Một Số Quan Điểm Cơ Bản Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội


*

* *

Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 2015, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất đã diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đáng kể nhất là sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Điều đó đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong Huyện nói chung, của nông dân Thạch Thất nói riêng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong nông nghiệp của Huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế, mà nổi bật là sự chuyển dịch giữa các ngành trong nông nghiệp diễn ra chậm.

Những hạn chế đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện Thạch Thất phải có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhằm phát huy có hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng, con người và văn hóa của Huyện.


Chương 4

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở

HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

4.1. Một số quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

4.1.1. Bối cảnh mới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 11

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Một là, bước vào thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta sẽ chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc của sự phát triển khoa học công nghệ trên thế giới – điểm nổi bật về sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời gian tới.

Những công nghệ mũi nhọn sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế

- xã hội Việt Nam nói chung, cũng như đối với Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất nói riêng. Đó là công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, công nghệ sinh học, năng lượng mới và đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển của các nền kinh tế. Điều đó làm cho cơ cấu kinh tế và lợi thế của các quốc gia không ngừng biến đổi. Chu trình luân chuyển vốn, thay đổi công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn, đòi hỏi các quốc gia cũng như doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy để thích ứng. Các nước đang phát triển có cơ hội thu hẹp khoảng cách, cải thiện vị thế của mình đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn và bị phụ thuộc nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để để vươn lên.


Hai là, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục được đẩy mạnh; trong đó, sự phát triển và liên kết kinh tế trong khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á sẽ diễn ra rất sôi động.

Xu thế khách quan đó vừa tạo ra những cơ hội to lớn, nhưng cũng làm tăng sức ép cạnh tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Trong tương lai, khi các tuyến hành lang kinh tế giữa các nước trong khu vực (Trung Quốc, các nước ASEAN) với Việt Nam được xây dựng và đi vào hoạt động, thì cường độ giao thương hàng hóa, du lịch trên hệ thống này, đặc biệt tại nơi cửa ngò sẽ tăng mạnh, tác động nhiều chiều đến kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có thành phố Hà Nội.

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, trong thời gian tới, xu thế FDI vào Việt Nam nói chung cũng như vùng thuộc địa giới hành chính Thủ đô sẽ tăng nhanh, nhất là khi Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và đi vào hoạt động. Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới các khu công nghiệp, du lịch và nông lâm nghiệp của Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội ngày càng cao. Nếu huyện Thạch Thất sẵn sàng tạo các điều kiện về cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực… thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh rất phức tạp, đòi hỏi các quốc gia đang phát triển như nước ta phải chủ động tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, để tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Tình hình đó đòi hỏi quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới phải luôn bám sát.


4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Một là, cả nước tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 do Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định là: Phát triển nhanh, gắn liền với phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011).

Theo đó, cùng với cả nước, thủ đô Hà Nội nói chung, huyện Thạch Thất nói riêng cũng sẽ đẩy mạnh cụ thể hóa chủ trương chiến lược nói trên thành các chương trình, đê án, giải pháp nhằm khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của mình. Đó vừa là yêu cầu, vừa là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng của huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và các quận, huyện của Thành phố đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đã xác định.

Một nội dung quan trọng trong 19 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, có nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương cho mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia này, Thành ủy Thành phố có Chương trình số 02 về phát triển nông nghiệp - xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, trong đó có nhiều giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế các huyện ngoại thành trên địa bàn, trong đó có huyện Thạch Thất, như: thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; tăng cường thâm canh phát triển nông lâm thủy sản hàng hóa; phát triển các trung tâm công nghệ cao;


phát triển nguồn nhân lực; phát triển du lịch; thương mại; củng cố quốc phòng, an ninh trật tự xã hội và bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, huyện Thạch Thất, đã cụ thể hóa thành các đề án: Đề án phát triển nông nghiệp bền vững huyện Thạch Thất giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 và tiếp sau là Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả bền vững giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nội dung của những đề án đó là những định hướng quan trọng và quá trình thực hiện các đề án này sẽ tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

Tóm lại, bối cảnh mới có nhiều thuận lợi đi liền với những thách thức rất lớn; ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng ở thủ đô Hà Nội và huyện Thạch Thất, đòi hỏi các chủ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn phải thường xuyên quan tâm để có những quan điểm, giải pháp phù hợp, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn một cách có hiệu quả.

4.1.2. Một số quan điểm cơ bản

Trong thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội theo hướng CNH, HĐH, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, gắn với thị trường trong nước và quốc tế, tác giả luận văn cho rằng cần quán triệt thực hiện tốt một số quan điểm cơ bản sau đây:

4.1.2.1 . Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng vào mục tiêu tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân

Đây là quan điểm xác định mục đích xuyên suốt của việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Do đó, nó có vị trí quan trọng hàng đầu, định hướng mục tiêu của việc thực hiện các giải pháp.


Mục tiêu mà nhân dân ta phấn đấu thực hiện là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay thì nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân đang là mục tiêu quan trọng, có tính cấp thiết; bởi người nông dân là chủ thể trực tiếp sản xuất ra nông phẩm cho mình và cho xã hội, nhưng thu nhập và đời sống của họ còn nhiều khó khăn, không ít nông dân không thể sống được bằng chính nghề nông. Chính vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đặt ra, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực đầu vào của họ là đất đai, sức lao động, nguồn vốn và kinh nghiệm canh tác… Tuy nhiên, thực tiễn tại Thạch Thất và nhiều địa phương cho thấy, không ít trường hợp do chạy theo thành tích, danh hiệu, phong trào nhất thời, mà chính quyền địa phương có những định hướng sự chuyển dịch không trúng, không đúng về: lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung… dẫn tới những khó khăn hơn trong cải thiện đời sống nông dân. Do đó, việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thạch Thất trong thời gian tới phải luôn chú ý đến việc hiện thực hóa mục tiêu tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân. Quán triệt quan điểm này, trong thời gian tới, huyện Thạch Thất cần quan tâm làm tốt một số nội dung sau:

Một là, trong quá trình tổ chức thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các cơ quan chức năng của Huyện, trước hết là Phòng Nông nghiệp cần tham mưu cho UBND Huyện triển khai các chủ trương, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách đồng bộ, có tính tới những tác động nhiều chiều của mỗi giải pháp, để hạn chế sự triệt tiêu lẫn nhau khi áp dụng từng giải pháp trong quá trình hướng tới mục tiêu tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân.

Hai là, trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các cơ quan chức năng của Huyện cần tăng cường chỉ đạo việc chuyển đổi cơ


cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng sản xuất tập trung một cách có kế hoạch, theo đúng quy hoạch đã được tính toán. Trong quá trình đó, cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục để người dân thực hiện việc đầu tư, mở rộng sản xuất không tự phát, mà theo đúng quy hoạch, để tránh nguy cơ phá sản do sản xuất thừa so với nhu cầu của thị trường.

4.1.2.2. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Đây cũng là một quan điểm có vai trò định hướng mục tiêu thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất thời gian tới; bởi lẽ phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu, là yêu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế hiện nay của mọi quốc gia. Là một ngành sản xuất vật chất quan trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp cần được phát triển bền vững; bởi quá trình sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và đó cũng chính là quá trình con người tác động vào môi trường tự nhiên.

Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là sự phát triển đạt được cả ba nội dung: tăng trưởng nông nghiệp ổn định; các vấn đề xã hội của nông thôn được giải quyết tốt; môi trường thiên nhiên không bị hủy hoại và từng bước được cải thiện. Thực hiện được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững sẽ góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không những trên địa bàn nông thôn, mà còn trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải lúc nào cũng dẫn đến đảm bảo sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Tình trạng khó tiêu thụ quả vải của Bắc Giang, dưa hấu của Quảng Nam, hành tím của Quảng Ngãi… là những cảnh báo cho huyện Thạch Thất trong quá trình thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa, chính hạn chế thứ ba được chỉ ra ở chương 3 của luận


văn này về việc vi phạm các quy định sử dụng đất, về ô nhiễm môi trường… trong quá trình sản xuất nông nghiệp thời gian qua, cũng cho thấy việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn Huyện nhất định phải bám sát chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững. Quán triệt quan điểm này, trong thời gian tới, Thạch Thất cần coi trọng thực hiện những nội dung sau đây:

Một là, cần phải thực hiện tốt các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng: khai thác tối ưu, sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn lực.

Đây là yêu cầu cần thiết hiện nay để đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp nói chung và khai thác, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Do vậy, các cơ quan chức năng của Huyện cần phổ biến, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở đó, hướng dẫn nông dân tổ chức thực hiện nghiêm những quy định. Huyện cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường của Thành phố và các cơ quan khoa học khảo sát đánh giá đầy đủ tiềm năng đất và nước của từng vùng, khuyến cáo (tư vấn) cho người dân lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu thị trường; sử dụng hoá chất (phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, thuốc phòng dịch bệnh…) theo quy chuẩn an toàn, hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác quản lý chất lượng đối với mạng lưới dịch vụ cung ứng vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi) của tư nhân để hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng của các sản phẩm kém chất lượng tới quá trình sản xuất của người nông dân.

Hai là, cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với các biện pháp kinh tế, hành chính để buộc các hộ sản xuất nông nghiệp, nhất là các gia

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí