Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Ảnh Hưởng Tới Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội


thời, đã hướng dẫn chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, sự hoạt động tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần cho nông dân vay vốn, trong đó có hỗ trợ vốn không lãi để phát triển kinh tế nông nghiệp của Huyện. Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ nông nghiệp của Huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện tại, hoạt động dịch vụ nông nghiệp mới chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư và trong những năm qua.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Trên cơ sở phân tích một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

3.1.3.1. Thuận lợi

Một là, huyện Thạch Thất có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Hàng năm, nông nghiệp của huyện Thạch Thất cung cấp nhiều nông sản thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và khu vực. Ngoài ra, nông nghiệp của huyện Thạch Thất còn có vai trò to lớn trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái cảnh quan du lịch của khu vực và Thủ đô Hà Nội; nhất là với quy hoạch Thủ đô Hà Nội hiện nay, huyện Thạch Thất có khu đô thị vệ tinh, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học quốc gia Hà Nội và một số dự án lớn của Trung ương và Thành phố, nên việc duy trì, phát triển một nền nông nghiệp xanh tại đây là việc làm rất cần thiết, nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền Thành phố và của Huyện. Đó là một động lực kích thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện theo hướng nông nghiệp xanh, chất lượng cao.


Hai là, vị trí địa lý của Huyện có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới và một số sản phẩm ôn đới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nông sản của Huyện phải có sức cạnh tranh lớn mới có khả năng tồn tại và phát triển. Điều đó cũng là một nhân tố đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất phải tích cực chuyển dịch nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình.

Ba là, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng ở huyện Thạch Thất những năm qua đã được Thành phố và UBND huyện chú trọng đầu tư xây dựng. Đó là một điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Bốn là, tài nguyên đất đai khí hậu ở huyện Thạch Thất cho phép phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng, sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơi đây.

Năm là, lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí khá, người dân có tính cần cù, có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi, có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng sáng tạo. Nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt thì nguồn nhân lực của Huyện sẽ trở thành một trong những nội lực quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.

3.1.3.2. Khó khăn

Một là, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ cao đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ở huyện Thạch Thất ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó vẫn phải duy trì mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5%/năm. Đó là một áp lực rất lớn đối với việc lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp với cơ cấu kinh tế phù hợp, cho phép phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đồng đất, khí hậu, con người trên địa bàn .


Hai là, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế: ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; quỹ đất canh tác ít; quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh hạn chế; trình độ công nghệ sản xuất còn ở mức thấp, năng suất lao động và chất lượng nông sản còn chưa cao. Mặt khác, sau khi mở rộng địa giới hành chính thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, huyện Thạch Thất tiếp tục phải hoàn thiện bổ sung quy hoạch định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.

Ba là, kết cấu hạ tầng bước đầu đã được quan tâm đầu tư nâng cấp song còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Bốn là, tình trạng thiếu vốn vẫn tiếp tục là thách thức lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện. Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tái đầu tư các lĩnh vực về kết cấu hạ tầng.

Năm là, việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, lao động thủ công vẫn là chủ yếu. Mặt bằng dân trí tuy có nâng lên nhưng vẫn còn ở mức thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn còn ít nhưng lại chưa được sử dụng tốt và có hiệu quả. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, thiếu chủ động. Đây là những trở ngại lớn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất.

Như vậy, có thể thấy những tiềm năng và thuận lợi của Huyện hiện vẫn chưa được khai thác tốt, trong khi đó những khó khăn, hạn chế đã và đang tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội, tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Do đó, việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn đòi


hỏi phải vừa giải quyết các vấn đề về đầu tư phát triển, vừa khắc phục những hạn chế, khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay

3.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong nông nghiệp của huyện Thạch Thất

Trên cơ sở nhận thức đúng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện trước đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH, những năm qua, huyện Thạch Thất đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện sang một cơ cấu kinh tế mới, ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện đã diễn ra giữa các ngành trong nông nghiệp và trong nội bộ từng phân ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.


Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa các ngành nông – lâm – thủy sản (giai đoạn 2010 – 2015)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(ước tính)

Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng)

359.545

388.680

408.503

430.601

448.270

457.680

-Nông nghiệp

322.627

334.090

357.585

363.681

388.270

402.925

+ Trồng trọt

157.875

177.415

186.032

190.734

199.315

201.094

+ Chăn nuôi

176.215

180.170

189.790

198.067

206.822

210.764

- Lâm nghiệp

13.671

16.325

17.158

18.012

18.987

19.032

- Nuôi trồng thủy sản

11.784

14.770

15.523

16.589

17.768

18.763

2. Cơ cấu ngành (%)

100

100

100

100

100

100

- Nông nghiệp

92.92

92

92

91.8

91.79

91.79

+ Trồng trọt

47.25

49.6

49,51

49.5

49.9

49.53

+ Chăn nuôi

52.75

50.4

50.49

50.5

50.1

50.47

- Lâm nghiệp

3.8

4.2

4.2

4.3

4.3

4.3

- Nuôi trồng thủy sản

3.28

3.8

3.8

3.9

3.91

3.91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 8

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Thạch Thất, 2014 và Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, 2015)


50


Bảng 3.1 cho biết sự thay đổi cơ cấu giá trị giữa các ngành: nông, lâm, thủy sản của huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 - 2015. Theo đó, sự dịch chuyển đã diễn ra theo hướng: giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản vào tổng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó diễn ra rất chậm chạp. Cụ thể là: sự thay đổi tỷ trọng, xét về cơ cấu giá trị, giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản gần như không thay đổi đáng kể từ năm 2011 đến 2015. Theo đó, tỷ trọng ngành trồng trọt có giảm 0,07%, chăn nuôi tăng 0,07%, còn nuôi trồng thủy sản tăng 0,11%, lâm nghiệp tăng 0,1%.

Điều đó cũng được phản ánh ở Bảng 3.2 dưới đây, khi phân tích sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành.

Bảng 3.2 Lao động và cơ cấu lao động của huyện Thạch Thất

(giai đoạn 2010 – 2014)


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm


2010

2011

2012

2013

2014

Lao động xã hội

Trong đó:

- Nông nghiệp-thuỷ sản Tỷ trọng

- Phi nông nghiệp

Tỷ trọng

Người


Người

%

Người

%

81.773


71.388

87,30

10.385

12,70

89.160


73.875

82,90

15.285

17,10

97.651


79.290

81,20

18.361

18,80

98.140


79.680

81,00

18.460

19,00

99.745


80.715

80,90

19.030

19,10

Lao động nông nghiệp, thủy sản Trong đó:

- Nông nghiệp Tỷ trọng

- Thủy sản

Tỷ trọng

Người


Người

%

Người

%

71.388


71.158

99,68

230

0,32

73.875


73.602

99,63

273

0,37

79.290


76.631

96,64

2.659

3,36

79.680


76.920

96,50

2.760

3,50

80.715


77.586

96,10

3.129

3,90

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Thất, năm 2014)


Bảng 3.2 cho thấy: số lượng tuyệt đối lao động trong nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và trong nuôi trồng thủy sản đều tăng lên từ năm 2010 đến năm 2014, nhưng tốc độ gia tăng lao động vào nuôi trồng thủy sản nhanh hơn, làm cho tỷ trọng cơ cấu lao động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp giảm xuống từ 99,68% xuống 96,10%; còn trong ngành nuôi trồng thủy sản tăng từ 0,32% lên 3,9%. Sự biến đổi đó chỉ thực sự rò nét vào năm 2012 với mức biến đổi gần 3%, khi xuất hiện một số mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, đã thu hút một lượng lao động tăng đột biến từ 273 người lên 2.659 người, tăng gần 10 lần so với năm 2011; trong khi số lao động trong nông nghiệp tăng tuyệt đối trên 3.000 người, nhưng tốc độ tăng chỉ hơn 4% so với năm 2011. Những năm sau đó, sự biến đổi không lớn, chỉ dưới 0,5%; mặc dù sự biến đổi vẫn diễn ra theo xu hướng trước đó.

Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong nông nghiệp của huyện Thạch Thất những năm qua là đúng hướng, nhưng diễn ra chậm, tốc độ chuyển dịch không cao.

3.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành trong nông nghiệp của huyện Thạch Thất

3.2.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt

Một là, xét về cơ cấu giá trị sản xuất: tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm sản phẩm chủ lực lại diễn ra chậm và không ổn định qua các năm.

Bảng 3.1. cho thấy, trong giai đoạn 2010 – 2015, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Thạch Thất. Nếu năm 2011giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đạt 177.415 triệu đồng, thì năm 2015 ước tính đạt 201.094 triệu đồng, tăng 13,3% so với năm 2011. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất giữa các loại cây trồng chủ yếu diễn ra chậm; cụ thể:


+ Nhóm cây lương thực có hạt, chủ yếu là lúa chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn và giảm chậm, giai đoạn 2010 - 2015 giảm 2%.

+ Nhóm cây ăn quả chiếm tỷ lệ thấp và có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không cao, tuy nhiên chất lượng một số trái cây chủ lực bước đầu được cải thiện. Từ năm 2011 trở lại đây, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao cũng được chú trọng, nhưng do điểm xuất phát về quy mô giá trị sản xuất nhỏ nên tỷ trọng tăng chậm.

+ Nhóm các cây còn lại (rau, hoa, đậu,...) có tỷ trọng giá trị sản xuất nhỏ và tăng chậm. Trong đó, chỉ có giá trị sản xuất rau các loại tăng, các cây còn lại hầu hết đều giảm là do thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, giá cả không ổn định và tăng chậm.

Hai là, xét về cơ cấu diện tích cây trồng: có sự chuyển đổi rò rệt trong nội bộ từng loại cây theo hướng giảm diện tích gieo trồng các cây có năng suất và giá trị thấp, tăng diện tích trồng các loại cây giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Cụ thể là:

Thứ nhất, đối với cây lúa:

Diện tích gieo cấy lúa cả năm 2011 là 9.478,0 ha, năm 2014 tăng 177,6 ha, đạt 9.656,6 ha (Phụ lục 1). Tuy nhiên, cơ cấu giống lúa gieo trồng đã có sự dịch chuyển tiến bộ. Nếu năm 2011, diện tích giống lúa chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm chỉ chiếm 31% diện tích, thì đến năm 2014 đã đạt trên 60% diện tích gieo cấy. Cơ cấu giống lúa theo mùa cũng được chuyển biến tích cực. Năm 2011, diện tích lúa xuân muộn đạt 70-80% diện tích, mùa sớm chiếm 90% diện tích (UBND Huyện Thạch Thất, 2014). Các giống lúa dài ngày năng suất, chất lượng thấp được thay thế dần bằng các giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao như: Các giống lúa nếp, bắc hương, hương thơm, nam hương 10, XT27, XT28, BC15, TB45, thơm RVT và lúa lai HYT100, HYT108, TH3-3. Năng suất lúa dài ngày chiếm 70-80% diện tích,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022