cày bừa bằng máy sẽ đảm bảo được độ sâu và độ mịn cần thiết, nên cây trồng có cơ hội hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn, do đó cho năng suất cao hơn. Trong khâu thu hoạch, vận chuyển và chế biến nếu được cơ giới hóa cũng không chỉ làm tăng năng suất, đảm bảo tính thời vụ, mà còn hạn chế được hư hao, thất thoát.
* Phát triển và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, giải quyết tốt nhu cầu tưới tiêu khoa học cho nông nghiệp.
Năng suất cây trồng, vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào việc có cung cấp đủ nước cho nó hay không. Dù công cụ lao động có hiện đại đến mấy, dù phân bón và giống có tốt đến mấy mà tưới, tiêu không chủ động được thì sản lượng nông nghiệp vẫn không thể cao.
Hệ thống thủy lợi, thủy nông của cả nước nói chung và của Nghệ An nói riêng hiện nay vừa thiếu lại vừa xuống cấp, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế quá trình thâm canh tăng vụ. Vì vậy, nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn về mặt này có nhiệm vụ quan trọng và cấp bách là phải tăng cường trang bị hệ thống trạm bơm, tu bổ hệ thống kênh mương, hồ đập, nhất là hệ thống đập ngăn mặn cho những xã, huyện ven biển. Đối với những vùng sản xuất tập trung chuyên canh trên một diện tích rộng như trong các trang trại cà phê, hồ tiêu, cam, chè... cần thiết phải trang bị hệ thống các dàn phun mới đảm bảo được hệ thống tưới nước một cách khoa học, do đó mang lại hiệu quả cao hơn.
* Tăng cường trang bị hệ thống cung cấp điện cho nông thôn
Điện khí hóa là điều kiện tiên quyết để biến các công cụ cơ giới phát huy tác dụng. Việc sử dụng điện rộng rãi trong sản xuất sẽ làm tăng sức sản xuất của các công cụ sản xuất. Ở Việt Nam, vai trò của điện khí hóa nông thôn mặc dù đã được đặt ra khá lâu, nhưng thực tế chỉ mới được ứng dụng
trong khoảng giữa thập kỷ 1990 lại nay, khi mạng lưới điện quốc gia phát huy tác dụng. Tuy nhiên, mức độ điện khí hóa ở nông thôn còn rất hạn chế cả về phạm vi lẫn chất lượng và đối tượng sử dụng, đặc biệt là ở những vùng núi cao.
Thực trạng đó cũng đặt ra nội dung cụ thể cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là phải tăng cường xây dựng các trạm điện với công suất khác nhau, không chỉ đến tận các huyện, mà còn phải đến tận các xã. Đây là một quá trình lâu dài, gian khổ, vì nó đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn mà khả năng của nhà nước và nhân dân có hạn, do đó phải thực hiện dần dần từng bước.
* Áp dụng công nghệ sinh học và hóa học vào nông nghiệp.
Công nghệ sinh học và hóa học có tác động rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Do đó, phát triển công nghệ sinh hóa, trước hết là các loại giống mới về cây, con là nội dung cốt lõi của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, đổi mới công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH phải đáp ứng các yêu cầu và thúc đẩy việc ứng dụng, phổ biến công nghệ sinh học và hóa học để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, bảo quản và chế biến nông phẩm theo hướng hiện đại và “sạch”, nâng cao giá trị nông phẩm trong tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm!
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 1
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 2
- Sự Cần Thiết Phải Tiến Hành Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội
- Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học - Công Nghệ Trong Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Mức Độ Trang Bị Một Số Máy Móc Thiết Bị Chủ Yếu
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Là vùng lãnh thổ sinh thái đa dạng, vừa có điều kiện phát triển kinh tế rừng đồi, vừa có điều kiện phát triển kinh tế biển, ở Nghệ An cần phải coi trọng việc nghiên cứu và giải quyết hệ thống cây trồng ở miền núi, nuôi trồng trên mặt nước lớn. Coi trọng việc đưa tiến bộ khoa học - công nghệ, sinh học vào nông nghiệp, trước hết là các loại giống mới về cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhằm tạo nguồn nguyên liệu lớn có chất lượng cao cho công nghiệp chế biến. Áp dụng rộng rãi công nghệ và các biện pháp sinh học trong các khâu chính của quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt
là công nghệ sinh học trong giai đoạn sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại
Cơ cấu kinh tế là phạm trù thể hiện các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân. Nói đến cơ cấu kinh tế là nói đến mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Mối quan hệ này phản ánh cả về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố hợp thành. Theo đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm biến đổi các yếu tố trong cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hợp thành nền kinh tế theo một chủ đích và phương hướng xác định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH cần theo xu hướng sau:
* Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh đi đôi với hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn
Quá trì nh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phá bỏ cơ cấu truyền thống đó, phát triển nền nông nghiệp đa dạng, xây dựng nhiều ngành nghề mới, để làm cho nông thôn thuần nông trở thành một nông thôn với kết cấu kinh tế đa dạng, phong phú và năng động, nhờ đó sẽ hạn chế được sự phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Vì thế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sự đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn không chỉ là nội dung mà còn là thước đo trình độ CNH, HĐH nền kinh tế. Từ một nền nông nghiệp độc canh chuyển sang nền nông nghiệp đa canh với các hệ sinh thái khác nhau, liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau sẽ tạo sự phát triển bền vững của nông nghiệp nước ta. Đây là một xu hướng cơ bản của CNH, HĐH trong nông nghiệp.
Bên cạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cũng cần hình thành những vùng chuyên canh qui mô lớn, những vùng sản xuất hàng hóa
tập trung để áp dụng có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng vùng chuyên canh sẽ tạo được khối lượng lớn về nông sản hàng hóa với chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó nâng cao đời sống nông dân, tăng cường sức mua, mở rộng thị trường hàng hóa công nghệ phẩm. Điều đó đến lượt nó lại trở thành động lực của sự phát triển công nghiệp.
Nghệ An là vùng đất có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá thuận tiện cho việc thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển du lịch, dịch vụ. Vậy nhưng, hiện nay ở tỉnh này chủ yếu vẫn là một nền kinh tế độc canh, thuần nông. Giá trị sản lượng ngành trồng trọt của tỉnh vẫn chiếm trên 66,45% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; giá trị của công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ chỉ chiếm xấp xỉ 20% GDP nông thôn. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở đây là phải giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt để tăng giá trị và sản lượng lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập quốc dân của địa phương. Đây là bước chuyển cần thiết để tạo đà cho việc thực hiện những bước chuyển khác trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
* Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hướng mạnh vào xuất khẩu.
Hướng cơ bản của nội dung này là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Điều đó sẽ cho phép khai thác đầy đủ hơn tiềm năng các vùng đất khác nhau: trung du, miền núi, diện tích ao hồ sông suối, biển... đồng thời đa
dạng hóa sự kết hợp giữa nông, lâm, ngư nghiệp để tận dụng hiệu quả đất đai, khí hậu, sức lao động và vốn của nông dân ở nông thôn; làm cho đất đai, sông nước, rừng núi đều có chủ và được khai thác hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống.
Thực tế ở nước ta cho thấy, ở nơi nào, địa phương nào sớm tìm hướng đi toàn diện cho nông nghiệp và lợi dụng được thế mạnh của mình để phá dần thế độc canh cây lúa, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến; gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, thì nơi đó, nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, thu nhập cao và đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đổi mới.
Tại Nghệ An, nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn đang nằm trong giai đoạn thấp, giai đoạn chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang kinh tế hàng hóa giản đơn với phạm vi trao đổi diễn ra trên một thị trường hạn hẹp của chợ làng, chợ xã. Trong thời đại phát triển kinh tế thị trường mở cửa với bên ngoài, thì kinh tế Nghệ An nhất thiết cũng phải đẩy nhanh bước chuyển tiếp theo là chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường với nội dung là giao lưu kinh tế với không chỉ các địa phương trong nước, mà còn phải mở rộng ra thị trường nước ngoài.
* Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là phải theo xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất ngoài nông nghiệp. Đó là vì, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên năng suất lao động và hiệu quả thường rất thấp, trong khi đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa
to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập và đời sống cho nhân dân, trước hết là cư dân nông thôn.
Nghệ An là vùng đất có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống được người dân trong nước và nước ngoài biết đến. Các làng nghề, ngành nghề được khơi dậy không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà còn kéo theo sự phát triển của các dịch vụ cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ khác. Đó là những điều kiện ban đầu để Nghệ An đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống cũng như làng nghề mới, thực hiện nội dung bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.2.3. Phát triển công nghiệp và các dịch vụ ở nông thôn
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước với các qui mô và trình độ phát triển khác nhau, được phân bố ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển công nghiệp nông thôn là quá trình có tính qui luật bắt nguồn từ sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội theo vùng lãnh thổ. Thực trạng nghèo khổ, sự phân hóa về kinh tế và xã hội giữa các vùng lãnh thổ đã và đang đặt ra yêu cầu cho sự nghiệp CNH, HĐH là xây dựng hệ thống các cơ sở công nghiệp nông thôn. Đây là con đường, là giải pháp cơ bản và quan trọng cả trước mắt và lâu dài để tăng năng suất và hiệu quả của sản xuất ở nông thôn, mở rộng các dịch vụ, cải thiện phong cách sống, thị hiếu tiêu dùng ở nông thôn theo hướng xích lại gần cuộc sống đô thị. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp nông thôn sẽ tạo thêm việc làm và làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo điều kiện để nâng cao mức sống, trực tiếp làm giảm bớt sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn cả về sản xuất lẫn
tiêu dùng. Nhờ những ảnh hưởng nói trên của công nghiệp nông thôn mà sự chuyển dịch tự phát của dân cư nông thôn ra thành thị có thể được ngăn chặn một cách đáng kể, cho phép làm giảm bớt những căng thẳng về kinh tế - xã hội ở các đô thị do mật độ dân cư quá lớn ở đó.
Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn cũng là cách để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn một cách nhanh chóng và rộng rãi. Công nghiệp nông thôn phát triển còn thúc đẩy quá trình CNH, HĐH thông qua hàng loạt tác động khác như góp phần vào tăng tích lũy để đầu tư phát triển công nghiệp, từng bước khai thác và mở rộng thị trường cho công nghiệp, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho sự phát triển công nghiệp, từng bước tạo ra nguồn lao động, chuẩn bị tập quán, thói quen, kỹ năng sản xuất và kinh nghiệm quản lý cho các nhà kinh doanh công nghiệp sau này.
Sự phát triển thấp kém của Nghệ An hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa thật chú ý đúng mức đến sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trong bố trí cơ cấu sản xuất nông thôn ở tỉnh này, vốn và lao động chủ yếu tập trung cho nông nghiệp, vì vậy giá trị sản lượng nông nghiệp, nhất là cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của địa phương. Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH, nhất thiết phải coi trọng việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn để khai thác triệt để tiềm năng về tài nguyên, lao động, đất đai và vốn, tạo sự phát triển bền vững cho cả khu vực.
1.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn
Một nội dung quan trọng khác của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là phải nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Đó là vì, sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phát
triển công nghiệp nông thôn không thể thiếu các công trình về thủy lợi, về giao thông vận tải, hệ thống điện lưới, hệ thống liên lạc, kho chứa và bảo quản hàng hóa, chợ và các trung tâm buôn bán... cũng như không thể thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sân vận động và các công trình kiến trúc khác.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn bao gồm hạ tầng kinh tế - xã hội cho toàn ngành nông nghiệp và nông thôn, của vùng và của thôn, xã, trong đó cơ sở hạ tầng vật chất làm nền tảng cho toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là quan trọng nhất. Nếu sự phát triển hiện đại được quyết định bởi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, ở nền kinh tế thị trường mở cửa, ở quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh tế, thì hạ tầng kinh tế - xã hội lại là nền tảng trong đó diễn ra các quá trì nh của sự phát triển hiện đại. Thiếu hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, thiếu hệ thống giao thông hiện đại, hay thiếu những tổ chức thiết chế ngân hàng bậc cao, một thị trường tài chính phát triển và những cơ sở dịch vụ kinh tế - xã hội khác, thì sự phát triển kinh tế - xã hội khó có thể diễn ra được. Bởi vậy, xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trở thành một nội dung quyết định của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Phát triển cơ sở hạ tầng cũng là các h thức để phân bố rộng khắp những thành tựu của sự phát triển, tạo lập sự công bằng, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và chất lượng cuộc sống, thay đổi và hình thành những nguồn lực chung, mang tính chất nền tảng quyết định của sự phát triển.
Nghệ An là vùng đất nằm trên trục đường chiến lược của cả nước, là nơi có các trung tâm du lịch và thương mại lớn, là điều kiện để tỉnh mở rộng giao lưu kinh tế, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Vậy nhưng, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở đây còn yếu kém nên hạn chế rất lớn đến các hoạt