Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa


cùng tác động đến cơ cấu sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng.

Với sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ góp phần khai thác các nguồn tài nguyên tạo sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Đối với các tỉnh miền núi, đây là vấn đề có ý nghĩa lớn, nhất là các nguồn lâm sản quý hiếm.

Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng tiến bộ là: tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm, sẽ chuyển được một bộ phận lao động ra khỏi nông nghiệp để tham gia vào các ngành kinh tế khác của nền kinh tế tạo điều kiện phân công lại lao động giữa các ngành kinh tế.

Trong quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ từng bước hình thành các vùng trồng lúa, vùng cây lâm sản, vùng chăn nuôi gia súc,… với các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, cá thể tư nhân. Sự biến đổi cơ cấu đó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động. Đồng thời tăng sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại.

1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp‌


Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải là một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các chuyên ngành tạo nên quá trình chuyển dịch CCKTNN. Trong quá trình này, có sự thay đổi về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô cả nước, trong các vùng kinh tế - sinh thái hay trong phạm vi một tỉnh, một huyện; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các chủ thể tham gia vào sản xuất, kinh doanh trong các chuyên ngành ở các địa bàn này; thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho SXNN, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ hàng nông sản.

Quá trình làm thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành trong nông nghiệp như trên gọi là chuyển dịch CCKTNN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình khách quan làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế… trong hoạt động sản xuất nông nghiệp theo một chiều hướng nhất định, ở một giai


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

đoạn phát triển nhất định. nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và phát triển KT-XH.

Chuyển dịch CCKTNN là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, tỷ lệ giá trị và tỷ lệ lao động tham gia các chuyên ngành, tiểu ngành trong hoạt động SXNN. Có hai xu hướng chuyển dịch CCKTNN trái chiều nhau, đó là: chuyển dịch theo hướng hợp lý, tiến bộ và xu hướng chuyển dịch theo hướng bất hợp lý, lạc hậu.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2025 - 4

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và nhóm ngành trong nội ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay là đang hướng tới một nền nông nghiệp, sản xuất thâm canh, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị.

- Trong ngành trồng trọt, xu hướng độc canh cây lương thực đã giảm dần, thay vào đó là trồng những loại cây có năng suất cao và có giá trị hàng hóa lớn.

- Trong ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi về cơ cấu, những loài vật nuôi có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp nhu cầu của thị trường được chú trọng phát triển.

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)‌

Công nghiệp hóa là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của một đất nước, trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Hiện đại hóa là quá trình thay đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội theo những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.

Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII Đảng ta xác định: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và


quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

1.2.2 Định hướng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa‌

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và CDCCKTNN và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa.

Thực chất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển biến quy trình kỹ thuật sản xuất từ trình độ thù công sang một nền sản xuất tiên tiến, hướng tới một nền sản xuất hàng hóa lớn, gắn kết vớii công nghệ chế biến và thị trường, CDCCKT theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta theo hướng CNH, HĐH cần thực hiện cụ thế những nội dung sau:

- Phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, tăng sản phấm hàng hóa về số lượng, tốt về chất lượng; đàm bảo vấn đề an toàn về lương thực của xã hội, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp: phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới, góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và các loại hình sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống dân cư nông thôn.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa qui mô lớn trên cơ sở


tận dụng các lợi thế của từng vùng, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất, tạo ra nhiều loại nông sản chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn: áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng với năng suất chất lượng cao, sử dụng kỹ thuật tiên tiến: thủy lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá.

- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, cần kết hợp với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - ngư nghiệp để tạo ra sản phẩm đa dạng về mẫu mã, với chất lượng cao, giá thành hạ và tăng cường sức cạnh tranh thị trường, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH cần xây dựng nâng cấp CSHT như: xây dựng, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, nhằm góp phần đắc lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Như vậy, bước vào thế kỉ XXI sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ cấu ngành đa dạng, vừa để xuất khẩu với sức cạnh tranh cao, vừa khai thác các lợi thế tiềm năng sẵn có của từng vùng sinh thái. Trong sản xuất nông nghiệp không chỉ coi trọng tính hiệu quả về mặt kinh tế mà còn phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái để tiến dần tới một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

1.2.3 Mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa‌

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển như ở Việt Nam; đồng thời, cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch đó phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo tiền đề vật chất cho sự ổn định của nền kinh tế.

Quá trình CNH, HĐH ứng dụng tiến bộ KHKT, tiến hành trong sản xuất nông nghiệp tất yếu dẫn đến sự thay đổi CCKTNN. Chính trong quá trình CNH nông nghiệp nông thôn, CCKTNN có sự chuyển dịch hợp lý gắn liền với những bước tiến của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Sự CDCCNN từ cơ cấu


mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả thấp sang một CCKTNN hợp lý về cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp với chất lượng và hiệu quả cao, từng bước gắn liền với sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật nhờ tiến hành CNH, HĐH.

Sự CDCCNN phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng ổn định của kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng trưởng và ổn định nền kinh tế chung của quốc gia. CCKTNN hợp lý phải đảm bảo được 3 mục tiêu:

Ngành: sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao về lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

Vùng: hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế quốc dân, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

Nền kinh tế: Duy trì tăng trưởng, thực hiện đúng chiến lược quốc gia về mục tiêu phát triển nông nghiệp.

Tóm lại, CDCCKTNN theo hướng CNH, HĐH cũng chính là quá trình CDCCKTNN nhằm đáp ứng các nội dung:

- Khai thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của nông nghiệp tại địa phương. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm góp phần tạo nên khối lượng của cải vật chất ngày càng lớn, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú.

- Góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

1.3 Nội dung và các yếu tố tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa‌


1.3.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp‌

CDCCKTNN là quá trình chuyển dịch các nguồn lực trong nông nghiệp nhằm gia tăng sản lượng các ngành, trong đó các ngành có năng suất lao động cao hơn sẽ có tỷ trọng tăng và xu hướng chung đối với sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước là tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản phi lương thực, nhất là các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng khi thu nhập của dân cư tăng lên. CDCCKTNN là chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng.

CDCCKT về tỷ trọng nội bộ ngành trong nông nghiệp: là sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành và nhóm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp. Xu hướng CDCC ngành nông nghiệp hiện nay là hướng tới một nền nông nghiệp hàng hóa, sản xuất thâm canh, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị.

- Trong ngành trồng trọt, xu hướng độc canh lây lương thực đã được loại bỏ dần, thay vào đó là việc trồng những loại cây có năng suất cao, có giá trị hàng hóa lớn.

- Trong ngành chăn nuôi cũng sự thay đổi về cơ cấu, những loại vật nuôi có giá trị dinh dưỡng tốt, phù hợp với những yêu cầu của thị trường được chú trọng phát triển.

CDCCKT theo thành phần kinh tế trong nông nghiệp: chủ yếu diễn ra do sự tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó sự định hướng về mặt chính trị

- xã hội có vai trò chủ yếu. Số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tương đương với số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế quốc dân.

CDCCKT theo vùng nông nghiệp: Việc phân vùng KTNN là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định và thực thi chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, khắc phục mặt hạn chế của từng vùng trong tổng thể chung của cả nước, tạo ra sự liên kết bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng; CDCC theo vùng


nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành nên những vùng, chuyên môn hóa có sự ổn định về phương hướng sản xuất,về quy mô, về đảm bảo chất lượng và hiệu quả xã hội.

Ngoài ra, CDCCKTNN còn được xem xét dưới các góc độ khác nhau như theo quy mô và trình độ công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, lao động, thị trường, sản phẩm dưới hình thái hiện vật và giá trị, trình độ xã hội hóa, trình độ phân công, hợp tác trong nước và quốc tế….Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã làm cho kỹ thuật về giống, phân bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật… từng bước được đổi mới và áp dụng ngày càng có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp.. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã thâm nhập vào các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm….làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Sự tác động của công nghiệp vào khâu chế biến đã làm tăng chất lượng và giá trị hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp, từ đó mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất nông nghiệp.

Mục tiêu CDCCKTNN:

- Khai thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh của NN tại địa phương CDCCKTNN gắn liền với quá trình tái phân công lao động xã hội trên địa bàn để phát huy tốt nhất nguồn nhân lực hiện có.

- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng NN CDCCKTNN tạo ra hệ thống kinh tế nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tối ưu các nguồn lực (vốn, tài nguyên, kỹ thuật…), đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định,bền vững, đáp ứng nhu cầu của địa phương.

- Đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm, cơ cấu sản phẩm NN phải đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của địa phương và các vùng phụ cận. CDCCKTNN hợp lý tạo điều kiện để ngành nông nghiệp nhanh chống thích ứng với yêu cầu hội nhập.

- Góp phần vào việc ổn định và phát triển KT-XH và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên. CDCCKTNN hợp lý và góp phần duy trùy có hiệu quả nền KTHH nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ


đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng, đảm bảo định hướng XHCN.

Các chỉ tiêu phản ánh CDCCKTNN:

Khi phân tích tác động của các nhân tố tới sự CDCCKTNN cần chú ý phân tích cả những thay đổi về lượng hay kết quả CDCC và những thay đổi về chất hay hiểu quả chuyển dịch do các yếu tố tác động mang lại. Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu các kết quả này cho đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản gồm các nhóm chỉ tiêu chủ yếu:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả CDCCKTNN: phản ánh sự thay đổi CDCCKTNN trên 3 mặt cơ bản, gồm: cơ cấu GDP hoặc cơ cấu GTSX, cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu của các ngành trong NN.

Cơ cấu GDP hoặc GTSXNN: là một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá trạng thái, xu hướng và mức độ thành công của quá trình CDCCKTNN. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá:

- GDP và tỷ trọng GDP NN trong GDP nền kinh tế.

- GTSX và tỷ trọng GTSX các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- GTSX và tỷ trọng GTSX nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; phổ biến nhất để đo lường, đánh giá trạng thái, xu hướng và mức độ thành công của quá trình CDCCKTNN. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá:

- GDP và tỷ trọng GDP nền kinh tế

- GTSX và tỷ trọng GTSX các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản;

- Tăng trưởng GDP và GTSX của các ngành trong NN;

- GDP và GTSX của các ngành trong NN bình quân đầu người.

Thông qua kết quả của các chỉ tiêu có thể rút ra những nhận định về trạng thái CDCCKT có ổn định hay không, xu hướng chuyển dịch nhanh hay chậm và nền kinh tế tăng trưởng cao hay thấp, bền vững hay không bền vững. Quy luật chung là tỷ trọng đóng góp của trồng trọt trong ngành NN có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu lao động NN: phản ánh tầm quan trọng của từng ngành trong NN về việc sử dụng nguồn lao động xã hội và chi tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá:

- Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành NN so với tổng lao động trong hoạt

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí