Cải tạo vườn tạp thành vườn cây có giá trị thu nhập cao, hình thành các trang trại cây ăn quả vừa và nhỏ ở những vùng đất cao. Phát triển cây cảnh, các loại cây hoa và cây hương liệu phục vụ đô thị, công nghiệp và dần dần có thể xuất khẩu tại thành phố Nam Định, Nam Trực, Hải Hậu...
Đối với chăn nuôi, chuyển chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá theo phương pháp công nghiệp. Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, gia súc. Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo có hiệu quả cao và bền vững. Mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng phát triển các cơ sở sản xuất giống. Phát triển các vùng nuôi thuỷ sản có quy mô lớn để tạo thành nguyên liệu chế biến cho công nghiệp và xuất khẩu. Thực hiện việc huy động mọi nguồn vốn, xã hội hoá công tác đầu tư vào lĩnh vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 17.000 ha vào năm 2010 và khoảng 18.400 ha vào năm 2020.
Dự kiến giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm giai đoạn đến năm 2010, tăng 4,1%/năm giai đoạn 2011-2015 và 2,9%/năm giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu sản xuất.
Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển công nghiệp với nhịp độ cao; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút được nhiều dự án (nhất là các dự án có quy mô lớn) tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tập trung đầu tư để hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương, đủ sức hợp tác, cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế -
xã hội cao như đóng tàu, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, điện tử - tin học...
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mà sản phẩm của nó có thị trường tương đối ổn định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...).
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trên
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Trong Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Nam Định
- Một Số Quan Điểm Và Phương Hướng Cơ Bản Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Tỉnh Nam Định Đến Năm 2020
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 13
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí, điện tử và gia công kim loại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, đóng góp chủ yếu cho ngân sách của tỉnh, với các sản phẩm mũi nhọn như: đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất lắp ráp ô tô các loại, sản xuất hàng cơ khí xuất khẩu, cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng.
Đầu tư mạnh cho các công ty đóng tàu và các công ty sản xuất lắp ráp ô tô để các công ty này có đủ năng lực đóng các loại tàu vận tải sông biển tải trọng đến 15.000 DWT và các loại ô tô khách, ô tô bán tải dưới 5 tấn với chất lượng và tỷ lệ nội địa cao, làm vai trò "đầu kéo" cho các cơ sở cơ khí vừa và nhỏ phát triển theo với tư cách là các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long để đóng mới tàu biển với công suất thiết kế: tàu vận tải biển tải trọng 6.500-15.000 DWT. Xây dựng mới, mở rộng các nhà máy đóng tàu tại Xuân Trường, thành phố Nam Định, Trực Ninh.
Công nghiệp dệt may phát triển theo hướng xuất khẩu và tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Tập trung sản xuất những sản phẩm có đặc thù riêng, có lợi thế về lao động, những sản phẩm may cao cấp, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Tạo thương hiệu riêng cho các sản phẩm của tỉnh. Tăng tỷ lệ nội địa hoá về nguyên phụ liệu của hàng dệt may. Phát triển công nghiệp dệt may ở các huyện để giải quyết việc làm cho người lao động.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống gắn với phát triển nguồn nguyên liệu, theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chú
trọng chế biến các sản phẩm xuất khẩu. Liên doanh liên kết với các cơ sở lớn và nước ngoài để phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất.
Phát triển ngành hoá chất của tỉnh với tốc độ nhanh, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại (đặc biệt là trong ngành dược phẩm) nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh. Ưu tiên phát triển sản xuất dược liệu, thuốc chữa bệnh, đưa ngành sản xuất dược liệu Nam Định đóng vai trò trung tâm công nghiệp dược liệu của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Củng cố và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất sang khu vực lân cận. Tập trung các nguồn lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các hộ gia đình. Tăng nhanh số lượng và chất lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm chỗ dựa và hạt nhân cho phát triển ngành nghề tại địa phương. Từng bước giải quyết tốt vấn đề môi trường và đời sống xã hội tại làng nghề. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp các làng nghề phát triển.
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy 2 khu công nghiệp hiện có là Hoà Xá và Mỹ Trung và các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là các KCN Bảo Minh, Thành An, Hồng Tiến, Trung Thành, Nghĩa An. Hình thành thêm một số khu công nghiệp, bao gồm KCN Tàu thuỷ Nam Định, Xuân Kiên, Thịnh Long, Mỹ Lộc, Nghĩa Bình. Nghiên cứu xây dựng thêm một số khu công nghiệp nằm dọc theo tuyến đường mới ven biển từ Thanh Hoá - Ninh Bình - Nam Định đến Quảng Ninh để phân bố lại công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các cụm công nghiệp quy mô nhỏ để giải quyết lao động tại chỗ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 25%/năm, giai đoạn 2011-2015 tăng 17%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 15%/năm.
Phát triển dịch vụ
Hoàn chỉnh hệ thống thương mại trên địa bàn tỉnh, kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối để thu mua sản phẩm của người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Nam Định và các trung tâm huyện lỵ, thị trấn... Quy hoạch và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn. Chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các khu giết mổ tập trung tại thành phố Nam Định, tại các chợ có khu giết mổ riêng.
Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hoặc gắn với các khu cụm công nghiệp, cụ thể tại thành phố Nam Định, Lạc Quần, Gôi, Thịnh Long, Quất Lâm và các thị trấn Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Yên Định, Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc.
Phát triển du lịch tỉnh Nam Định trở thành ngành kinh tế quan trọng, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Chú trọng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển để kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch gắn với phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các khu du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm. Nghiên cứu xây dựng khu du lịch biển Rạng Đông.
Phát huy tiềm năng du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch văn hoá có ý nghĩa tâm linh, tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch Đền Trần, Phủ Dầy, khu lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh... Phát triển du lịch thăm quê hương các doanh nhân văn hoá: Trần Tế Xương, Nguyễn Bính, Lương Thế Vinh,
Nguyễn Hiền...
Gắn phát triển các làng nghề với phát triển du lịch tại các làng nghề nổi tiếng như Làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, cây cảnh Vị Khê...
Nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch gắn với thể thao, du lịch gắn với chữa bệnh...
Tập trung phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng để mở rộng đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, phục vụ tốt đầu tư nước ngoài và cung cấp các dịch vụ tài chính khác (bảo hiểm, cho thuê tài chính, dịch vụ thẻ tín dụng, tư vấn tài chính, kiểm toán, kế toán...).
Phát triển đội tàu biển với số lượng và trọng tải lớn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển mạnh các dịch vụ bưu chính - viễn thông, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, các khu công nghiệp, dịch vụ phục vụ đô thị, các khu đô thị mới.
Từng bước phát triển thị trường chứng khoán, xây dựng Nam Định trở thành trung tâm dịch vụ chứng khoán của Nam đồng bằng sông Hồng để huy động vốn đầu tư theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn đến năm 2010 là 13,5%/năm, giai đoạn 2011-2020 là 14%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn đến năm 2010 là 20%/năm, giai đoạn 2011-2020 là 18%/năm.
3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Nam Định, tác giả chỉ ra những thuận lợi, khó khăn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới.
Xác định quan điểm, phương hướng và một số giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nam Định trong thời gian tới
3.3.1. Tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện quy
hoạch
Việc quy hoạch phát triển là cơ sở cho sự phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được chính phủ phê duyệt năm 2006. Để thực hiện được kế hoạch tổng thể, Nam Định cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng địa phương trong tỉnh, cho từng ngành nghề và cho từng năm, từng chặng đường phát triển.
Việc xây dựng quy hoạch chi tiết phải mang tính khoa học, dựa trên cơ sở phát triển tổng thể kinh tế xã hội của vùng, các điều kiện cụ thể từng địa phương trong tỉnh về tự nhiên, xã hội; nhu cầu của thị trường, diễn biến thị trường; trình độ khoa học công nghệ; yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, quy hoạch tổng thế đến chi tiết đều phải đảm bảo các nội dung: quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất; xác định cơ cấu kinh tế hợp lý; quy hoạch các vùng chuyên môn hóa; quy hoạch các khu vực phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch xây dựng, cải tạo các khu đô thị trong tỉnh.
Cần phổ biến quy hoạch, kế hoạch phát triển đến người dân, người dân không nắm được chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, thiếu bền vững. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch.
Quá trình thực hiện kế hoạch cần tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết. Kiểm tra, giám
sát, việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Đưa ra những điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời để nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch.
3.3.2. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vốn đầu tư có tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả ở quy mô và hiệu quả sử dụng. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có một lượng vốn lớn. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020 khoảng 296.000 tỷ đồng (giá hiện hành).
Nguồn vốn để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể huy động từ trong tỉnh, các tỉnh bạn và ngoài nước.
Nguồn vốn trong tỉnh bao gồm tài sản tích lũy từ nhiều thế hệ, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vùng trời, vùng biển...của tỉnh. Trong đó bộ phận đặc biệt quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nam Định là tài sản tích lũy từ nhiều thế hệ và nguồn tài nguyên đất đai mà tỉnh có. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế tỉnh và từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao... Những giải pháp có thể sử dụng để tạo và huy động vốn trong tỉnh bao gồm:
- Phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động để tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Tăng năng suất lao động bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất hợp lý... là con đường để tạo ra sản phẩm thặng dư, nâng cao đời sống và tăng tài sản tích lũy phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh.
- Thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Tiết kiệm không có nghĩa là không đầu tư mà phải lựa chọn dự án hợp lý và tổ chức quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Trong điều kiện tích lũy từ nôi bộ nền kinh tế tỉnh còn rất thấp, việc đầu tư dàn trải, kém hiệu quả là sự lãng phí.
- Phát triển thị trường vốn: hệ thống tín dụng, thị trường chứng khoán để huy động các nguồn vốn đã tích lũy trong dân. Đa số cư dân trong tỉnh sống bằng nông nghiệp, năng suất lao động thấp, tài sản tích lũy qua các năm là rất thấp. Việc tự đứng ra để đưa nguồn lực ít ỏi đầu tư vào sản xuất kinh doanh là khó khăn. Tỉnh cần phát triển hệ thống tín dụng vi mô, huy động cả những lượng tiền rất nhỏ để cung ứng cho đầu tư. Có chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ đầu tư, đa dạng hóa chủ thể đầu tư.
- Hoàn thiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng để huy động vốn đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong chính sách giải phóng mặt bằng, cần chú ý giải quyết việc làm cho người bị mất đất, tạo sự yên tâm cho người dân khi bàn giao mặt bằng.
Tuy nhiên, là một tỉnh nông nghiệp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thu hút vốn các tỉnh khác và vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn huy động từ nước ngoài là đặc biệt quan trọng. Vốn từ nước ngoài bao gồm vốn viện trợ; vốn vay ngắn hạn, dài hạn của các nước, các tổ chức kinhh tế; vốn đầu tư của nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn viện trợ, có vai trò to lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nam Định cần sớm xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo. Tập trung tạo điều kiện huy động vốn đầu tư vào những ngành