế lớn, vốn vay, tài trợ và lớn nhất là đóng góp của nhân dân, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, xây mới và đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng bao gồm: Hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp nước sạch, điện lực, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, một số dự án công nghiệp, dịch vụ chủ lực… từng bước hạn chế những khó khăn, tạo ra bước phát triển vượt bậc. Các công trình giao thông huyết mạch phần lớn được đầu tư nâng cấp. Trong thời gian tới tỉnh sẽ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường như: đường cao tốc Quốc lộ 1A đi qua địa phận huyện Ý Yên tỉnh Nam Định (dài 21 km). Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21 từ Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) đến thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu). Cùng với Quốc lộ 21, mở thêm đường cao tốc từ Thanh Liêm (Hà Nam) về khu đô thị mới Hoà Vượng.


Tổ chức phối hợp trong công tác chuẩn bị các thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng đường ven biển (từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh), đoạn qua Nam Định. Các tuyến đường cấp huyện cơ bản đã được nâng cấp, đường liên xã được trải nhựa và bê tông

3.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thời cơ đã nói đến ở trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức.

3.1.2.1. Khó khăn từ bên ngoài đưa lại

Toàn cầu hóa kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ, sự phát triển nền kinh tế tri thức cũng đưa lại những khó khăn thách thức không nhỏ với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nam Định. Những lợi thế tuyệt đối mà tỉnh đang có đang bị mất dần đi, cạnh tranh khốc liệt hơn, sự chống phá của các thế lực thù địch mạnh mẽ hơn, nguy cơ tụt hậu xa hơn… Nguyên nhân cơ bản là do nghèo đói, kém phát triển, thiếu năng lực, thiếu các điều kiện cần thiết khác để tiếp thu và tận dụng các thời cơ, các yếu tố cho sự phát triển. Thiếu tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý vĩ mô nền kinh tế,…Đội ngũ cán bộ quản lý nền kinh tế của chúng ta vừa bước ra từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khó bắt kịp với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường hiện đại.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng bắt đầu từ nước Mỹ năm 2008 đã lan rộng ảnh hưởng tới toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn cầu sụt giảm, hàng loạt sự đổ vỡ kinh tế đã diễn ra, mỗi ngày có hành triệu người lao động mất việc làm. Thực tế đó đã gây không ít khó khăn cho các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam

Bên cạnh cuộc khủng hoảng kinh tế trên, thế giới đang phải đối đầu với các cuộc khủng hoảng thiếu như: năng lượng, lương thực, môi trường… Đòi hỏi mỗi tỉnh phải có chiến lược phát triển đúng đắn, đảm bảo sự phát triển bền vững.


Thiên tai, bão lụt xảy ra thường xuyên. Dịch bệnh hoành hành có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng

3.1.2.2. Khó khăn từ trong tỉnh

Tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh chưa thực sự ổn định, vững chắc. Nền kinh tế của tỉnh vẫn ở trình độ kém phát triển, nhiều nguồn lực và tiềm năng kinh tế của tỉnh chưa được huy động và sử dụng tốt.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất, chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học công nghệ thấp, sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất trong tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế chưa cao.

Tàn dư của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung vẫn tồn tại trong nền kinh tế của tỉnh. Cơ chế bao cấp, xin cho, tâm lý ỷ lại trông chờ, kém năng động vẫn tồn tại trong nền kinh tế. Các yếu tố thể chế kinh tế thị trường trong tỉnh hình thành chậm, thiếu đồng bộ. Việc thực thi các quy chế, chính sách và hệ thống thông tin kinh tế thiếu ổn định, nhất quán, chưa rõ ràng, minh bạch.

Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao.

Các lợi thế so sánh mà tỉnh có đang bị bỏ qua và mất dần đi trước sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Là một tỉnh có mật độ dân số đông, kết cấu dân số trẻ, sức ép về việc làm, xoá đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra rất lớn.

Ngoài ra còn phải kể đến những nhược điểm trong quy hoạch, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý gây lãng phí nghiêm trọng. Tình trạng cửa quyền, quan liêu, tham nhũng còn phổ biến.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023