Lý Luận Chung Về Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA‌

1.1 Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá‌

1.1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế‌

Để hiểu về cơ cấu kinh tế, trước hết phải làm rõ khái niệm về cơ cấu:

Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một tổ chức hệ thống biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng.

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau. Tùy theo cách tiếp cận, các bộ phận đó có thể là các yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật; các khâu trong vòng tuần hoàn của tái sản xuất xã hội gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng; các ngành sản xuất của một nền kinh tế gồm: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền kinh tế còn chứa đựng những thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và mỗi điều kiện cũng khác.

Do đó, có thể khái quát cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện KT - XH nhất định.

Theo Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì “CCKT là nội dung, cách thức liên kết, phối hợp giữa các phần tử cấu thành hệ thống kinh tế; biểu hiện quan hệ tỉ lệ cả về mặt lượng và chất của các phần tử hợp thành hệ thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Nói cách khác CCKT được hiểu là cách thức kết cấu của các phần tử cơ cấu tạo nên hệ thống kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2025 - 3

Như vậy, CCKT là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong một khoảng không gian, thời gian nhất định và trong những điều kiện KT – XH nhất định. Nó thể hiện cả mặt định tính và định lượng, cả về chất lượng và số lượng, phù hợp với mục tiêu xác định của nền kinh tế.

Do đó, mục tiêu KT - XH của đất nước trong từng thời kì quyết định việc hình thành các yếu tố, các bộ phận cấu thành và cả hai mặt số lượng và chất lượng. Trong đó, mặt chất lượng quy định vai trò, vị trí của các yếu tố, các bộ phận, còn mặt số lượng thể hiện quan hệ tỉ lệ của các bộ phận phù hợp với mặt chất lượng đã được xác định. Nhưng khi số lượng (quan hệ tỉ lệ, tốc độ…) thay đổi sẽ tạo ra khả năng thay đổi về chất, lúc đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về CCKT. Do vậy, khi nói chuyển dịch CCKT là nói đến sự chuyển dịch cả về chất lượng và số lượng tương ứng với chất lượng đó.

Trong CCKT thể hiện:

Tính khách quan: CCKT như thế nào và xu thế chuyển dịch ra sao phụ thuộc vào điều kiện khách quan về tự nhiên, KT - XH nhất định chứ không do ý muốn chủ quan của con người quy định. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định sự hình thành CCKT. Tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, tất yếu có một CCKT hợp lí. Nền kinh tế sẽ phát triển thuận lợi nếu CCKT thực tế càng gần với CCKT hợp lí và ngược lại.

Tuy nhiên, sự vận động của các quan hệ KT - XH lại thông qua hoạt động của con người. Vì vậy, quá trình hình thành và chuyển dịch CCKT ở từng giai đoạn khác nhau đều chịu sự tác động quan trọng của con người. Do đó, trên cơ sở nắm vững và tôn trọng các yêu cầu của quy luật khách quan, con người tác động điều chỉnh CCKT ngày càng gần với CCKT hợp lí hơn.

Tính lịch sử cụ thể về thời gian, không gian và điều kiện KT – XH: ở mỗi


giai đoạn phát triển nhất định, tính chất hợp lí của CCKT của mỗi nước, mỗi vùng phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử, KT - XH khác nhau. Với ý nghĩa này không thể áp dụng một cách máy móc những bước thay đổi tỉ lệ số lượng của cơ cấu nước này, vùng này cho cơ cấu của một nước khác, vùng khác không cùng một điều kiện chính trị, xã hội, mặc dù các nước đó, vùng đó có thể nằm ở một trình độ phát triển lực lượng sản xuất như nhau. Do đó, việc học hỏi và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của mỗi nước trong việc xây dựng CCKT hợp lí là quan trọng.

Tính biến đổi: Tính biến đổi của CCKT được quy định bởi tính biến đổi và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố cấu thành nền kinh tế và những quan hệ giữa chúng. Trong CCKT hiện hữu luôn chứa đựng những tiền đề cho sự xuất hiện CCKT mới. Tính biến đổi cho thấy chuyển dịch CCKT là một quá trình. Quá trình đó làm cho CCKT chuyển dịch theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

Như vậy, bản chất của CCKT là sự biểu hiện của các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất xã hội, đó là mối quan hệ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng không đơn thuần chỉ là những quan hệ về mặt số lượng và tỉ lệ giữa các yếu tố - biểu hiện về lượng hay sự tăng trưởng của hệ thống, mà là những mối quan hệ bên trong và bên ngoài của các yếu tố đó – biểu hiện về chất hay sự phát triển của hệ thống. Mối quan hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu của nền kinh tế thực chất là những biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó.

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân chỉ được cụ thể hóa thông qua từng loại cơ cấu cụ thể. Tùy theo góc độ tiếp cận, có thể nêu ra các loại CCKT khác nhau như: xét sự phân công lao động xã hội theo ngành có CCKT ngành; xét quan hệ sỡ hữu có cơ cấu thành phần kinh tế; xét sự phân công lao động theo không gian có cơ cấu theo lãnh thổ; xét theo công dụng kinh tế của sản phẩm có cơ cấu sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu …

Cơ cấu kinh tế của một quốc gia bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà cần


phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Do đó trong giới hạn nội dung nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung vào phân tích sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở ba khía cạnh là CCKT theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản, phản ánh mối liên hệ kinh tế và công nghệ sản xuất; là yếu tố cốt lõi của chiến lược ổn định và phát triển KT - XH, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra. Trong nền kinh tế quốc dân, chia thành hai khu vực sản xuất: gồm khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất.

Khu vực sản xuất vật chất là tổng hợp các ngành sản xuất của cải vật chất phục vụ đời sống con người, tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cho đất nước.

Khu vực sản xuất phi vật chất là tổng hợp các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất, đời sống con người và xã hội. Ngày nay, trước sự phát triển của KHKT, năng suất lao động của xã hội ngày càng cao, ngành dịch vụ ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và xu hướng chung là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay giữa các hình thức sở hữu có sự đan xen lẫn nhau tùy thuộc vào sự phát triển của các nền kinh tế, dẫn đến sự phân chia nền kinh tế theo các thành phần kinh tế ngày càng phức tạp. Từ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình vận động người ta có thể thấy được xu hướng phát triển và vai trò của từng thành phần kinh tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp tác động phù hợp với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế.

Cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sở cho hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực thi chính sách sát thực và phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm đạt hiệu quả cao trên từng vùng và toàn lãnh thổ.


Tùy theo mục đích quản lý mà có thể phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng với những đặc trưng về mặt kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp, cách phân chia lãnh thổ thành các vùng sinh thái nông nghiệp mang ý nghĩa cực kì quan trọng, vì từ đó có thể xác lập được các cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, vừa cho phép khai thác được lợi thế của mỗi vùng, vừa khắc phục tình trạng phát triển dàn trải, thiếu tập trung để có thể hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Các cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần và theo vùng kinh tế là sự biểu hiện về bản chất ở những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế, giữa chúng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển, cơ cấu theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành và cơ cấu theo vùng là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân bố hợp lý các nguồn lực, tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối và hiệu quả cao giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế của một nền kinh tế. Đồng thời, việc phân bố sản xuất trên những vùng lãnh thổ một cách hợp lý còn có ý nghĩa quan trong việc thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên vùng lãnh thổ.

1.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế‌

Theo H.Chenery (1988), khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân, bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong thu nhập.

Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH là quá trình làm biến đổi nền kinh tế, cơ cấu kinh tế từ chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu


kinh tế công – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. Quá trình chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành kinh tế mà bắt đầu từ nội bộ của từng ngành theo những xu hướng nhất định.

1.1.2 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta‌

Quá trình chuyển dịch CCKTNN có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và cả các địa phương:

- Chuyển dịch CCKTNN hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần vào phát triển kinh tế, phát huy được vai trò của nông nghiệp đối với việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp, nguồn hàng cho xuất khẩu, thị trường cho công nghiệp.

- Chuyển dịch CCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa lớn sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, cân đối sản xuất và nhập khẩu, thu nhiều ngoại tệ để đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư phát triển theo hướng CNH - HĐH hóa đất nước.

- Chuyển dịch CCKTNN thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội, tạo điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tăng tích lũy trong nhân dân, góp phần hình thành nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

- Chuyển dịch CCKTNN góp phần phân công lại lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tích cực góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu KT - XH đã vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước, vùng lãnh thổ hoặc từng địa phương.

1.1.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp‌

1.1.3.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp‌


Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, là một trong ba bộ phận cấu thành CCKT các ngành kinh tế quốc dân, có quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ qua lại với hai ngành công nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn được xem xét trong cấu trúc vùng. Do điều kiện đặc thù về thổ nhưỡng, khi hậu, tập quán canh tác và nhu cầu mà mỗi vùng lãnh thổ có thể tập trung vào sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi nhất định trong khi các vùng khác không thể sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp. Tính đa dạng về điều kiện tự nhiên, KT-XH là những yếu tố thúc đẩy chuyên môn hóa SXNN theo vùng sinh thái, từ đó xuất hiện nhu cầu liên kết sản xuất các vùng sản xuất khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, làm hình thành CCKT vùng nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng được xem xét trong cấu trúc thành phần kinh tế. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn thấp và không đồng đều là nhân tố làm ra đời và tồn tại các chủ thể nông nghiệp với những quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối kết quả sản xuất khác nhau, có quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau làm ra đời và tồn tại cơ cấu KT-XH và được gọi là cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp.

Ngoài ra, CCKTNN còn được xem xét trên các khía cạnh cơ cấu về trình độ công nghệ, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ chịu sự chi phối bởi chu kỳ sinh vật, cơ cấu sản phẩm theo hướng thị trường (cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng nông sản)…

Tuy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về CCKTNN, nhưng có thể hiểu tổng quát: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp, các bộ phận này được xác định trong mối quan hệ tỷ lệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố cấu thành tổng thể ngành nông nghiệp. CCKTNN cũng được xem xét cả về chất lượng và số lượng, cả về quy mô sản xuất và lực lượng lao động làm việc trong các bộ phận cấu thành CCKTNN. Nó có thể được xem xét trên cấp độ tổng thể nền kinh tế quốc gia hoặc xem xét ở cấp độ vùng lãnh thổ, cấp tỉnh, cấp huyện. Tỷ lệ của mỗi bộ phận là sự phản ánh vị thế của nó tham gia vào ngành nông


nghiệp trong mối quan hệ với các bộ phận khác.

1.1.3.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp‌

CCKT nông nghiệp như thế nào và xu hướng chuyển dịch của nó ra sao là phụ thuộc và chịu sự chi phối của những điều kiện KT – XH, những điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định. Vì thế, đặc trưng của CCKT nói chung và CCKT nông nghiệp nói riêng mang tính khách quan, tính lịch sử - xã hội và luôn vận động, biến đổi, phát triển gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Sự hình thành và biến đổi của CCKT nông nghiệp phản ánh sự tác động qua lại của nhiều nhân tố, các nhân tố đó gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống các mối quan hệ tác động hết sức đa dạng và phức tạp, mỗi nhân tố đóng một vai trò nhất định. Có thể phân thành hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và nhóm nhân tố thuộc điều kiện KT - XH.

1.1.3.3 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp‌

Chuyển dịch CCKT nông nghiệp được coi là một bộ phận cấu thành trong chiến lược KT – XH quốc gia, bởi lẽ, để triển khai công cuộc CNH, HĐH đất nước, trước hết phải thực hiện CNH, HĐH nền nông nghiệp mà trong đó nội dung cốt lõi của bước đi ban đầu là chuyển dịch CCKT nông nghiệp và xây dựng nông thôn kiểu mới (Thông báo Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa VIII). Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là nhân tố tạo thế ổn định cho quá trình CNH, HĐH. Đó cũng là một bộ phận hữu cơ của quá trình chuyển dịch CCKT.

Trước hết, sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp sẽ làm cho khối lượng tổng sản phẩm hàng hóa tăng lên, phục vụ nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội. Đối với những vùng, những quốc gia mà sản phẩm, hàng hóa còn nghèo thì đây là vấn đề quan trọng, giúp cho việc cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân vùng cao.

Sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đặc biệt là việc tăng tỉ trọng của chăn nuôi, cây công nghiệp sẽ góp phần tăng thêm nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp và cuối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023